Tiếng Việt
Bài 89: IÊP – ƯƠP ( Tiết 1)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh đọc và viết được vần iêp – ươp, tấm liếp, giàn mướp.
2. Kỹ năng:
- Phân biệt sự khác nhau giữa các vần iêp – ươp và viết đúng tiếng từ khoá.
3. Thái độ:
- Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ SGK.
2. Học sinh:
- Bảng con, bộ đồ dùng, SGK.
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 977 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài dạy khối 1 tuần 20, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng Việt
Bài 89: IÊP – ƯƠP ( Tiết 1)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh đọc và viết được vần iêp – ươp, tấm liếp, giàn mướp.
Kỹ năng:
Phân biệt sự khác nhau giữa các vần iêp – ươp và viết đúng tiếng từ khoá.
Thái độ:
Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ SGK.
Học sinh:
Bảng con, bộ đồ dùng, SGK.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Cho học sinh đọc bài SGK.
Viết: bắt nhịp.
búp sen.
Bài mới:
Giới thiệu: Học vần iêp – ươp.
Hoạt động 1: Dạy vần iêp.
Phương pháp: trực quan, đàm thoại.
Nhận diện vần:
Giáo viên ghi: iêp.
Vần iêp được tạo nên từ những con chữ nào?
Lấy vần iêp.
Đánh vần:
Thêm l và dấu nặng được tiếng gì?
Viết:
Giáo viên viết và hướng dẫn viết.
+ iêp: viết i rê bút viết ê, rê bút viết p.
+ Tương tự cho liếp, tấm liếp.
Hoạt động 2: Dạy vần ươp, quy trình tương tự.
Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng.
Phương pháp: đàm thoại, thực hành.
Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở, học sinh nêu từ cần luyện đọc.
Giáo viên ghi bảng.
rau diếp ướp cá
tiếp nối nườm nượp
Giáo viên chỉnh sửa sai cho học sinh.
Đọc toàn bài trên bảng lớp.
Hát múa chuyển sang tiết 2.
Hát.
Học sinh đọc bài ở SGK từng phần theo yêu cầu.
Học sinh viết bảng con.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh quan sát.
… iê và p.
… iê – pờ – iêp.
Học sinh đọc cá nhân, nhóm, lớp.
… liếp.
Đánh vần, đọc trơn.
Học sinh viết bảng con.
Hoạt động lớp.
Học sinh nêu.
Học sinh luyện đọc cá nhân.
Tiếng Việt
Bài 89: IÊP – ƯƠP (Tiết 2)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh đọc đúng câu ứng dụng.
Luyện nói được theo chủ đề.
Kỹ năng:
Rèn đọc trơn nhanh, đúng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.
Viết liền mạch, độ cao con chữ.
Thái độ:
Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt.
Tự tin trong giao tiếp.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
SGK, tranh vẽ SGK.
Học sinh:
SGK, vở viết.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu: Học sang tiết 2.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: trực quan, đàm thoại, thực hành.
Cho học sinh luyện đọc trang trái.
+ Đọc tựa bài và từ dưới tranh.
+ Đọc từ ứng dụng.
Giáo viên treo tranh vẽ SGK/ 39.
Tranh vẽ gì?
Giáo viên chỉnh sửa sai.
Hoạt động 2: Luyện viết.
Phương pháp: giảng giải, trực quan, luyện tập.
Nêu tư thế ngồi viết.
Nêu nội dung viết.
Giáo viên hướng dẫn quy trình viết chữ iêp.
Tương tự cho chữ ươp, tấm liếp, giàn mướp.
Hoạt động 3: Luyện nói.
Phương pháp: đàm thoại, trực quan.
Nêu chủ đề luyện nói.
Treo tranh SGK.
Em hãy giới thiệu nghề nghiệp của cha mẹ mình cho các bạn trong lớp cùng biết.
Em hãy nêu nghề nghiệp của các cô bác trong tranh vẽ.
à Mỗi người có 1 nghề khác nhau, bổn phận của các con là phải học giỏi, vâng lời cha mẹ.
Củng cố:
Trò chơi: Ai nhanh hơn?
Mỗi dãy cử 3 bạn lên thi đua điền vào chỗ trống.
rau d. . .
t. . . nối
nườm n. . .
