Bài 2 - Người Hà Nội thân thiện với thiên nhiên, môi trường (2 tiết)

Bài 2

NGƯỜI HÀ NỘI

THÂN THIỆN VỚI THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG

(2 tiết)

I. KHÁI QUÁT VỀ THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

1. Cảnh quan tươi đẹp, thiên nhiên trù phú

Với diện tích 3345 km2 và số dân gần 6,5 triệu người, Hà Nội bao gồm 29 quận, huyện, thị xã. Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, địa hình Hà Nội thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông. Đại bộ phận diện tích là đồng bằng thuộc châu thổ sông Hồng với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Vùng đồi núi tập trung ở các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Địa hình đa dạng với núi đồi, sông suối, hồ đầm, những rừng cây bạt ngàn và ruộng nương trù phú cùng phố xá đông vui đã tạo nên một cảnh quan tươi đẹp cho Hà Nội.

Hà Nội có hệ thống sông ngòi dày đặc với nhiều khúc sông lớn chảy qua mà trung tâm là dòng sông Hồng. Phía bắc sông Hồng có sông Công, sông Cà Lồ và sông Đuống. Phía nam sông Hồng có sông Đáy và sông Nhuệ. Trong lòng Hà Nội có sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét.

Hà Nội có nhiều hồ, đầm tự nhiên như hồ Suối Hai, Đồng Mô, Hồ Tây Sông hồ, đầm nước ở Hà Nội cho nhiều cá tôm và cũng là nơi nuôi trồng thủy sản. Người Hà Nội vẫn luôn coi sông Hồng, Hồ Tây và các sông hồ khác như một nguồn lợi thiên nhiên quý giá.

 

