Bài 3
NGƯỜI HÀ NỘI THANH LỊCH, VĂN MINH
TRONG GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
(2 tiết)
I. TÌM HIỂU NẾP SỐNG CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
Thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với số dân hơn 6 tỉ người thuộc rất nhiều dân tộc khác nhau. Từ sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa, các dân tộc có lối sống khác nhau, thể hiện bản sắc riêng của dân tộc mình. Cần hiểu bạn và biết mình để chúng ta có thể chủ động trong giao lưu hội nhập.
1. Nếp sống của một số dân tộc ở Việt Nam
a. Nếp sống của người Việt
Người Việt có chung cơ cấu gia đình - làng - nước. Ở Bắc Bộ, yếu tố này sâu đậm hơn, nhất là dấu ấn quê hương, đất đai, mồ mả tổ tiên, đình làng, cây đa, bến nước. Nam Bộ không có ruộng công mà chỉ có ruộng tư. Làng Nam Bộ không có cổng làng, không có rào tre ngăn cách.
Tâm lý của cư dân Bắc Bộ có xu hướng "hướng nội" nhiều hơn. Cư dân Nam Bộ có xu hướng "hướng ngoại", không "co cụm" trong cái vỏ làng xã, gia đình như Bắc Bộ. Họ năng động, cởi mở, nhạy bén với thị trường.
Ở Bắc Bộ từ lâu, việc ăn đã thành nghi thức. Tính chất giao tiếp thể hiện rõ trong ăn uống: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng, lời chào cao hơn mâm cỗ. Nam Bộ thì không cầu kì, tỉ mỉ, không đi vào thưởng thức tinh tế của lối sống, cách ăn theo kiểu người Huế hay người Bắc Bộ. Họ thiên về dư dật, phong phú, ít chú ý đến cách nấu, cách bày, tới mĩ cảm trong ăn uống.
11 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 3973 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài 3: Người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong giao lưu và hội nhập quốc tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3
NGƯỜI HÀ NỘI THANH LỊCH, VĂN MINH
TRONG GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
(2 tiết)
I. TÌM HIỂU NẾP SỐNG CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI
Thế giới có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ với số dân hơn 6 tỉ người thuộc rất nhiều dân tộc khác nhau. Từ sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và văn hóa, các dân tộc có lối sống khác nhau, thể hiện bản sắc riêng của dân tộc mình. Cần hiểu bạn và biết mình để chúng ta có thể chủ động trong giao lưu hội nhập.
1. Nếp sống của một số dân tộc ở Việt Nam
a. Nếp sống của người Việt
Người Việt có chung cơ cấu gia đình - làng - nước. Ở Bắc Bộ, yếu tố này sâu đậm hơn, nhất là dấu ấn quê hương, đất đai, mồ mả tổ tiên, đình làng, cây đa, bến nước. Nam Bộ không có ruộng công mà chỉ có ruộng tư. Làng Nam Bộ không có cổng làng, không có rào tre ngăn cách.
Tâm lý của cư dân Bắc Bộ có xu hướng "hướng nội" nhiều hơn. Cư dân Nam Bộ có xu hướng "hướng ngoại", không "co cụm" trong cái vỏ làng xã, gia đình như Bắc Bộ. Họ năng động, cởi mở, nhạy bén với thị trường.
Ở Bắc Bộ từ lâu, việc ăn đã thành nghi thức. Tính chất giao tiếp thể hiện rõ trong ăn uống: Ăn trông nồi, ngồi trông hướng, lời chào cao hơn mâm cỗ. Nam Bộ thì không cầu kì, tỉ mỉ, không đi vào thưởng thức tinh tế của lối sống, cách ăn theo kiểu người Huế hay người Bắc Bộ. Họ thiên về dư dật, phong phú, ít chú ý đến cách nấu, cách bày, tới mĩ cảm trong ăn uống. Người Nam Bộ ăn nhiều, ăn no, uống thoải mái. Dân gian còn lưu truyền câu "Ăn mặn nói ngay" để nói lên tính bộc trực của người miền Nam.
