Bài dạy Vật lý 8 tuần 22: Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng

Tiết 22

SỰ CHUYỂN HOÁ VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng, lấy được ví dụ về sự chuyển hoá lẫn nhau giữa động năng và thế năng.

2. Kĩ năng:

Biết làm TN về sự chuyển hoá năng lượng.

3. Thái độ:

Trung thực, nghiêm túc trong học tập

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 830 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dạy Vật lý 8 tuần 22: Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 Ngày soạn Tiết 22 SỰ CHUYỂN HOÁ VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG I. Mục tiêu: Kiến thức: Phát biểu được định luật bảo toàn cơ năng, lấy được ví dụ về sự chuyển hoá lẫn nhau giữa động năng và thế năng. Kĩ năng: Biết làm TN về sự chuyển hoá năng lượng. Thái độ: Trung thực, nghiêm túc trong học tập II. Chuẩn bị: Giáo viên: 1 quả bóng, các tranh vẽ như sgk, 1 con lắc đơn, giá treo. 2. HS: Nghiên cứu kĩ sgk III. Tổ chức hoạt động trên lớp: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung 1. Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.(7’) - Kiểm tra sỉ số. ? Khi nào vật có thế năng? Động năng? Cho ví dụ? ? Động năng phụ thuộc vào những yếu tố nào? Thế năng phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Trong tự nhiên cũng như trong kĩ thuật, ta thường quan sát thấy sự chuyển hoá cơ năng từ dạng này sang dạng khác. Vậy sự chuyển hoá đó như thế nào? - Báo cáo sỉ số. - Trả lời. 2. Hoạt động 2: Tìm hiểu sự chuyển hoá các dạng cơ năng (12’) - Treo hình vẽ phóng lớn hình 17.1 lên bảng ? Quan sát quả bóng rơi và hãy cho biết độ cao và vận tốc của nó thay đổi như thế nào? - Hãy điền vào các vị trí (1), (2),(3) ở câu C1 ? Như vậy thế năng và động năng thay đổi như thế nào? ? Khi chạm đất, nó nẩy lên trong thời gian này thì động năng và thế năng thay đổi như thế nào? ? Ở vị trí A hay B thì quả bóng có thế năng lớn nhất? ? Ở vị trí nào có động năng lớn nhất? - Cho học sinh ghi những phần trả lời này vào vỡ. - Quan sát - Độ cao giảm, vận tốc tăng - (1) Giảm; (2) Tăng - Thế năng giảm, động năng tăng. - Động năng giảm,thế năng tăng. - Vị trí A. - Vị trí B. I/ Sự chuyển hoá các dạng cơ năng: C1: (1) Giảm (2) Tăng C2: (1) Giảm (2) Tăng C3: (1) Tăng (2) Giảm (3) Tăng (4) Giảm C4: Thế năng lớn nhất (A).Động năng lớn nhất B. 3. Hoạt động 3: TÌm hiểu con lắc dao động (10’) - Cho học sinh đọc phần thông báo Sách giáo khoa. - Làm thí nghiệm hình 17.2 ? Khi con lắc đi từ A -> B thì vận tốc nó tăng hay giảm. ? Khi con lắc đi từ B->C thì vận tốc nó tăng hay giảm. ? Khi chuyển từ A->B thì con lắc chuyển từ năng lượng nào sang năng lượng nào? ? Ở vị trí nào thì con lắc có thế năng lớn nhất? Động năng lớn nhất? - Gọi 2 học sinh lần lược đứng lên đọc phần kết luận SGK. - Thực hiện. - Quan sát. - Tăng. - Giảm. - Thế năng->Động năng - Thế năng lớn nhất ở vị trí A,động năng lớn nhất ở vị trí B. C5: a.Vận tốc tăng b.Vận tốc giảm C6: a.Thế năng thành động năng b.Động năng thành thế năng C7: Thế năng lớn nhất(A).Động năng lớn nhất B * Kết luận: SGK 4. Hoạt động 4: Tìm hiểu định luật bảo toàn cơ năng (5’) - Trong 2 thí nghiệm trên thì khi động năng tăng->thế năng giảm và ngược lại.Như vậy cơ năng không đổi. - Gọi 1 học sinh đọc định luật này ở SGK. - Đọc và ghi vào vở. II/Định luật bảo toàn cơ năng:SGK Trong qúa trình cơ học, động năng và thế năng có thể chuyển hoá lẫn nhau, nhưng cơ năng thì không đổi. Người ta nói cơ năng được bảo toàn. 5. Hoạt động 5: Tìm hiểu bước vận dụng (5’) - Cho học sinh thảo luận C9 khoảng 2 phút. ? Khi bắn cung thì năng lượng nào chuyển hoá thành năng lượng nào? ? Khi ném đá lên thẳng đứng thì năng lượng nào chuyển thành năng lượng nào? - Thảo luận. - Thế năng -> Động năng - Động năng -> thế năng; Thế năng->Động năng III/ Vận dụng: C9: a.TN->ĐN b. TN->ĐN c. ĐN->TN TN->ĐN 6. Hoạt động 6: Củng cố - hướng dẫn tự học (6’) - Hệ thống lại kiến thức chính của bài. - Hướng dẫn học sinh làm bài tập 17.1 ba bài tập. - Học thuộc định luật bảo toàn cơ năng. - Làm BT 17.2 ;17.3 ; 17.4 ba bài tập.

File đính kèm:

  • docl8 tuan 22.doc
Giáo án liên quan