doc9 trang | Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 3888 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 2 - Người Hà Nội thân thiện với thiên nhiên, môi trường (2 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2 NGƯỜI HÀ NỘI THÂN THIỆN VỚI THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG (2 tiết) I. KHÁI QUÁT VỀ THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI Cảnh quan tươi đẹp, thiên nhiên trù phú Với diện tích 3345 km2 và số dân gần 6,5 triệu người, Hà Nội bao gồm 29 quận, huyện, thị xã. Nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, địa hình Hà Nội thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông. Đại bộ phận diện tích là đồng bằng thuộc châu thổ sông Hồng với độ cao trung bình từ 5 đến 20 mét so với mực nước biển. Vùng đồi núi tập trung ở các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ Đức. Địa hình đa dạng với núi đồi, sông suối, hồ đầm, những rừng cây bạt ngàn và ruộng nương trù phú cùng phố xá đông vui đã tạo nên một cảnh quan tươi đẹp cho Hà Nội. Hà Nội có hệ thống sông ngòi dày đặc với nhiều khúc sông lớn chảy qua mà trung tâm là dòng sông Hồng. Phía bắc sông Hồng có sông Công, sông Cà Lồ và sông Đuống. Phía nam sông Hồng có sông Đáy và sông Nhuệ. Trong lòng Hà Nội có sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Lừ, sông Sét. Hà Nội có nhiều hồ, đầm tự nhiên như hồ Suối Hai, Đồng Mô, Hồ Tây Sông hồ, đầm nước ở Hà Nội cho nhiều cá tôm và cũng là nơi nuôi trồng thủy sản. Người Hà Nội vẫn luôn coi sông Hồng, Hồ Tây và các sông hồ khác như một nguồn lợi thiên nhiên quý giá. Nguồn nước mặt từ các con suối, con sông mang phù sa bồi đắp nên những xóm làng trù phú, tạo thuận lợi cho giao thông đường thủy. Các mạch nước ngầm cùng nước mặt giúp cho nguồn nước của Hà Nội thêm phong phú, phục vụ hữu hiệu cho các nhu cầu tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt của cư dân thành phố. Nhiều nguồn nước dưới chân các dãy núi ở Ba Vì, Sóc Sơn, Mỹ Đức đã tạo nên nhiều danh thắng, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng như Ao Vua, Khoang Xanh, Thác Đa hấp dẫn nhiều du khách. Do địa hình đa dạng, Hà Nội có nhiều vùng thổ nhưỡng khác nhau nhưng nhiều nhất là đất phù sa. Đất phù sa đem lại những vụ mùa bội thu, những làng lúa, làng hoa, vành đai rau xanh, đồng cỏ nuôi gia súc. Rừng tự nhiên và rừng trồng có nhiều lâm sản, chim thú có tác dụng giữ nước đầu nguồn, chống xói mòn, tạo cân bằng sinh thái. Nằm trong vùng nhiệt đới và chịu nhiều ảnh hưởng của biển, khí hậu Hà Nội khá tiêu biểu cho khí hậu Bắc Bộ: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa hè nóng, mưa nhiều, mùa đông lạnh, mưa ít và quanh năm có nền nhiệt cao (nhiệt độ trung bình là 23,5 độ C, độ ẩm là 81%). Dù có sự khác biệt giữa hai mùa nóng, lạnh, Hà Nội có đủ bốn mùa: xuân- hạ- thu- đông. Mùa xuân có mưa xuân lất phất. Mùa hạ nhiều mưa, nhiều nắng, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Mùa thu khô ráo, có gió heo may vào những ngày cuối thu. Mùa đông có gió bấc khiến cho tiết trời nhiều khi trở nên lạnh buốt. Khí hậu Hà Nội đôi khi thất thường, nhưng cũng do vậy mà Hà Nội có hoa trái quanh năm, mùa nào thức nấy và tạo ra nhiều cơ hội để người Hà Nội làm phong phú thêm nét thanh lịch trong văn hóa ẩm thực, trang phục của đất Hà thành. Thiên nhiên trù phú, núi sông hùng vĩ, cảnh sắc tươi đẹp đã tạo nên môi trường tự nhiên thuận lợi để người Hà Nội, với nhiều phẩm chất tốt đẹp, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tuy nhiên, môi trường tự nhiên của Hà Nội hiện nay đang bị ô nhiễm khá nặng nề. - Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi ngày thành phố thải ra khoảng 5000 tấn chất thải rắn mà trong đó chất thải sinh hoạt phát sinh trong nội đô, nội thị khoảng 3000 tấn; phế thải xây dựng trên 1000 tấn và chất thải công nghiệp khoảng 750 tấn. Trong khi đó, công ty