Nhận xét.
Dặn dò:
Đọc lại bài nhiều lần.
Tìm tiếng có vần iêp – ươp ghi ở sách báo.
Chuẩn bị bài 90: Ôn tập.
Hát.
Hoạt động lớp.
Học sinh luyện đọc từng phần.
Học sinh quan sát tranh.
+ Học sinh nêu.
+ Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có mang vần iêp – ươp.
Học sinh luyện đọc câu ứng dụng.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh nêu.
Học sinh viết vở từng dòng.
Hoạt động lớp.
Học sinh quan sát tranh.
Học sinh nêu nghề nghiệp của cha mẹ mình.
Học sinh nêu.
3 dãy cử 3 bạn lên thi đua.
Dãy nào điền đúng, nhanh sẽ thắng.
Toán
PHÉP CỘNG DẠNG 14 + 3
Mục tiêu:
Kiến thức:
Giúp học sinh biết làm tính cộng không nhớ trong phạm vi 20.
Tập cộng nhẩm dạng 14 + 3.
Ôn tập củng cố lại phép cộng trong phạm vi 10.
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng tính toán nhanh.
Thái độ:
Yêu thích môn học.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Bảng gài, que tính.
Học sinh:
Que tính, SGK.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: Hai mươi – Hai chục
Số 13 gồm? chục? đơn vị.
Số 17 gồm? chục? đơn vị.
Số 10 gồm? chục? đơn vị.
Số 20 gồm? chục? đơn vị.
Đếm các số từ 10 đến 20.
Viết các số: 11, 12, 17, 18, 19, 20.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài phép cộng dạng 14 + 3.
Hoạt động 1: Giới thiệu cách làm tính cộng dạng 14 + 3.
Phương pháp: giảng giải, thực hành.
Lấy 14 que tính (lấy bó 1 chục và 4 que rời).
Lấy thêm 3 que nữa.
Có tất cả bao nhiêu que?
Hoạt động 2: Hình thành phép cộng 14 + 3.
Phương pháp: thực hành, giảng giải.
Các em cùng với cô lấy bó 1 chục que tính để bên trái, 4 que rời để ở hàng bên phải.
Có 1 chục que, viết 1 ở cột chục, 4 que rời viết 4 ở cột đơn vị.
Thêm 3 que tính rời viết 3 dưới cột đơn vị.
14
3
Muốn biết có bao nhiêu que tính ta làm như thế nào?
Gộp 4 que rời với 3 que rời được 7 que rời. Có bó 1 chục que tính và 7 que rời là 17 que tính.
Có phép cộng: 14 + 3 = 17.
Hoạt động 3: Đặt tính và thực hiện phép tính.
Phương pháp: giảng giải, thực hành.
Viết phép tính từ trên xuống dưới.
+ Đầu tiên viết số 14 rồi viết số 3 cho thẳng với số 4.
+ Viết dạng cộng bên trái ở giữa hai cột.
+ Kẻ vạch ngang dưới 2 số đó.
Nhắc lại cách đặt tính.
Viết phép tính vào bảng con.
Hoạt động 4: Luyện tập.
Phương pháp: luyện tập, giảng giải.
Cho học sinh làm vở bài tập.
Bài 1: Đã đặt sẵn phép tính, nhiệm vụ của các em là thực hiện phép tính sao cho đúng.
Bài 2: Điền số thích hợp.
Muốn điền được số chính xác ta phải làm gì?
1 2 3 4 5 6
13
14
Bài 3:Đếm số chấm tròn và điền vào ô trống thích hợp.
Ô bên phải có mấy chấm tròn? Ô bên trái?
Tất cả có bao nhiêu?
Củng cố:
Trò chơi: Tính nhanh.
Hai đội cử đại diện lên gắn số thích hợp vào chỗ trống.
11 13 14 15
+ 2 + 2 + 1 + 3
Nhận xét.
Dặn dò:
Làm lại các bài vừa học ở bảng con.
Chuẩn bị luyện tập.
Hát.
Học sinh viết vào bảng con.
Hoạt động lớp.
Học sinh lấy 1 chục và 4 que rời.
