Bài: Cảm thụ văn hóa trong bài Đây thôn vĩ dạ

 Trong những giây phút rảnh rỗi của mình, tôi lật giở từng trang thơ của Hàn Mặc Tử và bắt gặp ở đấy những áng thơ hay. Dừng lại ở bài “Đây thôn Vĩ Dạ”, tự nhiên tôi chợt bâng khuâng

 “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Tiếng nói dịu dàng cất lên, đáng yêu nhưng cũng chứa bao niềm thương nhớ, đợi chờ, như một lời trách thầm dễ thương của cô gái xứ Huế: thôn Vĩ.

 “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”. Khung cảnh thơ mộng, tuyệt đẹp dưới ánh nắng ban mai bất chợt hiện lên trên tàu lá cau còn ướt đẫm sương đêm. Những cây cau đứng thành hàng vươn dài trong nắng đã trở thành hình ảnh quen thuộc của thôn Vĩ. Ai đã một lần đến đây sẽ không bao giờ quên được màu xanh mướt ấy. Màu xanh của cây hòa vào trong không gian bao la, gợi lên cảm giác mát mẻ, sảng khoái cho tôi: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”_Màu xanh ngọc bích của lá làm cho không gian bừng lên, trẻ trung, đầy sức sống. Vẫn là cái màu xanh mướt đậm đà ấy, vẫn là khu vườn ấy, cây cối xum xuê mà khiến cho nhà thơ bồi hồi, thóang chút bồi hồi, ngạc nhiên. Hẳn là phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu thôn Vĩ mới có thể viết những lời thơ tha thiết, đằm thắm đến vậy. “Lá trúc chen ngang mặt chữ điền”_Cảnh vật và người như hòa quyện vào nhau. Cảnh vật trông đẹp và sinh động hơn nhờ có bong dáng của cô thôn nữ e lệ. Chiếc lá trúc dài, mảnh mai làm nổi lên vẻ đẹp dịu dàng, ẩn hiện đằng sau đó. Cái hồn thơ mộng của mảnh đất Huế được hiện lên. Nhưng cảnh vật tiếp theo lại mang cái vẻ đượm buồn, không còn thấy bong dáng cô thôn nữ kia đâu nữa, chỉ còn lại cái tâm trạng bồi hồi,xa cách, mong ngóng:

“Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài: Cảm thụ văn hóa trong bài Đây thôn vĩ dạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trong những giây phút rảnh rỗi của mình, tôi lật giở từng trang thơ của Hàn Mặc Tử và bắt gặp ở đấy những áng thơ hay. Dừng lại ở bài “Đây thôn Vĩ Dạ”, tự nhiên tôi chợt bâng khuâng… “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”. Tiếng nói dịu dàng cất lên, đáng yêu nhưng cũng chứa bao niềm thương nhớ, đợi chờ, như một lời trách thầm dễ thương của cô gái xứ Huế: thôn Vĩ. “Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”. Khung cảnh thơ mộng, tuyệt đẹp dưới ánh nắng ban mai bất chợt hiện lên trên tàu lá cau còn ướt đẫm sương đêm. Những cây cau đứng thành hàng vươn dài trong nắng đã trở thành hình ảnh quen thuộc của thôn Vĩ. Ai đã một lần đến đây sẽ không bao giờ quên được màu xanh mướt ấy. Màu xanh của cây hòa vào trong không gian bao la, gợi lên cảm giác mát mẻ, sảng khoái cho tôi: “Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”_Màu xanh ngọc bích của lá làm cho không gian bừng lên, trẻ trung, đầy sức sống. Vẫn là cái màu xanh mướt đậm đà ấy, vẫn là khu vườn ấy, cây cối xum xuê mà khiến cho nhà thơ bồi hồi, thóang chút bồi hồi, ngạc nhiên. Hẳn là phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu thôn Vĩ mới có thể viết những lời thơ tha thiết, đằm thắm đến vậy. “Lá trúc chen ngang mặt chữ điền”_Cảnh vật và người như hòa quyện vào nhau. Cảnh vật trông đẹp và sinh động hơn nhờ có bong dáng của cô thôn nữ e lệ. Chiếc lá trúc dài, mảnh mai làm nổi lên vẻ đẹp dịu dàng, ẩn hiện đằng sau đó. Cái hồn thơ mộng của mảnh đất Huế được hiện lên. Nhưng cảnh vật tiếp theo lại mang cái vẻ đượm buồn, không còn thấy bong dáng cô thôn nữ kia đâu nữa, chỉ còn lại cái tâm trạng bồi hồi,xa cách, mong ngóng: “Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay?” Vẫn là cảnh thiên nhiên của thôn Vĩ với sông nước, hoa bắp, vẫn rất đẹp, vẫn rất thơ nhưng sao khiến lòng tôi bỗng thấy ngậm ngùi, gợi lên một nỗi niềm chan chứa, xa vắng nào đó. “Gió theo lối gió, mây đường mây / Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”. Dường như sự cô đơn đang lấp đầy trong con người của nhà thơ. Bởi khung cảnh vắng tanh, buồn tẻ, vô hồn, chỉ có hoa bắp kia vẫn cứ lay, cứ đung đưa như nhịp đập vô vọng của trái tim thi sĩ. Có hay chăng lúc này, trong lòng nhà thơ đang dâng trào nỗi nhớ thương. “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó / Có chở trăng về kịp tối nay?”. Có vẻ, trong cái sự lẻ loi, cô đơn đang ngự trị trong nhà thơ, bất chợt hiện lên sông trăng và con thuyền. Đây có lẽ chỉ là những hình ảnh trong mơ của nhà thơ. Nhà thơ bây giờ không còn nhìn cảnh vật xung quanh nữa mà đang nghĩ đến “sông trăng – con thuyền”. Dòng sông đầy ánh trăng cùng với con thuyền đậu trên bến làm cho khung cảnh trở nên lung linh, huyền ảo. Bến sông trăng vẫn còn đó mà con thuyền có chở trằng về kịp tối nay_Sông trăng-dòng sông mộng tưởng trong phút giây cháy bỏng. Thi sĩ vẫn đang mơ, mơ về người thương nhớ: “Mơ khách đường xa, khách đường xa/ Áo em trắng qúa nhìn không ra”. Màu áo trắng ẩn hiện, hư hư, thật thật, choáng hết cảm xúc của tác giả, trắng đến nỗi “nhìn không ra” hay là vì đang ở trong mơ nên cái màu áo của kí ức mới trở nên hư ảo đến như vậy! Bóng hình của cô gái bây giờ lại hiện lên. Vẫn là cái nét dịu dàng, duyên dáng ấy khiến cho nhà thơ nhìn đắm đuối. Câu thơ cho tôi một cảm giác rất nhẹ nhàng mà thoáng có chút bí ẩn. “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”_Làn sương khói mờ ảo buông xuống, bao phủ lấy cõi lòng của nhà thơ. Màu cảnh vật, tà áo trắng và ngay cả chính nhà thơ cũng bị che lấp trong sương khói. Rồi như một tiếng thở dài: “Ai biết tình ai có đậm đà?”. Tiếng lòng của nhà thơ nhẹ nhàng vang lên kết thúc bài thơ nhưng những hoài nghi ấy vẫn cứ còn mãi trong lòng… Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh một làng quê thanh bình của xứ Huế, một chút bang khuâng, xao xuyến, một chút thương nhớ và một chút ngậm ngùi. Bâng khuâng, xao xuyến bởi cảnh đẹp rất thơ của thôn Vĩ vẫn cứ hiện lên trong lòng tôi. Phải chăng đó là lời nhắn nhủ đeo đẳng, day dứt: “Răng mình không về chơi thôn Vĩ?”

File đính kèm:

  • doccam thu van hoa bai Day Thon Vi Da.doc