Tuần: 32
Tiết : 31 SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG
TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT
I.Mục tiêu:
- Tìm được thí dụ về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác; sự chuyển hoá của các dạng cơ năng; giữa cơ năng và nhiệt năng.
- Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
- Dùng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng để giải thích một số hiện tượng đơn giản liên quan đến định luật này
II.Chuẩn bi: Cho GV :
Các hình vẽ trong bài được vẽ phóng to.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dạy môn Vật lý 8 tiết 31: Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 32 Soạn: 11/04/2010
Tiết : 31 SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG Dạy : 12/04/2010
TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT
I.Mục tiêu:
Tìm được thí dụ về sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác; sự chuyển hoá của các dạng cơ năng; giữa cơ năng và nhiệt năng.
Phát biểu được định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng.
Dùng định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng để giải thích một số hiện tượng đơn giản liên quan đến định luật này
II.Chuẩn bi: Cho GV :
Các hình vẽ trong bài được vẽ phóng to.
III.Hoạt động dạy và học:
H/động của GV
H/động của HS
Kiểm tra:
-Phát biểu năng suất toả nhiệt của nhiên liệu ? (4đ). Nêu năng suất toả nhiệt của dầu ? (4đ) Trả lời C1 ? (2đ)
-Hãy làm bài tập 26.4 (1đ)
H/động 1:Tổ chức tình huống học tập.
GV có thể vào bài như SGK.
H/động 2:Tìm hiểu sự truyền cơ năng, nhiệt năng.
-GV yêu cầu hs hoạt động cá nhân lệnh C1.
-GV cho cả lớp thảo luận kết quả trả lời của hs.
-GV: Hãy rút ra kết luận ?
H/động 3: Tìm hiểu về sự chuyển hoá cơ năng và nhiệt năng.
-GV cho hs hoạt động các nhân để trả lời lệnh C2 ?
-GV cho hs thảo luận các kết quả trả lời của hs trên lớp.
-GV yêu cầu hs rut ra kết luận qua C2 ?
-GV yêu cầu hs rút ra kết luận chung ?
H/động 4: Tìm hiểu về sự bảo toàn năng lượng.
-GV thông báo cho hs biết sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt.
-GV yêu cầu hs nêu ví dụ để minh hoạ ?
-GV nêu định luật và yêu cầu hs nhắc lại ?
-GV yêu cầu hs nêu ví dụ minh hoạ cho định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng qua C4
H/động 5 :Vận dụng,củng cố và dặn dò:
-GV cho hs thảo luận và trả lời các lệnh C4, C5, C6
GV yêu cầu hs nhắc lại định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng trong các quá trình cơ và nhiệt.
GV lưu ý với hs nội dung định luật có 2 ý “truyền”, “chuyển”
GV yêu cầu hs làm các bài tập ở SGK.
-HS lên bảng
-HS lên bảng làm
I.Sự truyền cơ năng
-HS trả lời C1:
Hòn bi truyền cơ năng cho miếng gỗ.
Miếng nhôm truyền nhiệt năng cho cốc nước.
Viên đạn truyền cơ năng và nhiệt năng cho miếng gỗ.
-HS: Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác.
II.Sự chuyển hoá giữa các dạng của cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng:
-HS trả lời C2:
Khi con lắc chuyển động từ A đến B thế năng đã chuyển hoá dần thành động năng.
Khi con lắc chuyển động từ B đến C động năng đã chuyển hoá dần thành thế năng.
Cơ năng của tay đã chuyển thành nhiệt năng của miếng kim loại
Nhiệt năng của không khí và hơi nước chuyển thành cơ năng của nút.
-HS : Cơ năng, nhiệt năng có thể chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
-HS: Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác; hay chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác.
-HS nhắc lại.
-HS nêu ví dụ bằng các hiện tượng trong bài:
Quá trình cơ: quả bóng rơi xuống , sau đó dồng lên; con lắc ...
Quá trình nhiệt: Thả miếng nhôm vào cốc nước.
III. Sự bảo toàn năng lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt:
Định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng
-HS nêu định luật bảo toàn và chuyển hoa năng lượng.Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi; nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác
-HS nêu ví dụ minh hoạ cho định luật:
quả bóng rơi xuống , sau đó dồng lên; con lắc ...
-HS trả lời lệnh C4, C5: hs tự nêu ví dụ.
-HS trả lời lệnh C6: Vì một phần cơ năng của con lắc đã làm con lắc nóng lên và làm nóng không khí.
IV.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiet 31.doc