…17 que tính.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh lấy và để bên trái, 4 que rời để bên phải.
Học sinh nêu.
14
Æ 3
Học sinh viết vào bảng con.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh làm bài.
Học sinh làm bài.
Sửa bài ở bảng lớp.
Lấy số ở đầu bảng cộng lần lượt với các số ở hàng trên rồi ghi kết quả vào ô trống.
Hai bạn ở 2 tổ thi đua sửa bài ở bảng lớp.
…15, 3.
… 18.
Mỗi đội cử 4 bạn lên thi đua tính số.
Lớp hát 1 bài.
Tiếng Việt
Bài 90: ÔN TẬP (Tiết 1)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh đọc và viết 1 cách chắc chắn các vần đã học từ op – ap đến iêp – ươp.
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng đọc đúng, viết đúng.
Thái độ:
Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ SGK.
Học sinh:
Bảng con, bộ đồ dùng.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Cho học sinh đọc bài SGK.
Viết: giàn mướp
rau diếp
Bài mới:
Giới thiệu: Ôn tập
Hoạt động 1: Ôn các vần vừa học.
Phương pháp: luyện tập.
Giáo viên viết sẵn bảng ôn vần ở SGK.
Giáo viên đọc vần.
Nhận xét các vần có điểm gì giống nhau?
Trong các vần này, vần nào có nguyên âm đôi?
Giáo viên chỉ vần.
Giáo viên đọc.
Hoạt động 2: Đọc từ ngữ ứng dụng.
Phương pháp: đàm thoại, gợi mở, luyện tập.
Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để rút ra từ cần luyện tập.
Giáo viên ghi: đầy ắp
đón tiếp
ấp trưởng
Nêu các tiếng có mang vần vừa ôn.
Hát múa chuyển sang tiết 2.
Hát.
Học sinh đọc từng phần theo yêu cầu của giáo viên.
Học sinh viết bảng con.
Hoạt động lớp.
Học sinh viết vào vở bài tập.
Mỗi dãy viết 1 vần.
Có âm cuối p.
iêp – ươp.
Học sinh đọc.
Học sinh chỉ vần.
Học sinh khác đọc.
Học sinh viết vần ở bảng con.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh nêu.
Học sinh luyện đọc.
ăp, tiếp, âp.
Học sinh luyện đọc toàn bài.
Tiếng Việt
Bài 90: ÔN TẬP (Tiết 2)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Đọc đúng từ ngữ và câu ứng dụng.
Nghe hiểu câu chuyện: Ngỗng và tép.
Kỹ năng:
Đọc viết trôi chảy các từ ngữ và câu ứng dụng.
Kể được câu chuyện theo tranh.
Thái độ:
Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt.
Tự tin trong giao tiếp.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu: Học sang tiết 2.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: luyện tập.
Cho học sinh đọc lại các vần ở tiết 1.
Treo tranh SGK.
Tranh vẽ gì?
Giáo viên nêu câu ứng dụng.
Giáo viên chỉnh sửa phát âm cho học sinh.
Hoạt động 2: Luyện viết.
Phương pháp: giảng giải, thực hành.
Nêu nội dung bài viết.
Nêu tư thế ngồi viết.
Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết các chữ: đón tiếp, ấp trứng.
Hoạt động 3: Kể chuyện.
Phương pháp: kể chuyện, trực quan.
Giáo viên treo tranh và kể.
Tranh 1: Nhà nọ có khách, hai vợ
chồng bàn nhau thịt con ngỗng đãi khách.
Tranh 2: Hai con ngỗng đòi chết thay cho nhau. Ông khách thương đôi ngỗng và quý trọng tình cảm vợ chồng của chúng.
Tranh 3: Sáng thức dậy, người khách thèm ăn tép và chủ nhà không giết ngỗng nữa.
Tranh 4: Vợ chồng nhà ngỗng thoát chết, chúng biết ơn tép và không bao giờ ăn tép nữa.
Củng cố:
Trò chơi: Tìm tên gọi đồ vật.
Nhận xét, tuyên dương.
Dặn dò:
Đọc kỹ lại bài, tìm từ chứa các vần đã học.
Xem trước bài 91: oa – oe.
Hát.