Người Huế thâm trầm kín đáo. Tính cách, nếp sống người Huế định hình rõ nét từ giọng nói, dáng đi, đến cách thức ăn uống, nề nếp gia đình, vui chơi giải trí.
b. Nếp sống của một số dân tộc miền núi
Tháng Hai, tháng Sáu, tháng Bảy âm lịch, đồng bào một số dân tộc miền núi thường cúng thần bản, xua ma ác. Khi cúng, đồng bào đặt các dấu hiệu kiêng kị cấm người lạ vào bản như buộc chùm lá xanh ở cột cao trên đường vào bản hoặc đan phên mắt cáo, buộc vào đó xương hàm lợn, trâu, bò. Cả bản không ai đi làm, không cho người lạ vào bản. Nếu người lạ vô tình gồng gánh, đội nón, che ô, đeo ba lô vào làng sẽ bị phạt, phải nộp đủ số lễ vật để làm lại lễ cúng. Trường hợp có việc khẩn cấp, muốn vào bản ngay, khách lạ phải bỏ mũ, ba lô, gồng gánh. Tất cả đồ đạc phải xách tay. Như vậy có thể được giảm hoặc miễn phạt.
Mỗi bản của đồng bào các dân tộc thiểu số phía Bắc thường có khu rừng cấm để thờ cúng các “thế lực siêu nhiên”. Nơi thờ cúng có thể là cạnh gốc cây, hay những tảng đá lớn. Rừng cấm là khu rừng chung của cả bản, mọi người tự giác bảo vệ.
Bếp lửa là nơi nấu nướng, nơi tiếp khách đồng thời lại là nơi thiêng thờ vua bếp, thần lửa. Khi ngồi cạnh bếp lửa, không đặt chân lên hoặc làm xê dịch hòn đá kê làm kiềng, vì một số dân tộc quan niệm đó là nơi trú ngụ của thần lửa. Không quay lưng và dẫm chân vào bếp. Khi đun nấu, đồng bào thường đặt quai ninh, nồi lên bếp theo chiều dọc nhà. Không đặt quai theo chiều ngang của nhà. Hướng xà ngang là hướng nằm của người chết.
Khi ngủ, không nằm để chân về phía bàn thờ. Đồng bào Thái, Hmông, Dao, La Ha, Kháng kiêng không mắc màn màu trắng trong nhà.
Nước ta có một vùng văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được tôn vinh là di sản của thế giới. Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên bao gồm cồng chiêng, các bản nhạc tấu bằng cồng chiêng, những người chơi cồng chiêng, các lễ hội có sử dụng cồng chiêng, những địa điểm tổ chức các lễ hội đó. Sinh hoạt văn hóa cồng chiêng của các dân tộc ở Tây Nguyên là sinh hoạt cộng đồng.
2. Nếp sống của một số dân tộc trên thế giới
a. Nếp sống của người châu Á
Người châu Á sống trọng tình. Trong giao tiếp, khi gặp những vấn đề khó nói, họ thường lảng tránh, nói vòng vo. Họ thích giới thiệu đất nước mình và nói chuyện về lịch sử, văn hoá.
Người Thái Lan ưa sự điềm tĩnh, khoan dung, ý tứ, khiêm tốn, lịch thiệp và hòa hợp. Trong đàm thoại thông thường, họ ít dùng từ “tôi”, “anh” mà dùng tên gọi cho thân mật. Họ rất hay cười nhưng không thích kiểu cười đùa hết cỡ. Người Trung Quốc lục địa khi gặp nhau thường cúi đầu hoặc khom người chào và có thể bắt tay. Khi chúc mừng nhau họ thường vỗ tay tán thưởng.
Người Nhật khi gặp khách thường trao danh thiếp rồi cúi người hoặc bắt tay nhẹ nhàng. Họ sử dụng ví đựng danh thiếp riêng, chứ không cho danh thiếp vào ví đựng tiền hay các loại ví khác.
Người Philippin nhiệt tình, thân mật, thích đùa vui và cởi mở; khi bắt tay có thể vỗ nhẹ vào lưng.
