Tiết 19: SỰ CHUYỂN HOÁ VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG
A.Mục tiêu:
1)Kiến thức:
-Hiểu được định luật bảo toàn cơ năng ở mức độ sự chuyển hóa qua lại giữa thế năng và động năng quá trình chuyển hóa cơ năng được bảo toàn.
-Cho được ví dụ về sự chuyển hóa lẫn nhau giữa thế năng và động năng trong thực tế.
2)Kĩ năng:
-kĩ năng nhận biết thế năng và động năng.
3)Thái độ:
B.Chuẩn bị:
-Tranh vẽ hình 17.2 và một quả bóng bàn.
-Chuẩn bị cho mỗi nhóm: một con lắc đơn và một giá treo.
3 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1089 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dạy Vật lý 8 tiết 19: sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết 19: SỰ CHUYỂN HOÁ VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG
A.Mục tiêu:
1)Kiến thức:
-Hiểu được định luật bảo toàn cơ năng ở mức độ sự chuyển hóa qua lại giữa thế năng và động năng quá trình chuyển hóa cơ năng được bảo toàn.
-Cho được ví dụ về sự chuyển hóa lẫn nhau giữa thế năng và động năng trong thực tế.
2)Kĩ năng:
-kĩ năng nhận biết thế năng và động năng.
3)Thái độ:
B.Chuẩn bị:
-Tranh vẽ hình 17.2 và một quả bóng bàn.
-Chuẩn bị cho mỗi nhóm: một con lắc đơn và một giá treo.
C.Tổ chức hoạt động dạy và học:
1)Ổn định lớp: (1p)
GV kiểm diện HS
2)Kiểm tra: (4p)
-GV treo hình vẽ đồng thời thả quả bóng bàn nẩy lên cho HS quan sát .
-Tại vị trí A và B vị trí nào có thế năng? Vị trí nào có động năng? Giải thích?
3)Bài mới:
-Tại vị trí giữa A và B có thế năng, động năng không?
-Tại A thế năng lớn nhất đến B thế năng bằng 0 , vậy thế năng đã biến đi đâu?
Chúng ta tìm hiểu trong bài nầy.
Thời
lượng
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Nội dung chính
2p
18p
5p
10p
I.Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập
Trong tự nhiên cũng như trong kĩ thuật chúng ta thường quan sát thấy sự chuyển hoá cơ năng từ dạng nầy sang dạng khác: Động năng chuyển hoá thành thế năng và ngược lại thế năng chuyển hoá thành động năng. Bài nầy chúng ta khảo sát cụ thể về sự chuyển hoá nầy.
II.Hoạt động 2: Nghiên cứu thí nghiệm sự chuyển hóa các dạng cơ năng
-Quả bóng đang rơi từ A xuống B em hãy nhận xét:
+Độ cao cuả quả bóng tăng hay giảm.
+Vận tốc cuả quả bóng tăng hay giảm.
+Thế năng và động năng tại A, tại B.
-Khi rơi từ A xuống B động năng và thế năng đaị lượng nào tăng dần lên, đại lượng nào giảm dần xuống?
-Quá trình nẩy lên đại lượng nào tăng, đại lượng nào giảm?
-Nếu không có ma sát và lực cản cuả không khí thì quả bóng sẽ nẩy lên bằng vị trí ban đầu.
*Chuyển ý: có một thí nghiệm 2 sự chuyển hóa động năng và thế năng cũng tương tự đó làsự chuyển động cuả con lắc.
-Em hãy lắp thí nghiệm như SGK và tiến hành thí nghiệm và chỉ ra sự chuyển hóa như thế nào?( trả lời câu C5,C6, C7 và C8)
-Nếu không có ma sát và sức cản của không khí thì quả lắc sẽ dao động mãi không ngừng.
-Em hãy rút ra kết luận gì về thế năng và động năng trong hai thí nghiệm trên?
-Qua hai thí nghiệm trên và một số thí nghiệm chính xác người ta đã đưa ra được định luật bảo toàn cơ năng như SGK.
III.Hoạt động 3: Thông báo định luật bảo toàn cơ năng
-GV gọi HS đọc phần bảo tòan cơ năng ở SGK
IV.Hoạt động 4: Vận dụng
C9: Hãy chỉ ra sự chuyển hoá từ dạng cơ năng nầy sang dạng cơ năng khác trong các trường hợp sau:
Muĩ tên được bắn đi từ một chiếc cung.
Nước từ trên đập cao chảy xuống.
Ném một vật lên cao theo phương thẳng đứng.
BT 17.3: Từ một độ cao h, người ta ném một viên bi lên theo phương thẳng đứng với vận tốc ban đầu là v0. Hãy mô tả chuyển động cuả viên bi và trình bày sự chuyển hóa qua lại giữa động năng và thế năng cuả viên bi trong quá trình chuyển động cho đến khi rơi tới mặt đất.
-HS lắng nghe .
-HS thảo luận nhóm trả lời:
+Độ cao giảm.
+Vận tốc tăng.
+Tại A thế năng lớn nhất, động năng bằng 0.
+Tại B thế năng bằng 0, động năng lớn nhất.
+Quá trình rơi thế năng giảm động năng tăng.
+Quá trình nẩy lên động năng giảm thế năng tăng.
-HS nhận dụng cụ và tiến hành thí nghiệm thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi từ câu C5 đến câu C8.
-HS làm việc cá nhân: động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau.
-HS đọc SGK
-HS thảo luận nhóm và cá nhân trình bày trước lớp khi được yêu cầu:
Thế năng cuả chiếc cung đã chuyển hóa thành động năng cuả muĩ tên.
Thế năng cuả nước từ trên cao đã chuyển hóa thành động năng.
Ném một vật lên cao thẳng đứng: từ động năng chuyển thành thế năng.
-HS làm việc cá nhân : quá trình chuyển động cuả viên bi:
+Từ độ cao h bắt đầu vận tốc v0 đi lên chận dần đến 0.
+Tại lúc vận tốc bằng 0 là có độ cao lớn nhất.
+Quá trình rơi vận tốc tăng dần độ cao giảm dần. Đến mặt đất vận tốc lớn nhất (lớn hơn v0) động năng lớn nhất, thế năng bằng 0.
+Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hóa thành động năng.
+Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hóa lẫn nhau, nhưng cơ năng được bảo toàn.
4)Củng cố-Hướng dẫn học ở nhà: (5p)
-Em hãy cho một ví dụ về sự chuyển hóa cơ năng từ động năng sang thế năng? Và cho một thí dụ về sự chuyển hóa từ thế năng sang động năng?
-Gió có mang cơ năng không ? ở dạng nào? (Động năng)
Người ta đã tận dụng năng lượng nầy và thế năng cuả nước ở trên cao đã chuyển thành điện năng mà chúng ta đang sử dụng. Em hãy đọc phần “có thể em chưa biết” để được rõ thêm.
A
C
B
-BT 17.1: Thả một viên bi lăn trên một cái máng
hình vòng cung (như hình vẽ).
a) Ở vị trí nào viên bi có động năng lớn nhất?
Vị trí C.
Vị trí A.
Vị trí B.
Ngoài 3 vị trí trên.
b) Ở vị trí nào viên bi có thế năng nhỏ nhất:
Vị trí B
Vị trí C.
Vị trí A.
Ngoài ba vị trí trên.
D.Rút kinh nghiệm,bổ sung:
File đính kèm:
- T20.DOC