môi trường đô thị mới thu gom được khoảng 85-90% và xử lý được khoảng 60% lượng thu gom này. - Hiện nay, tổng khối lượng nước thải công nghiệp trên địa bàn thành phố khoảng từ 100.000 đến 120.000 m3/ ngày đêm. Phần lớn các cơ sở sản xuất đều không có trạm xử lý nước thải. Việc sử dụng bừa bãi phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ đã thải vào nước một lượng lớn chất thải nông nghiệp. Người ta ước tính khoảng 50% lượng hóa chất được cây trồng sử dụng, lượng còn lại phân hủy rất chậm (phải mất từ 6 tháng đến 2 năm để phân hủy trong nước) tạo ra dư lượng đáng kể trong đất, nước và gây tác hại lớn tới chu trình: đất- cây - động vật - người. Nước thải sinh hoạt đều có chứa các vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Khi bị xả thải trực tiếp ra sông ngòi mà không được xử lý thì tất cả các yếu tố độc hại trong nó sẽ duy trì và tiếp tục phát triển. Trong quá trình kiểm tra cho thấy tổng lượng nước thải sinh hoạt khu vực nội thành, nội thị khoảng 700.000m3/ ngày đêm nhưng chỉ chưa đến 7% trong số này được xử lý. Số còn lại bị xả thẳng ra mương, ao, hồ, sông. Chính vì các lý do trên, kết quả quan trắc tại 13 hồ của Hà Nội cho thấy, hầu hết các chỉ số đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, đặc biệt là các hồ Thủ Lệ, Hoàn Kiếm, Trúc Bạch, Ba Mẫu và Thành Công bị ô nhiễm nặng nề vào mùa khô. (theo VnMedia). Nước thải còn có thể ngấm vào các giếng nước ngầm- nơi cung cấp nước sinh hoạt, gây tác hại lớn tới sức khỏe, ảnh hưởng xấu đến sản xuất nuôi trồng thủy sản. - Môi trường không khí của Hà Nội cũng bị ô nhiễm nặng nề do bụi xây dựng và khí thải giao thông. Các phương tiện giao thông cơ giới tăng mạnh, đã xả một lượng khí thải lớn gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm tiếng ồn. Về độ ồn, kết quả quan trắc cho thấy có 27/34 vị trí có độ ồn vượt tiêu chuẩn cho phép. Tại 2 ngã tư: bến xe buýt Long Biên, chân cầu vượt Phạm Văn Đồng và ngã tư Ngô Gia Tự – Đức Giang, độ ồn vượt 1,18 lần tiêu chuẩn cho phép. Các ngã tư còn lại độ ồn vượt từ 1,05 -1,15 lần tiêu chuẩn cho phép. Các phương tiện vận chuyển đất thải, phế thải vật liệu xây dựng không được che chắn theo đúng qui định, làm rơi vãi vật liệu trên đường đã gây ra bụi và mất mỹ quan đường phố. Các tuyến đường nội đô, đường vành đai xuất hiện bụi mù mịt, vượt quá mức cho phép. Kết quả quan trắc bụi giao thông 6 tháng đầu năm 2009 cho thấy tại 250 điểm đo kiểm thì có 180 điểm có hàm lượng bụi lơ lửng vượt tiêu chuẩn cho phép. Tại các khu vực Khuất Duy Tiến, Lê Văn Lương, Kim Giang, Khương Đình, nồng độ bụi cao gấp từ 3,8 đến 6,3 lần so với tiêu chuẩn cho phép; đường Nguyễn Trãi có vị trí vượt tiêu chuẩn cho phép đến 11 lần, đường Nguyễn Văn Linh vượt 10,8 lần 2. Vùng đất “địa linh, nhân kiệt”, văn hiến, anh hùng Đất đối với con người là tư liệu sản xuất, là nơi cư trú, nơi xây dựng các công trình kinh tế, văn hóa, cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống. Riêng với đất Hà Nội, “ cái thế rồng cuộn, hổ ngồi, đã đúng ngôi Nam, Bắc, Tây, Đông lại tựa thế nhìn sông tựa núi” (Chiếu dời đô- Lý Công Uẩn) đã khiến Hà Nội trở thành vùng đất “địa linh, nhân kiệt”, giàu truyền thống vẻ vang. Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị, hành chính, trung tâm lớn về kinh tế và giao dịch quốc tế; là nơi hội tụ kết tinh văn hoá của 54 dân tộc anh em trên mọi miền Tổ quốc, nơi giao lưu văn hoá Đông - Tây, Nam- Bắc, nơi thành danh của các danh nhân văn hoá lớn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh Đất Hà Nội trải dài với các dải đê ngăn nước lũ, bảo vệ mùa màng, với thành cổ, 36 phố phường và nhiều công trình kiến trúc ghi dấu ấn lao động cần cù sáng tạo của con người Hà Nội. Trong số đó, nhiều địa danh gắn liền với những sự kiện lịch sử như núi Sóc, gò Đống Đa, bến Chương Dương ghi lại những chiến công hiển hách chống giặc ngoại