Người Indonesia coi trọng việc học cách thích ứng với cộng đồng. Họ coi trọng bổn phận với gia đình, họ hàng, xóm giềng, đồng nghiệp và nhà thờ. Người Indonesia ưa sự thân thiện, lịch sự và hay mỉm cười. Người Indonesia tắm rửa ít nhất hai lần một ngày và nước văng tung tóe càng nhiều thì có nghĩa là càng sạch và càng tốt.
Người Singapore có tác phong đúng giờ; ít khi tặng quà trong quan hệ làm ăn. Họ thường ăn bữa sáng là chính.
Nam giới Hàn Quốc khi gặp khách thường cúi nhẹ người và bắt tay, đôi khi bắt tay bằng cả hai tay. Phụ nữ ít khi bắt tay.
b. Nếp sống của người châu Âu
Người châu Âu và người phương Tây nói chung, sống duy lý; không ngại nói thẳng nói thật.
Ở Pháp và Nga, gặp nhau bất cứ lúc nào cũng có thể bắt tay được, còn ở Anh, người ta chỉ bắt tay lần đầu gặp gỡ. Người Ba Lan và người Italia có thói quen hôn tay phụ nữ. Phụ nữ châu Âu không thích được hỏi tuổi của họ.
Người Đan Mạch thích có khoảng cách không gian trong lúc nói chuyện còn người Hy Lạp, người Tây Ban Nha lại thích đứng gần nhau hơn.
c. Nếp sống của người châu Phi
Châu Phi là nơi có những tập tục, thói quen, lối sống rất khác biệt. Trong vài thập niên qua, nhiều nét truyền thống châu Phi đã biến mất hoặc thay đổi ít nhiều. Mặc dù vậy cho đến nay, châu Phi vẫn còn không ít tập tục không giống bất cứ đâu trên trái đất
Châu Phi có nhiều nền văn hóa pha tạp lẫn nhau. Sự khác biệt thông thường rõ nhất là giữa châu Phi hạ Sahara và các nước còn lại ở phía bắc từ Ai Cập tới Marốc, những nước này thường tự gắn họ với văn hóa Ả Rập. Các quốc gia về phía nam sa mạc Sahara được coi là có nhiều nền văn hóa trong nhóm ngôn ngữ Bantu.
Người Ai Cập thường không uống rượu trong năm mới vì bình thường họ cũng không dùng chất có cồn.
d. Nếp sống của một số dân tộc khác trên thế giới
Người Mĩ có thói quen bắt tay nắm chặt, nhìn thẳng khi giao tiếp, tránh áp sát người. Phái nam khi gặp nhau thường ôm hôn. Họ rất đúng giờ, tiết kiệm thời gian. Người Mĩ thường hay tiếp đón khách tại nhà mình. Họ thích nói chuyện về thể thao, về gia đình, buôn bán; không thích nói chuyện về chính trị.
Văn hoá của những người Canada nói tiếng Anh có sự pha trộn giữa văn hoá Anh và văn hoá Mĩ, còn văn hoá của những người Canada nói tiếng Pháp lại có sự pha trộn giữa văn hoá Pháp và Mĩ. Nhìn chung, cách sinh sống, tổ chức gia đình và ăn mặc của người Canada giống với người Mĩ hơn.
Người ở khu vực Mĩ Latinh có chung nét tâm lý là vui tính, cởi mở, thân mật. Họ thường bỏ qua những nghi ngờ xã giao. Khi trò chuyện, họ thích ngồi sát bên khách, đôi khi còn ghé vào tai khách trao đổi. Trong tranh cãi họ có cử chỉ mạnh bạo như khoa tay, đập mạnh lên bàn.
Người New Zealand gặp nhau, chia tay đều thường bắt tay, phụ nữ đưa tay ra trước. Nhận lời đến ăn cơm ở nhà người New Zealand nên mang quà như hộp sôcôla, hoặc một chai rượu Whisky.
Người New Zealand cho rằng nói to là thô lỗ. Họ thích nói chuyện về đất nước New Zealand; không thích được hỏi về đời sống riêng tư, tôn giáo. Thổ dân sống ở New Zealand chủ yếu là người Maori. Khi gặp khách quý họ đáp lễ bằng cách “chạm mũi”.
