Tiết 3:
CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU - CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
I.Mục tiêu:
- Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm vận tốc.
- Nêu được vận tốc trung bình là gì và cách xác định vận tốc trung bình.
- Xác định được vận tốc trung bình bằng thí nghiệm
- Tính được vận tốc trung bình của một chuyển động không đều.
II. Chuẩn bị :
- GV: Bảng 3.1
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 665 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dạy môn Vật lý 8 tiết 3: Chuyển động đều - Chuyển động không đều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3: Ngày soạn: 28/08/2012
Tiết 3:
CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU - CHUYỂN ĐỘNG KHÔNG ĐỀU
I.Mục tiêu:
- Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm vận tốc.
- Nêu được vận tốc trung bình là gì và cách xác định vận tốc trung bình.
- Xác định được vận tốc trung bình bằng thí nghiệm
- Tính được vận tốc trung bình của một chuyển động không đều.
II. Chuẩn bị :
- GV: Bảng 3.1
III. Tố chức hoạt động dạy học:
TRỢ GIÚP CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1.Hoạt động 1: Khởi động (7ph)
* Bài cũ :
- Công thức nào là công thức tính vận tốc?
A. s = v.t C. t =
B. v = D. v = s.t
- Cho biết đơn vị vận tốc
* Tình huống học tập : Trong thực tế chuyển động của một vật có nhiều đặc điểm....-> Chuyển động của ô tô, xe máy đó là chuyển động đều hay không đều
2. Hoạt động2: Tìm hiểu chuyển động đều, chuyển động không đều ( 12ph)
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chuyển động của trục bánh xe hình 3.1sgk
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm xử lý số liệu ở bảng 3.1 trả lời câu hỏi
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu
+ trên đoạn đường từ A à D cùng thời gian 3s quãng đờn đi được như thế nào?
+ Trên đoạn DF thì như thế nào?
- Yêu cầu HS trả lời câu C1
- yêu cầu hS thảo luân rút ra khái niệm chuyển động đều, chuyển động không đều
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân trả lời câu C2
- Yêu cầu HS trả lời câu C3
- yêu cầu HS trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài, nêu ví dụ trong thực tế
-> vận tốc của chuyển động không đều được tính như thế nào?
3. Hoạt động 3: Vận tốc trung bình của chuyển động không đều( 10 ph)
- Hướng dẫn HS tính trung bình trong mỗi giây trục bánh xe lăn được đoạn đường bao nhiêu ứng với từng đoạn đường AB; BC; CD
- Đưa ra khái niệm vận tốc trung bình và công thức tính vận tốc trung bình
- lưu ý : Khi nói đến chuyển động không đều ta nói đến vận tốc trung bình khác với trung bình vận tốc
4. Hoạt động 4: Vận dụng ( 12ph)
- Yêu cầu HS làm các bài tập C4, C5
- Yêu cầu HS xung phong giải, lớp nhận xét
- Thống nhất các bước giải bài tập, phương pháp giải
- Chú ý vtb Khác với vtb
5. Hoạt động 5: Dặn dò ( 3ph)
- Học ghi nhớ
- Làm bài tập 3.1, 3.2, 3.3, 3.6, 3.7 SBT
- - xem lại bài hai lực cân bằng ở lớp 6, tìm hiểu cách biểu diễn lực
- Trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV
- Nhận xét câu trả lời
- Suy nghĩ tình huống giáo viên đưa ra
I. Định nghĩa:
- Tìm hiểu chuyển động của trục bánh xe
- Hoạt động theo nhóm thu thập thông tin bảng 3.1 nhận xét các quãng đường đi được trong cùng một thời gian
- Trả lời câu C1
- Nêu khái niệm chuyển động đều, chuyển động không đều.
- Cho ví dụ về chuyển đông đều và chuyển động không đều
- Hoạt động cá nhân trả lời câu C2
- Hoạt động cá nhân dựa vào bảng 3.1 tính quãng đường trục bánh xe lăn được trong một giây
- Trả lời câu C3
- trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài
II. Vận tốc trung bình của chuyển động không đều:
* Công thức: vtb =
Trong đó: vtb : Vận tốc trung bình
s : Quãng đương đi được
t : Thời gian đi hết quãng đường đó
III. vận dụng:
- Giải bài tập C4, C5 vtb1= ?
C4. Cho biết: s1 = 120m vtb2= ?
t1 = 30s vtb= ?
s2 = 60m
t2 = 24s
Bài giải
Vận tốc trung bình trên đoạn đường xuống dốc
Ta có: vtb1 = s1/ t1 = 120/30 = 4 (m/s)
Vận tốc trung bình trên đoạn đường nằm ngang
Ta có: vtb2 = s2/ t2 = 60/24 = 2,5 (m/s)
Vận tốc trung bình trên cả hai đoạn đường
Ta có: vtb = s/ t = s1+ s2 / t1+ t2
= 120 + 60 /30 + 25 = 3,3 (m/s)
Đáp số: : vtb1= 4 (m/s)
vtb2= 2,5 (m/s)
vtb = 3,3 (m/s)
IV. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiet 3.doc