xâm, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ Quốc. Những cảnh quan thiên nhiên đậm chất huyền thoại như Hồ Tây, Hồ Gươm, chùa Hương Tích, Trấn Quốc, Tây Phương... đáp ứng những nhu cầu đời sống tâm linh và giúp con người hướng thiện. Hà Nội có Văn Miếu Quốc Tử Giám với 82 bia tiến sĩ tôn vinh đạo học. Ngày nay, Hà Nội có gần 3000 trường học từ bậc mầm non đến đại học, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Hà Nội có nhiều bảo tàng, thư viện, nơi biểu diễn nghệ thuật rối nước, hát chèo để lưu giữ những di sản văn hoá, di tích lịch sử nhằm nuôi dưỡng lòng yêu nước cho các thế hệ. Hà Nội- “vùng đất trăm nghề” còn là nơi thu hút tài nhân bách nghệ bốn phương tạo nên những phố phường sầm uất. Từ ngàn xưa, Hà Nội đã nổi tiếng với Kẻ Chợ, Kinh Kỳ. Đất thiêng đã sinh ra và nuôi dưỡng các nhân tài đất nước. Với vị thế và truyền thống lịch sử, văn hóa, sự ưu đãi của thiên nhiên cùng sự lao động cần cù, sáng tạo đã làm nên những trang truyền thống vẻ vang, nét thanh lịch, văn minh của người Tràng An đồng thời cũng tạo nên môi trường xã hội lành mạnh để các thế hệ người Hà Nội trường tồn và phát triển. Bên cạnh môi trường xã hội với nhiều ưu việt, rất tiếc, hiện nay trong đời sống xã hội của Hà Nội vẫn còn tồn tại những hiện tượng tiêu cực. Một bộ phận người dân còn vô cảm trước những điều chướng tai gai mắt, trước những nỗi đau của người khác, có lối sống ích kỷ, thực dụng, hưởng thụ, lai căng. Đôi khi, thế hệ trẻ còn sao nhãng rèn luyện đạo đức, có lẽ sống lệch chuẩn. Còn những tồn tại trên là do nhiều nguyên nhân nhưng phải kể đến tác động mặt trái của kinh tế thị trường; hiệu quả chưa cao của giáo dục nhà trường- gia đình- xã hội và các đoàn thể; sự thiếu gương mẫu trong lối sống, hạn chế trong quản lý xã hội. Đáng quan tâm là trách nhiệm xã hội của mỗi công dân; khả năng tự rèn luyện làm chủ bản thân và kỹ năng sống của giới trẻ còn chưa được cao. 3. Vai trò của thiên nhiên, môi trường đối với đời sống con người a. Vai trò của thiên nhiên, môi trường tự nhiên - Thiên nhiên và môi trường tự nhiên là nơi dựng nhà để ở, làm đường đi, nơi xây dựng các công trình, nhà máy phục vụ cho đời sống của con người. - Đất, sông, hồ, động vật, thực vật không chỉ là sự sống sẵn có trong tự nhiên. Thiên nhiên còn là điều kiện để con người phát triển sản xuất, cung cấp lương thực, thực phẩm, nước sinh hoạt và không khí giúp con người tồn tại. - Không gian tự nhiên, không khí trong lành, cảnh quan tươi đẹp của Hà Nội là nơi nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của con người, là nơi phát triển trí tuệ, óc thẩm mỹ và những phẩm chất tốt đẹp của con người. Vẻ đẹp của thiên nhiên và môi trường từ lâu đã trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, thi ca, hội họa - Thiên nhiên là nơi tiếp thu và đồng hoá các chất thải do con người tạo ra trong quá trình sinh sống và lao động sản xuất, tạo sự cân bằng sinh thái. Con người sống không thể thiếu thiên nhiên, không thể không dựa vào thiên nhiên. Khi môi trường tự nhiên bị hủy hoại, sự tồn vong của con người sẽ bị đe dọa. b. Vai trò của môi trường xã hội Môi trường xã hội nuôi dưỡng đời sống tinh thần của con người. - Góp phần tạo nên không gian, môi trường xã hội bao gồm đường phố, xóm làng, công trường, nhà máy, trường học, chợ, bến xe, nơi hội họp, nơi biểu diễn nghệ thuật, vui chơi giải trí Xét theo tính chất thì còn có môi trường sư phạm, môi trường trí thức, môi trường nông thôn, môi trường đô thị - Môi trường xã hội là nơi diễn ra các hoạt động sống của các cộng đồng người, tác động qua lại giữa người với người. Do vậy, môi trường xã hội là nơi học hỏi, rèn luyện con người, có tác động hoặc tốt hoặc xấu đến con người. - Khi nhân cách chưa định hình, những người trẻ tuổi dễ bị môi trường xã hội tác động: tốt khó học, xấu dễ bắt chước. “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” nên phải tạo ra và