Hoạt động lớp.
Học sinh đọc cá nhân, nhóm, lớp.
Học sinh quan sát tranh.
Học sinh nêu.
Học sinh luyện đọc.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh nêu.
Học sinh viết vở.
Hoạt động lớp
Học sinh nghe.
Giáo viên chia lớp thành 4 tổ, thảo luận và kể lại chuyện theo tranh.
Chia lớp thành 3 tổ.
Dùng khăn bịt mắt sờ các vật và tìm từ chỉ tên đồ vật đó, ghi vào tờ giấy.
Toán
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
Kiến thức:
Giúp học sinh củng cố kiến thức về dạng 14 + 3.
Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng thực hiện phép cộng và kỹ năng cộng nhẩm phép tính có dạng 14 + 3.
Thái độ:
Yêu thích môn học Toán.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Nội dung luyện tập.
Học sinh:
SGK, vở bài tập.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Cho học sinh thực hiện ở bảng con:
14 + 3 , 13 + 3
15 + 4 , 12 + 6
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài luyện tập.
Hoạt động 1: Luyện tập.
Phương pháp: luyện tập, đàm thoại, giảng giải.
Bài 1: Gọi học sinh nêu yêu cầu.
Nêu lại cách đặt tính.
Bài 2: Nêu yêu cầu bài.
Để tính nhẩm được bài 2 ta phải dựa vào đâu?
Gọi 1 vài học sinh tính nhẩm.
Bài 3: Tính
Đây là dãy tính, ta sẽ tính từ trái sang phải: 10 + 1 + 3 = ?
Nhẩm 10 + 1 bằng 11, 11 cộng 3 bằng 14.
Viết 10 + 1 + 3 = 14.
Bài 4: Nối.
Muốn làm được bài này ta phải làm sao?
Củng cố:
Trò chơi: Tiếp sức.
Chia lớp thành 2 đội lên thi đua.
Cô có các phép tính và các số, các em hãy lên chọn kết quả để có phép tính đúng:
11 + 8 = , 13 + 5 =
14 + 5 = , 12 + 3 =
19, 18, 19, 15.
Nhận xét.
Dặn dò:
Làm lại các bài còn sai vào vở 2.
Chuẩn bị que tính.
Hát.
Học sinh đặt tính và nêu cách tính.
2 học sinh làm ở bảng lớp.
Hoạt động lớp, cá nhân.
… đặt tính rồi tính.
Học sinh nêu.
Học sinh làm bài.
Sửa ở bảng lớp.
Tính nhẩm.
Dựa vào bảng cộng 10.
Học sinh nêu miệng.
Học sinh làm bài.
Đổi vở sửa bài.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa bài miệng.
… nhẩm kết quả trước rồi nối.
Học sinh làm bài.
Học sinh sửa ở bảng lớp.
Hoạt động lớp.
Học sinh cử đại diện lên thi đua tiếp sức nhau.
Lớp hát 1 bài.
Kết thúc bài hát, đội nào nhanh và đúng sẽ thắng.
Đạo đức
LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO, CÔ GIÁO
(Tiết 2)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh hiểu:
Để tỏ ra lễ phép, vâng lời thầy cô giáo, các em cần chào hỏi thầy cô khi gặp gỡ hay chia tay, nói năng nhẹ nhàng, dùng hai tay trao hay nhận vật gì đó từ thầy cô… phải thực hiện theo lời dạy bảo của thầy cô mà không được làm trái.
Kỹ năng:
Học sinh có hành vi lễ phép, vâng lời thầy cô giáo trong học tập, rèn luyện sinh hoạt hằng ngày.
Thái độ:
Học sinh có tình cảm yêu quí, kính trọng thầy cô giáo.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
SGK, bài soạn.
Học sinh:
SGK.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: Lễ phép, vâng lời thầy, cô giáo.
Thầy cô giáo thường yêu cầu, khuyên bảo các em những điều gì?
Những yêu cầu đó giúp ích gì cho các em?
Vậy khi thầy cô dạy bảo thì các em cần
thực hiện như thế nào?
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Học sang tiết 2 bài: Lễ phép, vâng lời.
Hoạt động 1: Học sinh tự liên hệ.