Người Australia cư xử mặn mà, tình cảm, thân mật không khách sáo. Họ có thói quen bắt tay nắm chặt, hay dùng từ “bạn” và thích hài hước.
II. THANH LỊCH, VĂN MINH TRONG GIAO LƯU VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ
1. Yêu cầu về nhận thức
Hội nhập quốc tế là xu thế của thời đại. Nhưng hội nhập mà không hòa tan, giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc mình mà vẫn tiếp thu được tinh hoa văn hóa của nhân loại. Cần có nhận thức sâu rộng để có hành động đúng đắn.
a. Tự hào, quảng bá nét đẹp thanh lịch, văn minh Hà Nội
Hà Nội là nơi tụ hội, gạn lọc, kết tinh tinh hoa văn hóa Việt Nam và thế giới, rồi lan tỏa ra cả nước.
Người Hà Nội vừa tự hào về truyền thống thanh lịch của đất đô thành, vừa đại diện cho nhân dân cả nước giới thiệu về văn hóa Việt Nam, đất nước con người Việt Nam. Cần hiểu sâu về lịch sử Việt Nam, văn hóa Việt Nam và nét đặc trưng của văn hóa Hà Nội là thanh lịch; sẵn sàng giới thiệu với bạn bè bốn phương về văn hóa Thăng Long - Hà Nội, đặc biệt là về văn hóa ẩm thực Hà Nội; về cái áo dài duyên dáng, về phố cổ, về hồ Gươm, về hát chèo, về ca trù và rối nước; sẵn sàng đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng về văn hóa của bạn bè; rộng rãi, phóng khoáng trong giao tiếp.
Sự chuẩn mực trong phong cách cá nhân khi giao tiếp, ứng xử sẽ tạo ấn tượng tốt với bạn bè.
b. Chấp nhận và tôn trọng nét riêng trong nếp sống của các dân tộc khác
Người thanh lịch, văn minh là người vừa tự trọng, vừa biết tôn trọng và chấp nhận phong cách, nếp sống của các dân tộc khác khi bạn tới nước mình, đến thủ đô Hà Nội của mình. Khi là chủ, ta cần tạo điều kiện để bạn hiểu rõ về đất nước, con người, văn hóa, nếp sống của Thủ đô. Nhưng có thể hướng dẫn, giúp đỡ bạn trong sinh hoạt và giao tiếp khi bạn có nhu cầu theo thói quen của họ. Nên tìm hiểu phong cách, nếp sống của bạn để giúp bạn hội nhập, hài hòa; không buộc bạn phải “nhập gia tùy tục” một cách cứng nhắc. Có thể giới thiệu với người nước ngoài tới cửa hàng ăn theo phong cách của họ ngay trên đất Hà Nội để giúp họ đỡ nhớ nhà.
Có thể hướng dẫn, giúp đỡ những người bạn nước ngoài đi mua sắm theo yêu cầu, nguyện vọng của họ.
c. Thích ứng với nếp sống nơi mình đến
Khi ra nước ngoài, cần chủ động hòa nhập trong giao lưu tiếp xúc với những người thuộc các dân tộc khác. Nên mua sách hướng dẫn để nghiên cứu về các phong tục, tập quán, cung cách làm việc của một số nước.
Đối với người Thái Lan, hài hước kiểu phương Tây hoặc lời chế nhạo ít khi dùng vì dễ bị hiểu lầm. Không bao giờ được dùng chân hoặc hất hàm làm ám hiệu chỉ dẫn. Không được phép dùng tay vỗ lên đầu người Thái, người Lào và người Campuchia.
Đến vùng người Malaysia, không được khen trẻ em là béo vì người Malayxia cho rằng làm như vậy sẽ khiến ma quỷ để ý đến đứa bé. Không được nhìn trẻ em qua gương soi vì người Malaysia cho rằng làm như vậy sau này đứa bé có thể bị chết đuối.
Đối với người Indonesia, biểu lộ sự thân mật giữa hai người khác giới trước mặt người khác sẽ bị coi là không đứng đắn. Hôn nhau nơi công cộng là điều kiêng kị.
