Bài dạy lớp 2 tuần 25

Tập đọc

SƠN TINH, THỦY TINH

I. MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc.

2. Kỹ năng: Hiểu nghĩa các từ: cầu hôn, lễ vật, ván, nệp (đệp), ngà, cựa, hồng mao, Hiểu nội dung bài: Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở nước ta hằng năm là do Thủy Tinh dâng nước trả thù Sơn Tinh. Qua đó, truyện cũng ca ngợi ý chí kiên cường của nhân dân ta trong việc đắp đê chống lụt lội.

3. Thái độ: Ham thích học Tiếng Việt.

II. CHUẨN BỊ :

- GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK

- HS: SGK.

 

doc19 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1258 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dạy lớp 2 tuần 25, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25 Thứ hai ngày 3 tháng 3 năm 2008 Tập đọc SƠN TINH, THỦY TINH I. MỤC TIÊU : Kiến thức: Đọc trơn được cả bài.Đọc đúng các từ ngữ khó, các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.Biết thể hiện tình cảm của các nhân vật qua lời đọc. Kỹ năng: Hiểu nghĩa các từ: cầu hôn, lễ vật, ván, nệp (đệp), ngà, cựa, hồng mao,…Hiểu nội dung bài: Truyện giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở nước ta hằng năm là do Thủy Tinh dâng nước trả thù Sơn Tinh. Qua đó, truyện cũng ca ngợi ý chí kiên cường của nhân dân ta trong việc đắp đê chống lụt lội. Thái độ: Ham thích học Tiếng Việt. II. CHUẨN BỊ : GV: Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : TIẾT 1 HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Voi nhà. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) v Hoạt động 1: Luyện đọc MT: Đọc đúng từng câu, từng đoạn PP: Thực hành, luyện đọc, động não a) Đọc mẫu toàn bài giọng chậm rãi, tình cảm. b) Luyện phát âm c) Luyện ngắt giọng d) Đọc cả đoạn bài e) Thi đọc giữa các nhóm. v Hoạt động2: Thi đua đọc bài. MT: Đọc trôi chảy toàn bài PP: Thực hành, luyện đọc, trực quan Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân. Hát HS đọc và trả lời câu hỏi - Cả lớp theo dõi và đọc thầm theo. - HS luyện đọc theo hướng dẫn - HS thực hành thi đua đọc bài - TIẾT 2 v Hoạt động 3: Tìm hiểu bài MT: Hiểu nội dung bài PP: Thực hành, động não, giảng giải GV đọc mẫu toàn bài lần 2. Những ai đến cầu hôn Mị Nương? Họ là những vị thần đến từ đâu? Đọc đoạn 2 và cho biết Hùng Vương đã phân xử việc hai vị thần đến cầu hôn bằng cách nào? Lễ vật mà Hùng Vương yêu cầu gồm những gì? Vì sao Thủy Tinh lại đùng đùng nổi giận cho quân đuổi đánh Sơn Tinh? Thủy Tinh đã đánh Sơn Tinh bằng cách nào? Sơn Tinh đã chống lại Thủy Tinh ntn? Ai là người chiến thắng trong cuộc chiến đấu này? Hãy kể lại toàn bộ cuộc chiến đấu giữa hai vị thần. Câu văn nào trong bài cho ta thấy rõ Sơn Tinh luôn luôn là người chiến thắng trong cuộc chiến đấu này? Yêu cầu HS thảo luận để trả lời câu hỏi 4. v Hoạt động 4: Luyện đọc lại bài MT: Đọc trơn toàn bài PP: Thực hành, luyện đọc Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại bài. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Chuẩn bị bài sau: Dự báo thời tiết. 1 HS đọc thành tiếng - Hai vị thần đến cầu hôn Mị Nương là Sơn Tinh và Thủy Tinh. - Sơn Tinh đến từ vùng non cao, còn Thủy Tinh đến từ vùng nước thẳm. - Hùng Vương cho phép ai mang đủ lễ vật cầu hôn đến trước thì được đón Mị Nương về làm vợ. - Một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao. - Vì Thủy Tinh đến sau Sơn Tinh không lấy được Mị Nương. - Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, dâng nước cuồn cuộn. - Sơn Tinh đã bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi chặn dòng nước lũ. - Sơn Tinh là người chiến thắng. Một số HS kể lại. Câu văn: Thủy Tinh dâng nước lên cao bao nhiêu, Sơn Tinh lại dâng đồi núi cao bấy nhiêu. Hai HS ngồi cạnh nhau thảo luận với nhau, sau đó một số HS phát biểu ý kiến. HS lần lượt đọc nối tiếp Rút kinh nghiệm : Thứ hai ngày 3 tháng 3 năm 2008 Toán MỘT PHẦN NĂM I. MỤC TIÊU : - Kiến thức: Giúp HS hiểu được “Một phần năm” - Kỹ năng: Nhận biết; viết và đọc 1/5 Thái độ: Ham thích học Toán. II. CHUẨN BỊ : GV: Các mảnh bìa hình vuông, hình ngôi sao, hình chữ nhật. HS: Vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Bảng chia 5 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) v Hoạt động 1: Giới thiệu “Một phần năm” MT: Giúp HS biết một phần năm PP: Trực quan, thực hành, giảng giải HS quan sát hình vuông và nhận thấy: Hình vuông được chia làm 5 phần bằng nhau, trong đó một phần được tô màu. Như thế là đã tô màu một phần năm hình vuông. Hướng dẫn HS viết: 1/5; đọc: Một phần năm. Kết luận: Chia hình vuông bằng 5 phần bằng nhau, lấy đi một phần (tô màu) được 1/5 hình vuông. v Hoạt động 2: Thực hành MT: Tìm được hình một phần năm PP: Thực hành, động não, trực quan Bài 1: Đã tô màu 1/5 hình nào? Bài 2: Hình nào có 1/5 số ô vuông được tô màu? Bài 3: Hình nào đã khoanh vào 1/5 số con vịt? 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Chuẩn bị: Luyện tập. Hát 2 HS lên bảng sửa bài. Theo dõi thao tác của GV và phân tích bài toán, sau đó trả lời: Được một phần năm hình vuông. HS viết: 1/5 HS đọc: Một phần năm. HS đọc đề bài tập 1. Tô màu 1/5 hình A, hình D. HS đọc đề bài tập 2 hình A, C HS đọc đề bài tập 3 Hình a) có 1/5 số con vịt Rút kinh nghiệm : Thứ ba ngày 4 tháng 3 năm 2008 Luyện từ và câu TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN - ĐẶT VÀ TLCH VÌ SAO? I. MỤC TIÊU : - Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về sông biển. - Kỹ năng: Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi và đặt câu hỏi với cụm từ: Vì sao? - Thái độ: Ham thích môn học. II. CHUẨN BỊ : GV: Bảng phụ viết sẵn bài tập 3. Bài tập 2 viết vào 2 tờ giấy, 2 bút màu. HS: Vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Từ ngữ về loài thú. Dấu chấm, dấu phẩy 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) v Hoạt động 1: Từ ngữ về sông biển MT: Nêu được các từ liên quan đến biển PP: Thực hành, động não, giảng giải Bài 1 Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS. Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy yêu cầu các em thảo luận với nhau để tìm từ theo yêu cầu của bài. Bài 2 Yêu cầu HS tự suy nghĩ và làm bài v Hoạt động 2: Đặt và trả lời câu hỏi Vì sao ? MT: Biết đặt và trả lời với câu hỏi Vì sao ? PP: Thực hành, động não, giảng giải Bài 3 Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ để đặt câu hỏi theo yêu cầu của bài. Bài 4 Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau thực hành hỏi đáp với nhau theo từng câu hỏi. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Chuẩn bị: Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy Hát 2 HS làm bài Đọc yêu cầu. Thảo luận theo yêu cầu, sau đó một số HS đưa ra kết quả bài làm HS nêu yêu cầu bài HS tự làm bài HS nêu yêu cầu HS suy nghĩ, sau đó nối tiếp nhau phát biểu ý kiến. HS nêu yêu cầu Thảo luận cặp đôi, sau đó một số cặp HS trình bày trước lớp. Rút kinh nghiệm : Thứ ba ngày 4 tháng 3 năm 2008 Toán LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU : - Kiến thức: Giúp HS:Học thuộc lòng bảng chia 5 - Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng vận dụng bảng chia đã học. Củng cố biểu tượng về 1/5 - Thái độ: Ham thích học Toán II. CHUẨN BỊ : GV: Bảng phụ. HS: Vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Một phần năm 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện tập MT: Thực hiện tính đúng PP: Thực hành, động não Bài 1: HS tính nhẩm. Gọi HS đọc thuộc lòng bảng chia 5. Bài 2: Lần lượt thực hiện tính theo từng cột, v Hoạt động 2: Ap dụng bảng chia 5 để giải các bài tập có liên quan. MT: Giải đúng bài toán PP: Động não, thực hành Bài 3: GV hướng dẫn cho HS làm bài Bài 4: GV hướng dẫn HS tìm hiểu và giải bài tập v Hoạt động 3: Thi đua MT: Tìm đúng hình có một phần 5 PP: Trực quan, thực hành, thi đua Bài 5: HS quan sát tranh vẽ rồi trả lời 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Chuẩn bị: Luyện tập chung. Hát HS cả lớp quan sát hình 1 HS làm bài trên bảng lớp. 2 HS đọc thuộc lòng 4 HS lên bảng làm bài 1 HS đọc đề bài HS lên bảng làm bài, 1 HS đọc đề bài HS cả lớp tự làm bài 2 dãy HS thi đua. Đội nào nhanh sẽ thắng. Rút kinh nghiệm : Thứ ngày tháng 3 năm 2008 Tự nhiên xã hội MỘT SỐ LOÀI CÂY SỐNG TRÊN CẠN I. MỤC TIÊU : - Kiến thức: Nhận dạng và nói tên được một số cây sống trên cạn. - Kỹ năng: Nêu được lợi ích của những loài cây đó. Hình thành và rèn luyện kĩ năng quan sát, mô tả. - Thái độ: Ham thích môn học. II. CHUẨN BỊ : GV: Anh minh họa.. Một số tranh, ảnh (HS sưu tầm). HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Cây sống ở đâu? 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) v Hoạt động 1: Các loài cây sống trên cạn. MT: Nêu được các cây sống trên cạn PP: Trực quan, thực hành, động não - Yêu cầu HS thảo luận nhóm, kể tên một số loài cây sống trên cạn mà các em biết và mô tả sơ qua về chúng theo các nội dung sau: Tên cây. Thân, cành, lá, hoa của cây. Rễ của cây có gì đặc biệt và có vai trò gì? - Yêu cầu 1, 2 nhóm HS nhanh nhất trình bày. v Hoạt động 2: Làm việc với SGK. MT: Nhận biết các cây qua kênh hình PP: Thực hành, trực quan, động não Yêu cầu: Thảo luận nhóm, nêu tên và lợi ích của các loại cây đó. Yêu cầu các nhóm trình bày. - Trong tất cả các cây ,cây nào thuộc: Loại cây ăn quả? Loại cây lương thực, thực phẩm. Loại cây cho bóng mát. Bổ sung: Ngoài 3 lợi ích trên, các cây trên cạn còn có nhiều lợi ích khác nữa. Tìm cho cô các cây