giữ gìn môi trường xã hội lành mạnh để có ảnh hưởng tích cực đến quá trình trưởng thành của những con người có ích cho xã hội. II. NGƯỜI HÀ NỘI THÂN THIỆN VỚI THIÊN NHIÊN, MÔI TRƯỜNG Người Hà Nội yêu và gắn bó với thiên nhiên Tạo hóa đã ban tặng thiên nhiên tươi đẹp cho người Hà Nội. Tình yêu thiên nhiên, gắn bó với thiên nhiên đã thể hiện rõ nét ở lối ứng xử có văn hóa của người Hà Nội với thiên nhiên và môi trường sống: - Có kiến thức và ý thức tô điểm cho thiên nhiên thêm màu xanh của cây lá và rực rỡ sắc hoa suốt bốn mùa, tạo nên dáng vẻ của một thành phố trầm mặc, cổ kính mà nên thơ. Những hàng cây trồng trên hè phố, trong công viên, ven hồ, trên đường đi xòe bóng mát giữa những buổi trưa hè oi ả. Lúc nào Hà Nội cũng như một làng hoa: hoa đào là loài hoa đặc trưng của mùa xuân; hoa phượng- mùa hạ; hoa sữa- mùa thu và hoàng lan- mùa đông. - Biết “đưa cả thiên nhiên” về với ngôi nhà của mình. Những căn phòng dù chật hẹp vẫn không thể thiếu cành đào, chậu quất trong những ngày Tết. Ở những góc sân con vẫn có trồng cây thế, có hòn non bộ hay bể cá cảnh. Dưới những mái hiên vẫn có thể treo những lồng chim cảnh, đặt vài chậu cây xanh Thiên nhiên hiện diện trong từng căn nhà như để thỏa niềm đam mê cùng những thú chơi tao nhã, gần gũi với thiên nhiên của người Hà Nội. - Thích ứng với thiên nhiên, luôn hòa mình vào thiên nhiên, sống hài hòa với thiên nhiên: đi du lịch sinh thái, nghỉ mát theo mùa, khai thác để được tắm nước khoáng, nước nóng từ thiên nhiên, làm nhà thuận hướng gió mát của thiên nhiên, ăn mặc thanh lịch theo tiết trời của từng mùa Biết dựa vào thiên nhiên để sống, không hủy hoại thiên nhiên: chỉ lấy đi những gì mà thiên nhiên có thể cho, trả lại những gì mà thiên nhiên có thể nhận. 2. Người Hà Nội bảo vệ môi trường tự nhiên Cùng với tình yêu và gắn bó với thiên nhiên, người Hà Nội thường xuyên quan tâm, ủng hộ các giải pháp chung của cộng đồng cũng như có những việc làm cụ thể để bảo vệ môi trường tự nhiên: - Chú trọng nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường thông qua các hình thức như hội thảo, tọa đàm, diễn đàn, những hoạt động được lồng ghép trong nhiều môn học, trong các giờ sinh hoạt tập thể và các giờ hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp... trong nhà trường. - Tổ chức những chuyến thăm quan, dã ngoại, khảo sát thực tế, ký cam kết giữ gìn môi trường trong lành, tham gia cuộc thi “Ý tưởng xanh”, tích cực hưởng ứng “Phong trào xây dựng thành phố xanh- sạch- đẹp”, “Đoạn đường thanh niên tự quản”, “Ngày thứ bảy xanh” - Giữ gìn các danh thắng thiên nhiên ban tặng: giữ rừng xanh, giữ nước sông hồ sạch, bảo tồn và mang sức mình làm đẹp thêm các công trình thiên tạo (Động Hương Tích, Hồ Tây) - Tích cực đấu tranh chống sự tàn phá và hủy diệt thiên nhiên, đốt rừng, săn bắn động vật quí hiếm làm mất cân bằng sinh thái. Chủ động đối phó với hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu. - Có những hành động thiết thực bảo vệ môi trường tự nhiên: + Đối với môi trường đất: Sử dụng các giống cây trồng, các biện pháp canh tác thân thiện, không làm đất bị ô nhiễm, nhanh bạc màu. Sử dụng hợp lý các loại hóa chất không gây hại cho đất. Đặc biệt, tích cực tham gia dự án 3 R (Reduce- Giảm thiểu, Reuse- Tái sử dụng, Recycle- Tái chế) với mục tiêu thân thiện với môi trường, điển hình là phân loại rác tại nguồn, ngày hội đồ cũ, các hội thi tái chế ... Vận động người dân tích cực tham gia dự án “Giảm túi nilon trong hoạt động bán lẻ” vì lợi ích chung với giải pháp “thay thế từng bước tiến tới loại trừ túi nilon ra khỏi đời sống”. Có ý thức trong việc quét dọn, thu gom rác làm sạch phố phường, xử lý rác theo phương pháp tiên tiến. + Đối với môi trường nước: Tiết kiệm nước sạch, chống lãng phí nước, không vứt rác xuống ao, hồ, lòng sông, kênh, mương, không thải các chất độc hại xuống môi trường nước gây mất vệ sinh, hủy diệt các