Nếu sang các nước Âu Mĩ, ta không nên gọi điện thoại vào những ngày lễ ngày nghỉ cuối tuần trước 9 giờ sáng. Ở Bồ Đào Nha, đừng gọi điện thoại đến nhà người ta trước 11 giờ trưa. Ở Tây Ban Nha không nên đến thăm nhà người ta vào giờ nghỉ sau bữa ăn trưa, thời điểm này ai cũng mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi hơn là tiếp khách.
Ở một số nước châu Á có thói quen cởi giầy trước khi vào một toà nhà, phòng hay nhà hàng cụ thể nào đó. Vì vậy, đừng cẩu thả đi tất thủng hoặc bị rách bởi trong tình huống bị cởi giày bất ngờ như vậy bạn sẽ cảm thấy rất bất tiện.
Về quà tặng, không nên mua những mòn quà làm từ da lợn cho những người theo đạo Hồi và tránh tặng những những bộ quà gồm 4 đồ vật cho người Trung Quốc. Theo quan niệm của người Trung Quốc con số 4 biểu thị sự chết chóc (sinh, lão, bệnh, tử). Đến Indonesia, trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, không nên tặng quà.
d. Chọn lọc, học hỏi cái hay
Nên tự học ngoại ngữ và tìm hiểu về văn hóa của các dân tộc trên thế giới. Từ đó có thể học tập được từ tinh hoa văn hóa của các dân tộc.
Trước khi tiếp xúc với người nước ngoài, nên tự tìm hiểu về phong tục tập quán dân tộc của người nước ấy. Tự tìm đến các chuyên gia và những người có kinh nghiệm để hỏi và chuẩn bị các phương tiện cần thiết cho những buổi làm việc với người nước ngoài, kể cả những phương tiện giao tiếp.
Hầu hết các bạn người nước ngoài thường tự tin, đàng hoàng, lịch sự trong giao tiếp. Ta cần học cái hay đó của bạn.
e. Bỏ thói quen xấu
Cần phấn đấu để bỏ các thói xấu mà người Việt Nam, trong đó có người Hà Nội thường mắc:
- Thiếu tự tin, đàng hoàng khi giao tiếp.
- Hay ồn ào nơi công cộng; hay cãi vã; cười không đúng lúc, đúng chỗ.
- Chậm chạp và lề mề, thiếu “tác phong công nghiệp”, không đúng giờ.
- Chen ngang khi đi tàu xe, mua sắm.
- Hút thuốc, xả rác bừa bãi, đi vệ sinh không đúng chỗ.
Cần rèn luyện trở thành người lịch sự và tự tin.
2. Một số tình huống ứng xử cụ thể
a. Trang phục
Trang phục nên phù hợp với thời tiết, môi trường xã hội và hoàn cảnh giao tiếp. Cần quan tâm tới mốt nhưng cần có bản lĩnh để không sử dụng những mốt lạc hậu, nhố nhăng, kệch cỡm, lạc lõng với đối tượng giao tiếp, trái với thuần phong mĩ tục .
Trước khi đi châu Âu cần chuẩn bị trang phục chống rét. Sang Ấn Độ và Philipin là những xứ nóng, cần chuẩn bị những bộ veston hay comlê có chất liệu vải mỏng và nhẹ. Khi đến công sở không nên mặc quần jeans.
b. Chào hỏi khi gặp
Cần biết chào hỏi đúng lúc đúng cách, không gây phản cảm cho người khác.
Bắt tay là nghệ thuật giao tiếp. Cách bắt tay, thời gian bắt tay cho biết thái độ và cách cư xử của người đối diện, ngoài ra, nó còn thể hiện phần nào tính cách riêng và ấn tượng để lại của người đó nữa. Không nên từ chối bắt tay. Trong trường hợp tay bị bẩn, ướt, có bệnh về tay thì cũng nên nói với người đối diện một cách lịch sự: ”Xin lỗi, tay tôi bị bẩn không tiện để bắt tay anh chị” để tránh hiểu lầm.
Khi gặp người Hồng Kông, tránh ôm người, cầm nắm tay nhau. Khi chào hỏi, làm quen nhau lần đầu tiên với người Nga, không nên tỏ ra quá thân thiện.