trên cạn thuộc: Loại cây lấy gỗ? Loại cây làm thuốc? GV chốt kiến thức: Có rất nhiều loài cây trên cạn thuộc các loài cây khác nhau, tùy thuộc vào lợi ích của chúng. Các loài cây đó được dùng để cung cấp thực phẩm cho con người, động vật, làm thuốc… v Hoạt động 3: Trò chơi: Tìm đúng loại cây MT: Phân biệt được các cây PP: Trực quan, động não, thực hành GV phổ biến luật chơi: GV sẽ phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy vẽ sẵn 1 cây. Trong nhụy cây sẽ ghi tên chung của tất cả các loại cây cần tìm. Nhiệm vụ của mỗi nhóm: Tìm các loại cây thuộc đúng nhóm để gắn vào. - Yêu cầu các nhóm HS trình bày kết quả. - GV nhận xét 4. Củng cố – Dặn dò (3’) - Chuẩn bị: Một số loài cây sống dưới nước. - Hát - HS trả lời. - HS thảo luận - Nhóm HS nhanh nhất trình bày - HS thảo luận nhóm, ghi kết quả vào phiếu. + Cây mít, đu đủ, thanh long. + Cây ngô, lạc. + Cây mít, bàng, xà cừ. Cây pơmu, bạch đàn, thông,…. Cây tía tô, nhọ nồi, đinh lăng… - HS nghe, ghi nhớ. - Các nhóm HS thảo luận. Dùng bút để ghi tên cây hoặc dùng hồ dính tranh, ảnh cây phù hợp mà các em mang theo. - Đại diện các nhóm HS lên trình bày. - Các nhóm khác nhận xét. Rút kinh nghiệm : Thứ tư ngày 5 tháng 3 năm 2008 Tập đọc BÉ NHÌN BIỂN I. MỤC TIÊU : - Kiến thức: Đọc đúng các từ dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.Ngắt đúng nhịp thơ. Biết đọc bài với giọng vui tươi, nhí nhảnh. - Kỹ năng: Hiểu được ý nghĩa các từ mới: bễ, còng, sóng lừng,…Hiểu được nội dung của bài văn: Bài thơ thể hiện sự vui tươi, thích thú của em bé khi được đi tắm biển. - Thái độ: Ham thích môn học. II. CHUẨN BỊ : GV: Tranh minh hoạ. Bảng phụ viết sẵn từ, câu cần luyện đọc. HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Dự báo thời tiết 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) v Hoạt động 1: Luyện đọc MT: Đọc đúng từng câu, từng đoạn PP: Thực hành, luyện đọc, động não a) Đọc mẫu toàn bài giọng chậm rãi, tình cảm. b) Luyện phát âm c) Luyện ngắt giọng d) Đọc cả đoạn bài e) Thi đọc giữa các nhóm. v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài MT: Hiểu nội dung bài PP: Thực hành, động não, giảng giải Hỏi: Tìm những câu thơ cho thấy biển rất rộng. Những hình ảnh nào cho thấy biển giống như trẻ con? Em thích khổ thơ nào nhất, vì sao? v Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ MT: Thuộc cả bài thơ PP: Trực quan, động não, thực hành GV hướng dẫn cho HS học thuộc bài thơ Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Chuẩn bị bài sau: Tôm Càng và Cá Con. Hát 3 HS đọc và trả lời câu hỏi Nghe GV đọc, theo dõi và đọc thầm theo. HS luyện đọc theo hướng dẫn của GV. + Tưởng rằng biển nhỏ Mà to bằng trời Như con sông lớn Chỉ có một bờ + Biển to lớn thế Bãi giằng với sóng Chơi trò kéo co Lon ta lon ton HS nêu câu trả lời Học thuộc lòng bài thơ. HS thi đọc Rút kinh nghiệm : Thứ tư ngày 5 tháng 3 năm 2008 Toán LUYỆN TẬP CHUNG I. MỤC TIÊU : - Kiến thức: Giúp HS rèn luyện kỹ năng:Thực hiện các phép tính (từ trái sang phải) trong một biểu thức có hai phép tính (nhân và chia hoặc chia và nhân) - Kỹ năng: Nhận biết một phần mấy.Giải bài toán có phép nhân - Thái độ: Ham thích môn học. II. CHUẨN BỊ : GV: Bảng phụ HS: Vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyện tập 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) v Hoạt động 1: Thực hành tính MT: Tính chíh xác PP: Động ão, thực hành Bài 1: Hướng dẫn HS tính theo mẫu - Cho HS làm bài Bài 2: HS cần phân biệt tìm một số hạng trong một tổng và tìm một thừa số trong một tích. a) X + 2 = 6 X x 2 = 6 - Cho HS làm bài tập Bài 3: Cho HS tìm một phần của hình tô màu v Hoạt động 2: Giải bài toán có phép nhân MT: Thực hiện giải toán đúng PP: Thực hành, động não Bài 4: - GV hướng dẫn cho HS tìm hiểu bài và làm bài. Bài 5: Tổ chức cho HS thi xếp hình GV tổ chức cho HS thi xếp hình cá nhân. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Chuẩn bị: Giờ, phút. Hát HS thực hiện theo yêu cầu HS nêu yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập. HS nêu yêu cầu HS làm bài HS làm bài HS đọc đề bài. HS làm bài vào vở HS nêu yêu cầu HS thi đua xếp hình Rút kinh nghiệm : Thứ ngày tháng 3 năm 2008 Tập viết V – Vượt suối băng rừng. I. MỤC TIÊU : - Kiến thức: Rèn kỹ năng viết chữ.Viết V (cỡ vừa và nhỏ), câu ứng dụng theo cỡ nhỏ, chữ viết đúng mẫu đều nét và nối nét đúng qui định. - Kỹ năng: Dạy kỹ thuật viết chữ với rèn chính tả mở rộng vốn từ, phát triển tư duy. - Thái độ: Góp phần rèn luyện tính cẩn thận II. CHUẨN BỊ : GV: Chữ mẫu V . Bảng phụ viết chữ cỡ nhỏ. HS: Bảng, vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) U, Ư 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chữ cái hoa MT: Viết đúg kiểu chữ, mẫu chữ PP: Trực quan, thực hành Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. Chữ V cao mấy li? Viết bởi mấy nét? GV chỉ vào chữ V và miêu tả GV hướng dẫn cách viết GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết. HS viết bảng con. v Hoạt động 2: Hướng dẫn viết câu ứng dụng. MT: Biết viết nối nét, đúng kiểu chữ, mẫu chư PP: Thực hành, trực quan, động não Giới thiệu câu: V – Vượt suối băng rừng. Quan sát và nhận xét: Nêu độ cao các chữ cái. Cách đặt dấu thanh ở các chữ. Các chữ viết cách nhau khoảng chừng nào? - GV viết mẫu chữ: Vượt lưu ý nối nét V và ươt. HS viết bảng con v Hoạt động 3: Viết vở MT: Viết đúng kiểu chữ, viết đủ bài PP: Trực quan, thực hành, động não GV nêu yêu cầu viết. GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu kém. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Chuẩn bị: Chữ hoa X – Xuôi chèo mát máy. - Hát - HS viết bảng con. - - HS quan sát - 5 li. - 3 nét - HS quan sát - HS quan sát. - HS viết bảng con - HS đọc câu - V : 5 li, b, g : 2,5 li, t : 1,5 li, s, r : 1,25 li, ,ư, ơ, u, ô, i, ă, n : 1 li - (.) dưới ơ; (/) trên ô; (\) trên ư - Khoảng chữ cái o - HS viết bảng con HS viết vở Rút kinh nghiệm : Thứ ngày tháng 3 năm 2008 Đạo đức Lịch sự khi đến nhà người khác. I. MỤC TIÊU : - Kiến thức: Biết được một số qui tắc về ứng xử khi đến nhà người khác và ý nghĩa của các qui tắc ứng xử đó. - Kỹ năng: Đồng tình, ủng hộ với những ai biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác.Không đồng tình, phê bình, nhắc nhở những ai không biết cư xử lịch sự khi đến nhà người khác. - Thái độ: Biết cư xử lịch sự khi đến nhà bạn bè hoặc người quen. II. CHUẨN BỊ : GV: Truyện kể Đến chơi nhà bạn. Phiếu thảo luận HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Lịch sự khi nhận và gọi điện thoại. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) v Hoạt động 1: Truyện “Đến chơi nhà bạn” MT: Nghe – hiểu nội dung truyện PP: Động não, lắng nghe, giảng giải GV kể chuyện “ Đến chơi nhà bạn” cho HS nghe v Hoạt động 2: Phân tích truyện. MT: Tìm hiểu nội dung của truyện PP: Động não, giảng giải, thảo luận Khi đến nhà Trâm, Tuấn đã làm gì? Thái độ của mẹ Trâm khi đó thế nào? Lúc đó An đã làm gì? An dặn Tuấn điều gì? Khi chơi ở nhà Trâm, bạn An đã cư xử ntn? Vì sao mẹ Trâm lại không giận Tuấn nữa? Em rút ra bài học gì từ câu chuyện? v Hoạt động 3: Liên hệ thực tế MT: Ứng xử tốt các tình huống PP: Động não, giảng giải Yêu cầu HS nhớ lại những lần mình đến nhà người khác chơi và kể lại cách cư xử của mình lúc đó. Yêu cầu cả lớp theo dõi và phát biểu ý kiến về tình huống của bạn sau mỗi lần có HS kể. Khen ngợi các em đã biết cư xử lịch sự khi đến chơi nhà người khác và động viên các em chưa biết cách cư xử lần sau chú ý hơn để cư xử sao cho lịch sự. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Khi đến nhà người khác cần cư xử thế nào? Cư xử lịch sự khi đến nhà người khác là thể hiện điều gì? Chuẩn bị: Tiết 2 Hát HS trả lời, bạn nhận xét HS lắng nghe. - Tuấn đập cửa ầm ầm và gọi rất to. Khi mẹ Trâm ra mở cửa, Tuấn không chào mà hỏi luôn xem Trâm có nhà không? - Mẹ Trâm rất giận nhưng bác chưa nói gì. - Anh chào mẹ Trâm, tự giới thiệu là bạn cùng lớp với Trâm. An xin lỗi bác rồi mới hỏi bác xem Trâm có nhà không? - An dặn Tuấn phải cư xử lịch sự, nếu không biết thì làm theo những gì An làm. - An nói năng nhẹ nhàng. Khi muốn dùng đồ chơi của Trâm, An đều xin phép Trâm. - Vì bác thấy Tuấn đã nhận ra cách cư xử của mình là mất lịch sự và Tuấn đã được An nhắc nhở, chỉ cho cách cư xử lịch sự. Cần cư xử lịch sự khi đến nhà người khác chơi. Một số HS kể trước lớp. Nhận xét từng tình huống mà bạn đưa ra xem bạn cư xử như thế đã lịch sự chưa. Nếu chưa, cả lớp cùng tìm cách cư xử lịch sự. HS trả lời. Rút kinh nghiệm : Thứ năm ngày 6 tháng 3 năm 2008 Toán GIỜ, PHÚT I. MỤC TIÊU : - Kiến thức: Giúp HS:Nhận biết được 1 giờ có 60 phút; cách xem đồng hồ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6. Bước đầu nhận biết đơn vị đo thời gian: giờ, phút. - Kỹ năng: Củng cố biểu tượng về thời gian (thời điểm và các khỏang thời gian 15 phút và 30 phút) và việc sử dụng thời gian trong đời sống thực tế hàng ngày. - Thái độ: Ham thích học Toán. II. CHUẨN BỊ : GV: Mô hình đồng hồ . Đồng hồ để bàn và đồng hồ điện tử (nếu có). HS: Vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Luyện tập chung. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) v Hoạt động 1: Cách xem giờ khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6 MT: Biết xem giờ PP: Trực quan, động não, thực hành GV viết: 1 giờ = 60 phút. GV hỏi HS: “Đồng hồ đang chỉ mấy giờ?” GV quay tiếp các kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ vào số 3 và nói: “ Đồng hồ đang chỉ 8 giờ 15 phút” rồi viết: 8 giờ 15 phút. Sau đó tiếp tục quay kim đồng hồ sao cho kim phút chỉ số 6 và nói: “Lúc này đồng hồ chỉ 8 giờ 30 phút hay là 8 giờ rưỡi) GV ghi: 8 giờ 30 phút hay 8 giờ rưỡi. GV gọi HS lên bảng làm các công việc như nêu trên để cả lớp theo dõi và nhận xét. GV yêu cầu HS tự làm trên các mô hình đồng hồ của từng cá nhân, lần lượt theo các lệnh, chẳng hạn: “Đặt đồng hồ chỉ 10 giờ; 10 giờ 15 phút; 10 giờ 30 phút”. v Hoạt động 2: Thực hành MT: Nêu được đồng hồ chỉ mấy giờ PP: Thực hành, động não, trực quan Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài. Bài 2: Lựa chọn giờ thích hợp cho từng bức tranh. Bài 3: HS làm bài rồi chữa bài. Lưu ý yêu cầu của đề bài là thực hiện các phép tính cộng, trừ trên số đo thời gian với đơn vị là giờ. HS không được viết thiếu tên đơn vị “giờ” ở kết quả tính. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) GV có thể vẽ mặt các đồng hồ được tô màu ¼ hay ½ mặt đồng hồ để giúp HS thấy được kim phút quay được ¼ vòng tròn (từ số 2 đến số 3) trong 15 phút; kim phút quay được ¼ vòng tròn (từ số 12 đến số 6) trong 30 phút. Trò chơi: GV gọi hai HS (hoặc nhiều hơn) lên bảng kèm theo mô hình đồng hồ cá nhân và yêu cầu, chẳng hạn: “Đặt đồng hồ chỉ 10 giờ rưỡi”. Chuẩn bị: Thực hành xem đồng hồ. Hát 2 HS lên bảng thực hiện. HS lắng nghe Đồng hồ đang chỉ 8 giờ HS lặp lại HS lặp lại HS lên bảng làm theo hiệu lệnh của GV. Bạn nhận xét HS tự làm trên các mô hình đồng hồ chỉ: 10 giờ; 10 giờ 15 phút; 10 giờ 30 phút HS tự làm bài rồi chữa bài. Nêu đề bài. HS xem tranh và trả lời câu hỏi của bài toán. HS làm bài rồi chữa bài HS thi đua đặt đúng kim đồng hồ. Ai nhanh hơn được cả lớp hoan nghênh. Rút kinh nghiệm : Thứ năm ngày 6 tháng 3 năm 2008 Chính tả BÉ NHÌN BIỂN I. MỤC TIÊU : - Kiến thức: Nghe và viết lại chính xác bài thơ Bé nhìn biển. - Kỹ năng: Củng cố quy tắc chính tả ch/tr, thanh hỏi/thanh ngã. - Thái độ: Ham thích môn học. II. CHUẨN BỊ : GV: Tranh vẽ minh hoạ bài thơ (nếu có). Bảng phụ ghi các quy tắc chính tả. HS: Vở III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Sơn Tinh, Thủy Tinh. 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn viết chính tả MT: Viết đúng chính tả PP: Thực hành, trực quan, động não a) Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết GV đọc bài thơ Bé nhìn biển. Lần đầu tiên ra biển, bé thấy biển ntn? b) Hướng dẫn cách trình bày Bài thơ có mấy khổ? Mỗi khổ có mấy câu thơ? Mỗi câu thơ có mấy chữ? Các chữ đầu câu thơ viết ntn? Giữa các khổ thơ viết ntn? Nên bắt đầu viết mỗi dòng thơ từ ô nào trong vở cho đẹp? c) Hướng dẫn viết từ khó d) Viết chính tả v Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập chính tả MT: Thực hành đúng yêu cầu PP: Thực hành, động não, trò chơi Bài 2 GV cho HS sửa bài qua trò chơi Bài 3 Gọi HS đọc bài làm của mình 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Chuẩn bị: Vì sao cá không biết nói? Hát HS viết trên bảng Theo dõi GV đọc Bé thấy biển to bằng trời và rất giống trẻ con. - Bài thơ có 3 khổ thơ. Mỗi khổ có 4 câu thơ. Mỗi câu thơ có 4 chữ. Viết hoa. Để cách