Phương pháp: đàm thoại, vấn đáp.
Giáo viên yêu cầu 1 số học sinh tự liên hệ việc mình thực hiện hành vi lễ phép.
Em lễ phép vâng lời thầy cô giáo trong trường hợp nào?
Em đã làm gì để tỏ ra lễ phép hay vâng lời?
Tại sao em lại phảii làm như vậy?
Kết quả đạt được là gì?
Em nên học tập, noi theo bạn nào? Vì sao?
Kết luận: Khen ngợi những em đã biết lễ phép, vâng lời thầy cô giáo và nhắc nhở những học sinh còn vi phạm.
Hoạt động 2: Trò chơi sắm vai.
Phương pháp: săm vai, thảo luận.
Mục tiêu: Học sinh sắm vai theo phân công.
Cách tiến hành:
Bước 1: Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận cách ứng xử trong các tình huống rồi phân vai, thể hiện qua trò chơi sắm vai:
Giáo viên gọi 1 bạn lên đưa cho cô vở, và trình bày kết quả làm bài tập của mình.
Một học sinh chào cô ra về (sau khi đã chơi ở nhà cô).
Bước 2: Học sinh lên trình bày.
Kết luận: Giáo viên nhận xét.
Em học sinh đưa vở cho cô, đưa bằng 2 tay và nói: “Thưa cô, vở của em đây ạ.”, khi cô trả lại thì nói: “Cám ơn cô.” và nhận bằng 2 tay.
Học sinh đứng thẳng và nói: ”Chào cô em về ạ.”
Củng cố:
Hướng dẫn học sinh đọc thuộc ghi nhớ ở SGK.
Dặn dò:
Thực hiện tốt những điều đã được học.
Chuẩn bị: Em và các bạn.
Hát.
Hoạt động lớp.
Học sinh nêu ý kiến của mình.
Hoạt động lớp.
Hai em ngồi cùng bàn chuẩn bị sắm vai.
+ 1 em lên đưa vở.
+ 1 em lên làm động tác chào cô.
Lớp nhận xét, góp ý.
Học sinh đọc thuộc ghi nhớ.
Học sinh đọc cá nhân, nhóm, dãy, lớp.
Tiếng Việt
Bài 91: OA – OE (Tiết 1)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh đọc và viết được oa – oe, họa sĩ, múa xòe.
Kỹ năng:
Đọc nhanh, trôi chảy tiếng, từ có ần oa – oe.
Phân biệt oa – oe là vần tròn môi.
Thái độ:
Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ SGK.
Học sinh:
Bảng con, bộ đồ dùng.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: Ôn tập.
Cho học sinh đọc bài SGK.
Viết: đầy ắp
ấp trứng
Bài mới:
Giới thiệu: Học vần oa – oe.
Hoạt động 1: Dạy vần oa.
Phương pháp: trực quan, đàm thoại, thực hành.
Nhận diện vần:
Giáo viên ghi: oa.
Vần oa gồm những con chữ nào?
Lấy cho cô vần oa.
Đánh vần:
o – a – oa.
Thêm âm h và dấu nặng được tiếng gì?
Người họa sĩ làm công việc gì?
à Ghi: họa sĩ.
Viết:
Viết mẫu và nêu quy trình viết oa: viết o rê bút viết a.
Tương tự cho: họa, họa sĩ.
Hoạt động 2: Dạy vần oe. Quy trình tương tự.
Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng.
Phương pháp: trực quan, đàm thoại, thực hành.
Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để học sinh nêu từ cần luyện đọc.
sách giáo khoa chích chòe
hòa bình mạnh khỏe
Giáo viên chỉnh sửa sai cho học sinh.
Hát múa chuyển sang tiết 2.
Hát.
Học sinh đọc từng phần theo yêu cầu của giáo viên.
Học sinh viết bảng con.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh quan sát.
… o và a.
Học sinh lấy ở bộ đồ dùng.
Học sinh đánh vần cá nhân, nhóm, lớp.
… họa.
Đánh vần cá nhân hờ – oa – hoa – nặng họa.
… vẽ.
Học sinh luyện đọc.
Học sinh viết bảng con.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh nêu.
Học sinh luyện đọc.
