Kiến thức.
Từ tính chất hoá học của các chất vô cơ, kim loại, biết thiết lập sơ đồ biến đổi từ kim
loại thành các chất vô cơ và ngược lại, đồng thời xác lập được mối liên hệ giữa từng loại chất.
* Kĩ năng.
Biết chọn đúng các chất cụ thể làm thí dụ và viết PTHH biểu diễn sự biến đổi giữa các chất. Từ biến đổi cụ thể rút ra được mối quan hệ giữa các loại chất.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 24 – tiết 30: ôn tập học kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 23/12/2007
Ngày giảng:
Bài 24 – tiết 30: ôn tập học kì I
I. Mục tiêu bài dạy.
* Kiến thức.
Từ tính chất hoá học của các chất vô cơ, kim loại, biết thiết lập sơ đồ biến đổi từ kim
loại thành các chất vô cơ và ngược lại, đồng thời xác lập được mối liên hệ giữa từng loại chất.
* Kĩ năng.
Biết chọn đúng các chất cụ thể làm thí dụ và viết PTHH biểu diễn sự biến đổi giữa các chất. Từ biến đổi cụ thể rút ra được mối quan hệ giữa các loại chất.
* Thái độ.
Các em có ý thức ôn tập, chuẩn bị bài.
II. Chuẩn bị.
* Chuẩn bị của giáo viên.
- Phương tiện dạy học:
Chuẩn bị các phiếu học tập, phiếu giao việc cho HS chuẩn bị ôn tập từ ở nhà.
Bản trong, máy chiếu, máy tính, máy chiếu đa năng(nếu có điều kiện)
- Phương pháp: Phương pháp vấn đáp, tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm.
* Chuẩn bị của học sinh.
Ôn tập lại các kiến thức đã học, làm hết các bài tập.
III. Tiến trình bài giảng.
1. ổn định lớp (1 phút).
Lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
2. Kiểm tra (xen kẽ trong bài).
3. Bài mới.
Các hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung
Hoạt động 1: Đặt vấn đề.
Hãy kể tên các loại hợp chất các em đã học? Các hợp chất đó chúng có mối liên hệ với nau như thế nào? Chúng có những tính chất gì? Hôm nay chúng ta sẽ ôn tập lại.
Hoạt động 2.
1 phút
15 phút
I. Kiến thức cần nhớ.
Mối quan hệ giữa kim loại với các hợp chất vô cơ.
1. Sự chuyển hoá kim loại thành các hợp chất vô cơ.
GV phát phiếu học tập số 1 cho HS.
Hãy viết PTHH thực hiện dãy biến đổi sau. Từ đó cho biết tên loại chất và lập mối liên hệ.
1, K đ KOH đ KCl đ KNO3
2, K đ K2O đ KOH đ KNO3đ K2SO4
3, K đ K2Ođ K2 CO3 đ KOH đ K2SO4đ KNO3
4, K đ KCl
GV cho HS thảo luận, cử đại diện trình bày, Viết các PTHH Cho biết tên loại chất và thiết lập mối liên hệ, GV bổ sung và đưa ra sơ đồ từ KL đ hợp chất vô cơ.
Muối 4
Muối3
KL
OXBZ
BZ
Muối1
Muối2
Muối
Sự biến đổi các hợp chất vô cơ thành kim loại. GV phát phiếu học tập số 2 cho HS.
Hãy viết PTHH thực hiện dãy biến hoá sau. Từ đó cho biết tên loại chất và thiết lập mối liên hệ.
1, AgNO3 đ Ag 3, Cu(OH)2 đ CuOđ Cu
2, FeCl3 đ Fe(OH)3 đ Fe2O3 đ Fe 4, CuO đ Cu
GV cho HS thảo luận, cử đại diện trình bày.
Viết các PTHH và cho biết tên loại chất và lập mối liên hệ.
GV nhận xét sơ đồ của HS và đưa ra sơ đồ khái quát
OXBZ
BZ
Muối
KL
Hoạt động 3.
GV hướng dẫn HS chữa các bài tập 2, 3, 4, 5, 6 (SGK)
HS: Thảo luận theo 6 nhóm làm bài tập theo sự phân công của GV.
Nhóm 1: Bài tập 2.
Nhóm 1: Bài tập 3.
Nhóm 1: Bài tập 4.
Nhóm 1: Bài tập 5.
Nhóm 1: Bài tập 6.
GV: Chiếu kết quả của các nhóm và nhận xét.
25 phút
II. Bài tập.
Bài 2: Các dãy chuyển hoá có thể là:
Al đ AlCl3 đ Al(OH)3 đ Al2O3
hoặc Al đ Al2O3 đ AlCl3 đ Al(OH)3
Bài 3: Dùng dd NaOH đặc nhận biết Al (Fe, Ag không phản ứng) Dùng dd HCl phân
biệt Fe, Ag không phản ứng.
Bài 4: Axit H2SO4 loãng phản ứng được với dãy chất
d. Al, Al2O3, Fe(OH)2, BaCl2
Bài 5: dd NaOH phản ứng đựơc với dãy chất
b. H2SO4, SO2, CO2, FeCl2
Bài 6: Dùng phương án a.
4. Luyện tập (trong giờ).
5. Củng cố (2 phút).
GV: Hệ thống lại các kiến thức đã học.
IV. Kiểm tra dánh giá kết thúc bài học, hướng dẫn học tập ở nhà (2 phút).
Ôn tập.
File đính kèm:
- G A HOA 9 CA 5.doc