Tiết : 13
LỰC ĐẨY ÁCSIMÉT
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ácsimét và viết được công thức tính lực đẩy ácsimét.
2. Kĩ năng:
Giải thích được một số hiện tượng có liên quan.
3. Thái độ:
Tích cực học tập, quan sát thí nghiệm.
II/ Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Chuẩn bị TN hình 10.2 và hình 10.3 SGK.
2 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1057 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dạy Vật lý 8 tuần 13: Lực đẩy Ácsimét, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Ngày soạn:
Tiết : 13
LỰC ĐẨY ÁCSIMÉT
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
Nêu được hiện tượng chứng tỏ sự tồn tại của lực đẩy Ácsimét và viết được công thức tính lực đẩy ácsimét.
Kĩ năng:
Giải thích được một số hiện tượng có liên quan.
Thái độ:
Tích cực học tập, quan sát thí nghiệm.
II/ Chuẩn bị:
Giáo viên:
Chuẩn bị TN hình 10.2 và hình 10.3 SGK.
Học sinh:
Nghiên cứu kĩ SGK
III. Tổ chức hoạt động trên lớp:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Nội dung
1. Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.(7’)
- Kiểm tra sỉ số.
? Hãy nêu ví dụ chứng tỏ sự tồn tại áp suất khí quyển?
? Nói áp suất khí quyển bằng 106cmHg có nghĩa là gì?
- Nhận xét, cho điểm.
- Bài mới: Khi kéo nước từ giếng lên ta thấy gàu nước khi còn ngập trong nước nhẹ hơn khi lên khỏi mặt nước. Tại sao?
- Báo cáo sỉ số.
- Trả lời.
2. Hoạt động 2: Tìm hiểu lực tác dụng lên một vật khi nhúng chìm rong chất lỏng (8’)
- Làm TN như hình 10.2 SGK
? Kết quả P1 < P chứng tỏ điều gì?
- Cho HS điền vào phần kết luận ở SGK
- Giảng cho HS biết về nhà bác học Acsimét.
- Quan sát
- Chứng tỏ có 1 lực tác dụng lên vật từ dưới lên
- Dưới lên
I/ Tác dụng của chất lỏng lên một vật đặt trong nó.
Một vật nhúng trong chất lỏng bị chất lỏng tác dụng 1 lực đẩy hướng từ dưới lên.
3. Hoạt động 3: Tìm hiểu độ lớn của lực đẩy Acsimét (14’)
- Cho HS đọc phần dự đoán ở SGK
HS: thực hiện
? Vậy dự đoán về lực đẩy acsimet như thế nào?
- Làm TN để chứng minh dự đoán đó.
? Hãy cho biết công thức tính lực đẩy acsimet
? Em hãy cho biết ý nghĩa và đơn vị từng đại lượng trong công thức.
- Nêu ở SGK
- Quan sát
Fa = d.v
- trả lời
II/ Độ lớn của lực dẩy Ácsimét:
Dự đoán:
Độ lớn của lực đẩy lên vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.
Thí nghiệm (SGK)
Công thức tính lực đẩy ácsimét:
Trong đó:
Fa: Lực đẩy Acsimét (N)
d: Trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m2)
V: Thể tích chất lỏng bị vật chiếm chỗ (m3)
4. Hoạt động 4: Tìm hiểu bước vận dụng (9’)
? Hãy giải thích hiện tượng nêu ra ở đầu bài?
? Một thỏi nhôm và 1 thỏi thép có thể tích bằng nhau được nhúng trong 1 chất lỏng hỏi thỏi nào chịu lực đẩy lớn hơn?
- Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi nhúng vào nước, một thỏi nhúng vào dầu hỏi thỏi nào chịu lực đẩy lớn hơn?
- trả lời
- Bằng nhau.
- Thỏi nhúng vào nước
III/ Vận dụng
C4: Khi gàu còn ở dưới nước do lực đẩu của nước nên ta cảm giác nhẹ hơn.
C5: Lực đẩy Ácsimét tác dụng lên 2 thỏi bằng nhau.
C6: Thỏi nhúng vào dầu có lưự đẩy yếu hơn
5. Hoạt động 5: Củng cố, hướng dẫn tự học (7’)
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
? Hãy cho biết công thức tính lực đẩy acsimet, cho biết ý nghĩa và đơn vị từng đại lượng trong công thức.
- Yêu cầu học sinh về nhà học bài và làm các bài tập trong sách bài tập.
- Chuẩn bị bài thực hành.
+ Trả lời các câu hỏi trong bài thực hành
+ Phô tô báo cáo thí nghiệm
File đính kèm:
- l8 tuan 13.doc