Tiếng Việt
Bài 91: OA – OE (Tiết 2)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh đọc đúng câu ứng dụng ở SGK.
Luyện nói được theo chủ đề.
Kỹ năng:
Rèn đọc trơn, nhanh, đúng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.
Viết liền mạch đúng độ cao con chữ.
Thái độ:
Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt.
Tự tin trong giao tiếp.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ SGK, SGK.
Học sinh:
SGK, vở viết.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu: Học sang tiết 2.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: trực quan, đàm thoại, thực hành.
Giáo viên cho học sinh luyện đọc toàn bộ các vần và tiếng đã học ở tiết 1.
Giáo viên treo tranh.
Tranh vẽ gì?
Giáo viên ghi câu ứng dụng.
Giáo viên chỉng sửa sai cho học sinh.
Hoạt động 2: Luyện viết.
Phương pháp: giảng giải, trực quan, thực hành.
Nêu nội dung viết.
Nêu tư thế ngồi viết.
Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết oa: viết o rê bút viết a.
Tương tự cho oe, họa sĩ, múa xòe.
Hoạt động 3: Luyện nói.
Phương pháp: trực quan, đàm thoại.
Nêu chủ đề luyện nói.
Treo tranh SGK.
Tranh vẽ gì?
Hằng ngày em tập thể dục vào lúc nào?
Tập thể dục đều đặn có lợi gì cho sức khỏe?
Có sức khỏe mình sẽ làm được những gì?
Củng cố:
Trò chơi: thi đua tìm tiếng có vần oa – oe.
Chia lớp thành 2 dãy thi đua tìm tiếng có vần oa – oe.
Sau 1 bài hát, tổ nào tìm được nhiều sẽ thắng.
Nhận xét.
Dặn dò:
Đọc lại bài ở SGK.
Viết vần oa – oe vào vở 1, mỗi vần 5 dòng.
Hát.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh luyện đọc cá nhân, nhóm, lớp.
Học sinh quan sát.
Học sinh nêu.
Học sinh đọc thầm và tìm tiếng có mang vần oa – oe.
Học sinh luyện đọc câu ứng dụng.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh nêu.
Học sinh viết vở.
Hoạt động lớp.
Học sinh quan sát tranh.
Bạn trai, bạn gái đang tập thể dục.
Lớp chia thành 2 dãy, mỗi dãy cử 3 bạn lên thi đua.
Tự nhiên xã hội
CUỘC SỐNG QUANH TA (Tiết 2)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Sau giờ học, học sinh:
Nói được 1 số nét chính về hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương và hiểu mọi người đều phải làm việc, góp phần phục vụ cho người khác.
Kỹ năng:
Biết được những hoạt động chính ở nông thôn.
Thái độ:
Có ý thức gắn bó, yêu mến quê hương.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Các hình ở SGK bài 18.
Tranh ảnh về cuộc sống nông thôn.
Học sinh:
SGK, vở bài tập.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Vì sao phải giữ gìn lớp học sạch đẹp?
Em đã làm gì để giữ gìn lớp học sạch đẹp?
Bài mới:
Giới thiệu: Học bài: Cuộc sống xung quanh.
Hoạt động 1: Cho học sinh tham quan khu vực quanh trường.
Phương pháp: Quan sát.
Mục đích: Học sinh tập quan sát thực tế cuộc sống diễn ra xung quanh mình.
Cách tiến hành:
Bước 1: Giao nhiệm vụ.
Nhận xét về cảnh quan trên đường, quang cảnh 2 bên đường người dân địa phương sống bằng nghề gì?
Đi thẳng hàng, trật tự.
Bước 2: Thực hiện hoạt động.
Giáo viên theo dõi, nhắc nhở học sinh đặt câu hỏi gợi ý trong khi quan sát.
Bước 3: Kiểm tra kết quả.
Con đi tham quan có thích không? Con thấy những gì?
Kết luận: Xung quanh ta, có rất nhiều nhà cửa cây cối, ở đó có nhiều người và họ sinh sống bằng các nghề khác nhau.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK.
Phương pháp: quan sát, đàm thoại.
Mục đích: Nhận ra tranh vẽ về cuộc sống ở nông thôn, kể được 1 số hoạt động ở nông thôn.