Đối với người Pháp, chào hỏi, khi gặp nhau chỉ chào hỏi bình thường, bắt tay nhẹ. Nếu thân quen thì có thể hôn nhẹ, tượng trưng thôi, lên gò má trái và phải của người phụ nữ.
c. Đưa và nhận danh thiếp
Không nên chủ động đưa danh thiếp khi đối tượng giao tiếp chưa có nhã ý muốn nhận. Với những người xa lạ hoặc lần đầu tiên gặp mặt, ngẫu nhiên gặp, không nên mới bắt đầu câu chuyện đã đưa danh thiếp ra. Có thể đưa danh thiếp lúc mới gặp gỡ, sau lời chào hỏi hoặc trước khi tạm biệt hoặc tùy theo tình huống cuộc nói chuyện để phát huy hiệu quả. Khi trao danh thiếp, nên để mặt chính của danh thiếp hướng lên phía trên, thuận hướng nhìn người, giúp đối tác đọc dễ dàng tên trong danh thiếp. Người đưa nên hơi cúi về phía trước, mỉm cười, mắt nhìn người nhận; dùng ngón tay cái kết hợp ngón tay trỏ cầm góc trên của danh thiếp để đưa.
Người nhận danh thiếp nên dùng ngón cái kết hợp ngón trỏ cầm hai góc bên dưới của danh thiếp, đồng thời nói lời cảm ơn. Nhận danh thiếp của bạn rồi, cũng nên trao danh thiếp của mình cho bạn, đó là phép lịch sự thông thường.
d. Ăn uống
Khi ăn tiệc tự chọn, nên bày cho gọn đẹp khi lấy đồ ăn vào đĩa của mình. Không lấy quá nhiều đồ ăn, trông thiếu lịch sự và có thể bỏ thừa lãng phí, làm người khác khó chịu. Khi ăn nên từ tốn, nhẹ nhàng; không khua bát đũa, thìa dĩa; không nói to.
Rượu vang trắng thường uống với đồ ăn là cá, rượu vang đỏ thường uống với đồ ăn là thịt. Không nên uống quá đà để ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ và công việc.
Sau các buổi làm việc, ai muốn mời khách đi ăn tối thì người đó được xem là chủ nhân của bữa tiệc chiêu đãi, và người đó cũng tự nguyện đứng ra thanh toán hoá đơn. Khi chủ bữa tiệc mời bạn nếm thử một món nào đó thì không nên từ chối, trừ khi bị dị ứng với những món ăn khác lạ của địa phương. Có thể chủ động đề nghị chủ bữa tiệc giới thiệu và mô tả các món ăn.
Nên tập dùng dao, dĩa khi dự tiệc hay ăn uống ở phương Tây. Đừng vội dùng dao, dĩa, đũa ăn khi bạn cảm thấy chưa có tín hiệu cho phép.
e. Nói và nghe
Nên nói ít, nghe nhiều. Nhiều khi, lời nói là bạc, im lặng là vàng. Nên tự rèn luyện khă năng thuyết trình trước đám đông. Không ba hoa, xảo ngữ, lộng ngôn, khoe khoang.
Khi cần thiết mới dùng ngoại ngữ. Tuy nhiên khi gặp nhau và tạm biệt thì nên nói bằng ngôn ngữ của bạn.
Phẩm chất thanh lịch, văn minh là một trong những giá trị tiêu biểu và là niềm tự hào của người Thăng Long - Hà Nội. Vinh dự của chúng ta là được kế thừa truyền thống văn hiến của các bậc tiền nhân. Mỗi người Hà Nội cần nâng cao phẩm chất, trí tuệ, tài năng và có những hành động thiết thực, xây dựng thủ đô Hà Nội giàu đẹp văn minh hiện đại, xứng đáng là “Thủ đô anh hùng”, “Thành phố vì hòa bình”, sánh vai với các cường quốc năm châu.
File đính kèm:
- Bai 3 NGUOI HA NOI THANH LICH VAN MINH TRONG GIAO LUU VAHOI NHAP QUOC TE.doc