một dòng. Nên bắt đầu viết từ ô thứ 3 hoặc thứ 4 để bài thơ vào giữa trang giấy cho đẹp. HS viết bảng con HS nghe – viết. HS nêu yêu cầu HS thực hiện thi đua tìm từ Nêu yêu cầu Suy nghĩ và làm bài. Rút kinh nghiệm : Thứ sáu ngày 7 tháng 3 năm 2008 Tập làm văn ĐÁP LỜI ĐỒNG Ý- QUAN SÁT TRANH, TRẢ LỜI CÂU HỎI I. MỤC TIÊU : - Kiến thức: Biết đáp lời khẳng định của người khác trong những tình huống giao tiếp hằng ngày. - Kỹ năng: Biết nhìn tranh và nói những điều về biển. - Thái độ: Ham thích môn học. II. CHUẨN BỊ : GV: Câu hỏi gợi ý bài tập 3 trên bảng phụ. Tranh minh hoạ bài tập 3 (phóng to, nếu có thể) HS: SGK. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi động (1’) 2. Bài cũ (3’) Đáp lời phủ định. Nghe - Trả lời câu hỏi 3. Bài mới Giới thiệu: (1’) v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài tập MT: Biết đáp lời đồng ý PP: Thực hành, trực quan, thảo luận, động não Bài 1 Gọi HS đọc đoạn hội thoại. Khi đến nhà Dũng, Hà nói gì với bố Dũng? Lúc đó bố Dũng trả lời thế nào? Đó là lời đồng ý hay không đồng ý? Lời của bố Dũng là một lời khẳng định (đồng ý với ý kiến của Hà). Để đáp lại lời khẳng định của bố Dũng, Hà đã nói thế nào? Khi được người khác cho phép hoặc đồng ý, chúng ta thường đáp lại bằng lời cảm ơn chân thành. Bài 2 Yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, thảo luận cặp đôi để tìm lời đáp thích hợp cho từng tình huống của bài. v Hoạt động 1: Quan sát tranh, trả lời câu hỏi MT: Biết trả lời câu hỏi qua tranh PP: Trực quan, thực hành, động não Bài 3 Bức tranh vẽ cảnh gì? + Sóng biển ntn? + Trên mặt biển có những gì? + Trên bầu trời có những gì? - Nhận xét và cho điểm HS. 4. Củng cố – Dặn dò (3’) Nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà nói liền mạch những điều hiểu biết về biển. Chuẩn bị: Đáp lời đồng ý. Tả ngắn về biển. Hát HS lên bảng thực hiện HS đọc bài lần 1. -Hà nói: Cháu chào bác ạ. Cháu xin phép bác cho cháu gặp bạn Dũng. Bố Dũng nói: Cháu vào nhà đi, Dũng đang học bài đấy. Đó là lời đồng ý. Một số HS nhắc lại: Cháu cảm ơn bác. Cháu xin phép bác ạ. Thảo luận cặp đôi: Bức tranh vẽ cảnh biển. + Sóng biển cuồn cuộn./ Sóng biển dập dờn./ Sóng biển nhấp nhô./ Sóng biển xanh rờn./ Sóng biển tung bọt trắng xoá./ Sóng biển dập dềnh./ Sóng biển nối đuôi nhau chạy vào bờ cát. + Trên mặt biển có tàu thuyền đang căng buồm ra khơi đánh cá./ Những con thuyền đang đánh cá ngoài khơi./ Thuyền dập dềnh trên sóng, hải âu bay lượn trên bầu trời./… + Mặt trời đang từ từ nhô lên trên nền trời xanh thẳm. Xa xa, từng đàn hải âu bay về phía chân trời. Rút kinh nghiệm : Thứ sáu ngày 6 tháng 3 năm 2008 Toán THỰC HÀNH XEM ĐỒNG HỒ I. MỤC TIÊU : - Kiến thức: Giúp HS:Rèn luyện kỹ năng xem đồng hồ (khi kim phút chỉ số 3 hoặc số 6) - Kỹ năng: Củng cố nhận xét về các đơn vị đo thời gian: giờ, phút; phát triển biểu tuợng về các khoảng thời gian 15 phút và 30 phút. - Thái độ: Ham thích học Toán. II. CHUẨN BỊ : GV: Mô hình đồng hồ. HS: Vở + Mô hình đồng hồ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC : HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Khởi

File đính kèm:

  • docGA L2 T25.doc