Cách tiến hành:
Bước 1: Treo tranh SGK.
Con nhìn thấy những gì trong tranh?
Đây là tranh vẽ cuộc sống ở đâu? Vì sao con biết?
Bước 2:
Theo con, bức tranh đó có cảnh gì đẹp nhất? Vì sao con thích?
Mọi người đang làm gì?
Xe cộ chạy ra sao?
Củng cố:
Con đi tham quan có thích không?
Con nhìn thấy những gì?
Cuộc sống ở đây là thành thị hay nông thôn?
Kết luận: Qua bài học, các em thấy được các hoạt động sinh sống của nhân dân địa phương và hiểu được mọi người cần phải làm việc nhằm góp phần phục vụ cho quê hương.
Dặn dò: Về nhà tập quan sát cuộc sống của mọi người xung quanh.
Chuẩn bị bài: An toàn trên đường đi học.
Hát.
Hoạt động lớp.
Học sinh đi thành hàng để quan sát 2 bên đường.
Học sinh nêu.
Hoạt động lớp.
… bưu điện, trạm y tế, trường học.
… cuộc sống ở nôn thôn, vì có cánh đồng.
Học sinh suy nghĩ và nêu.
Tiếng Việt
Bài 92: OAI – OAY (Tiết 1)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh đọc và viết được oai – oay.
Nhận ra được sự khác nhau giữa oai và oay.
Kỹ năng:
Đọc nhanh, trôi chảy tiếng, từ có vần oai – oay.
Thái độ:
Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ SGK.
Học sinh:
Bộ đồ dùng, bảng con.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ: oa – oe.
Đọc bài SGK: oa – oe.
Viết: múa xòe.
họa sĩ.
Nhận xét.
Bài mới:
Giới thiệu: Học vần oai – oay.
Hoạt động 1: Dạy vần oai.
Phương pháp: trực quan, đàm thoại.
Nhận diện vần:
Giáo viên ghi: oai.
Vần oai được tạo nên từ những chữ nào?
Lấy vần oai.
Đánh vần:
Giáo viên đánh vần: o – a – i – oai.
Thêm âm th và dấu nặng được tiếng gì?
Đây là gì?
à Ghi bảng: điện thoại.
Viết:
Giáo viên viết mẫu và hướng dẫn viết vần oai: viết o rê bút viết a rê bút viết i.
Tương tự cho chữ thoại, điện thoại.
Hoạt động 2: Dạy vần oay. Quy trình tương tự.
Hoạt động 3: Đọc từ ngữ ứng dụng.
Phương pháp: luyện tập.
Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở để nêu từ cần luyện đọc.
quả xoài hí hoáy
khoai lang loay hoay
Giáo viên chỉnh, sửa sai cho học sinh.
Đọc toàn bài trên bảng lớp.
Hát múa chuyển sang tiết 2.
Hát.
Học sinh đọc từng phần theo yêu cầu.
Học sinh viết bảng con.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh quan sát.
… o – a – i.
Học sinh lấy vần ở bộ đồ dùng.
Học sinh đánh vần cá nhân, nhóm, lớp.
Học sinh đánh vần cá nhân.
Điện thoại.
Học sinh luyện đọc.
Học sinh viết vở.
Hoạt động lớp.
Học sinh nêu.
Học sinh luyện đọc.
Tiếng Việt
Bài 92: OAI – OAY (Tiết 2)
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh đọc đúng câu ứng dụng ở SGK.
Luyện nói được theo chủ đề: ghế đẩu, ghế xoay, ghế tựa.
Kỹ năng:
Rèn đọc trơn, nhanh, đúng.
Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề.
Viết liền mạch đúng độ cao con chữ.
Thái độ:
Yêu thích ngôn ngữ tiếng Việt.
Tự tin trong giao tiếp.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh vẽ SGK.
Học sinh:
Vở viết, SGK.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài mới:
Giới thiệu: Học tiết 2.
Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: luyện tập, trực quan.
Giáo viên cho học sinh luyện đọc toàn bộ các vần và tiếng có mang vần vừa học ở tiết 1.
Treo tranh vẽ SGK.
Tranh vẽ gì?