loài thủy sinh. Định kỳ nạo vét sông hồ, dùng biện pháp thủy sinh cơ học và hóa học làm sạch nước + Đối với môi trường không khí: Sử dụng nhiều biện pháp kỹ thuật nhằm giảm thiểu chất thải vào không khí như dùng nhiên liệu ít ô nhiễm, sử dụng các thiết bị xử lí khói trước khi thải ra môi trường, quy hoạch các trung tâm gây ô nhiễm môi trường trong thành phố, đạp xe, đi bộ vì môi trường, tích cực sử dụng các phương tiện giao thông công cộng và phương tiện thân thiện với môi trường Tích cực hưởng ứng “Tết trồng cây”, xây dựng các công viên cây xanh, vườn hoa công cộng, trồng cây gây rừng... III. NGƯỜI HÀ NỘI XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI LÀNH MẠNH Tích cực tham gia xây dựng đời sống tinh thần Môi trường xã hội được tạo nên bởi con người và cũng là nơi nuôi dưỡng đời sống tinh thần của mỗi con người. Vì vậy, nghĩa vụ của mỗi cá nhân và toàn thể cộng đồng là hăng hái tham gia xây dựng môi trường xã hội lành mạnh: - Coi trọng, kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của người Hà Nội trên các mặt của đời sống xã hội, tạo nên môi trường xã hội lành mạnh, thuận lợi cho con người sống, lao động và phát triển đời sống tinh thần phong phú. - Có biện pháp cụ thể xây dựng không gian văn hóa, đời sống văn hóa đô thị lành mạnh trước hết ở khu dân cư, nơi sinh hoạt công đồng. Bảo vệ giữ ǵn các di tích, các danh lam thắng cảnh. Phổ biến rộng răi các giá trị văn hóa, nét thanh lịch trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử với con người, thiên nhiên và môi trường. Tăng cường các hoạt động nghệ thuật, biểu diễn, điện ảnh, vui chơi giải trí có tính chất hướng thiện, nhân văn. - Đề cao giáo dục pháp luật, giáo dục trong gia đình, giáo dục bằng hành động, bằng việc làm cụ thể. Đề cao việc làm gương của người lớn, của cấp trên, của thầy cô, của phụ huynh Coi trọng giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống, lối sống, giáo dục thẩm mỹ trong nhà trường nhằm nâng cao khả năng làm chủ hành vi của cá nhân cho những người trẻ tuổi. Chăm lo xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người, xây dựng môi trường sống thân thiện, biểu dương khen ngợi kịp thời người tốt- việc tốt. 2. Hăng hái phòng chống các biểu hiện tiêu cực, phi văn hóa và tệ nạn xã hội Cùng với việc xây dựng đời sống tinh thần lành mạnh, cần có các biện pháp hữu hiệu bảo vệ môi trường xã hội. - Tích cực phòng chống các tiêu cực xã hội, truy quét các ấn phẩm phi văn hóa. Hạn chế ảnh hưởng của những di sản văn hóa cổ hủ, lạc hậu, lai căng, trái với thuần phong mỹ tục trong đời sống xã hội. - Quản lý, định hướng đúng đắn thông tin, dư luận trên báo đài, internet. Tạo dư luận xã hội lên án mạnh mẽ những thói hư tật xấu. - Tăng cường kỷ cương, xử lý nghiêm những hành vi phạm pháp. - Lấy giá trị gia đình làm giá trị trung tâm cho mọi giá trị của đời sống văn hóa, tạo sức mạnh cho toàn xã hội. Đổi mới sự kết hợp trong việc quản lý, giáo dục thanh thiếu niên giữa gia đình, nhà trường và xã hội. - Tổ chức các buổi học tập ngoại khóa, các buổi nói chuyện, các cuộc thi sáng tác thơ văn, các cuộc thi tìm hiểu, các câu lạc bộ phòng chống các tệ nạn xã hội giúp các bạn trẻ tăng cường sức đề kháng cũng như khả năng miễn dịch với các cạm bẫy, cám dỗ, cờ bạc, nghiện hút, bạo lực, lối sống sa đọa, mê tín dị đoan. *** Hà Nội của chúng ta linh thiêng và hào hoa, cổ kính và hiện đại. Yêu Hà Nội, người Hà Nội đang chung tay góp sức để xây dựng thủ đô trở thành một thành phố giàu đẹp, hiện đại, đậm đà bản sắc và truyền thống ngàn năm văn hiến, ngày càng xanh, sạch hơn, thanh lịch, văn minh hơn không chỉ trong mắt ta mà cả trong mắt bè bạn năm châu. Đó vừa là bổn phận, trách nhiệm, vừa là cách thể hiện thiết thực nhất tình yêu và thái độ thân thiện với thiên nhiên và môi trường của người Hà Nội.

File đính kèm:

  • docBai 2 NGUOI HA NOI THAN THIEN VOI THIEN NHIEN MOITRUONG.doc