Cho học sinh đọc thầm câu ứng dụng.
Giáo viên chỉnh, sửa sai cho học sinh.
Hoạt động 2: Luyện viết.
Phương pháp: giảng giải, trực quan, luyện tập.
Nêu nội dung luyện viết.
Nêu tư thế ngồi viết.
Viết mẫu và hướng dẫn viết: oai viết o rê bút viết a rê bút viết i.
Tương tự cho: oay, điện thoại, gió xoáy.
Hoạt động 3: Luyện nói.
Phương pháp: đàm thoại, trực quan.
Treo tranh SGK.
Tranh vẽ gì?
Cho học sinh quan sát ghế đẩu, ghế tựa.
Em hãy quan sát ghế tựa.
Nhà em có những loại ghế nào?
Củng cố:
Thi đua tìm tiếng có vần oai – oay viết vào bảng con.
Dặn dò:
Đọc lại bài ở SGK.
Viết vần oai – oay vào vở 1, mỗi vần 5 dòng.
Xem trước bài: oan – oăn.
Hát.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh luyện đọc cá nhân, nhóm, lớp.
Học sinh quan sát.
Học sinh nêu.
Học sinh đọc thầm, tìm tiếng có mang vần oai – oay.
Học sinh luyện đọc cá nhân, nhóm, lớp.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh nêu.
Học sinh viết vở.
Hoạt động lớp.
Học sinh quan sát.
Học sinh nêu: ghế.
Học sinh quan sát và nêu đặc điểm của 2 loại ghế này.
Học sinh giới thiệu trước lớp.
Toán
PHÉP TRỪ DẠNG 17 – 3
Mục tiêu:
Kiến thức:
Học sinh biết làm tính trừ không nhớ trong phạm vi 20.
Tập tính trừ nhẩm dạng 17 – 3.
Ôn tập củng cố lại phép trừ trong phạm vi 10.
Kỹ năng:
Rèn kỹ năng tính nhanh, chính xác.
Thái độ:
Giáo dục học sinh tính cẩn thận khi làm bài.
Chuẩn bị:
Giáo viên:
Bảng gài, que tính, bảng phụ.
Học sinh:
Que tính.
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Ổn định:
Bài cũ:
Cho học sinh làm bảng con.
13 + 5 = 16 + 3 =
11 15
+ 6 + 4
Bài mới: Phép trừ dạng 17 – 3.
Giới thiệu: Học bài phép trừ dạng 17 – 3.
Hoạt động 1: Giới thiệu phép trừ dạng: 17 – 3.
Phương pháp: giảng giải, đàm thoại.
Cho học sinh lấy 17 que tính (gồm 1 chục và 7 que rời).
Tách thành 2 nhóm.
Lấy bớt đi 3 que rời.
Số que tính còn lại là bao nhiêu?
Ta có phép trừ: 17 – 3 = …
Hoạt động 2: Hướng dẫn tính và đặt tính.
Phương pháp: giảng giải, thực hành.
Đầu tiên viết 17, rồi viết 3 thẳng cột với 7.
Viết dấu trừ ở giữa.
Kẻ vạch ngang.
Khi tính bắt đầu từ hàng đơn vị.
7 trừ 3 bằng 4, viết 4
Hạ 1, viết 1
Vậy 17 trừ 3 bằng 14.
Hoạt động 3: Luyện tập.
Phương pháp: giảng giải, thực hành.
Cho học sinh làm bài.
Bài 1: Nêu yêu cầu.
14 – 0 = ?
Bài 2: Nêu yêu cầu bài.
Muốn điền được số thích hợp ta phải làm sao?
Củng cố:
Trò chơi: Tìm nhà cho thỏ.
Có 4 ngôi nhà và 6 chú thỏ, mỗi chú thỏ sẽ mang 1 số là kết quả của các phép trừ. Khi hô trời mưa, các em phải nhanh tay tìm nhà cho thỏ của mình.
16 – 4 = 18 – 6 =
15 – 3 = 19 – 5 =
Dặn dò:
Sửa lại bài 2 vào vở số 2.
Sửa lại các bài còn sai ở vở 2.
Chuẩn
File đính kèm:
- TUAN 20.doc