Bài dạy Vật lý 8 tuần 5: Biểu diễn lực

Tiết : 5

BIỂU DIỄN LỰC

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc.

Nhận biết được lực là đại lượng véctơ. Biểu diễn được vectơ lực.

2. Kĩ năng:

Biết biểu diễn được lực

3. Thái độ:

Ổn định, tập trung trong học tập.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1018 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dạy Vật lý 8 tuần 5: Biểu diễn lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 Ngày soạn: Tiết : 5 BIỂU DIỄN LỰC I/ Mục tiêu: Kiến thức: Nêu được ví dụ thể hiện lực tác dụng làm thay đổi vận tốc. Nhận biết được lực là đại lượng véctơ. Biểu diễn được vectơ lực. Kĩ năng: Biết biểu diễn được lực Thái độ: Ổn định, tập trung trong học tập. II/ Chuẩn bị: Giáo viên: 1 bộ TN, giá đỡ, xe lăn, nam châm thẳng, 1 thỏi sắt. 2. Học sinh: Nghiên cứu SGK III. Tổ chức hoạt động trên lớp: Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung 1. Hoạt động 1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới.(7’) - Kiểm tra sỉ số - Thế nào là chuyển động đều? thế nào là chuyển động không đều? Nêu ví dụ về chuyển động đều và chuyển động không đều? - Chúng ta đã biết khái niệm về lực. Như vậy lực được biểu diễn như thế nào? Để hiểu rõ, hôm nay ta vào bài mới. - Báo cáo sỉ số - Trả lời Hoạt động 2: Ôn lại khái niệm về lực (7’) - Gọi HS đọc phần này SGK - Lực có tác dụng gì? - Quan sát hình 4.1 và hình 4.2 em hãy cho biết trong các trường hợp đó lực có tác dụng gì? - Đọc - Làm thay đổi chuyển động - H.4.1: Lực hút của Nam châm làm xe lăn chuyển động. - H. 4.2: Lực tác dụng lên quả bóng làm quả bóng biến dạng và lực quả bóng đập vào vợt làm vợt biến dạng I. Khái niệm lực : C1: - H.4.1 (Lực hút của Nam châm lên miếng thép làm tăng vận tốc của xe lăn nên xe lăn chuyển động nhanh hơn. H.4.2: Lực tác dụng lên quả bóng làm quả bóng biến dạng và ngược lại lực quả bóng đập vào vợt làm vợt biến dạng 3. Hoạt động 3: Tìm hiểu biểu diễn lực (13’) - Em hãy cho biết lực có độ lớn không? Có chiều không? - Một đại lượng vừa có độ lớn, vừa có chiều là đại lượng vectơ. - Vẽ hình lên bảng cho HS quan sát. - Lực được kí hiệu như thế nào? - Cho HS đọc VD ở SGK. - Giảng giải cho HS hiểu rõ hơn ví dụ này. - Có độ lớn và có chiều - Như vậy lực được biểu diễn như thế nào? - Nêu phần a ở SGK. - trả lời phần b SGK - Đọc II. Biểu diễn lực: 1.Lực là 1 đại lượng véctơ: Lực có độ lớn, phương và chiều 2. Cách biểu diễn và kí hiệu về lực a. Biểu diễn lực: Chiều theo mũi tên là hướng của lực b. Kí hiểu về lực: - véctơ lực được kí hiệu là - Cường độ lực được kí hiệu là F 4. Hoạt động 4: Tìm hiểu bước vận dụng (12’) - Cho HS đọc C2 - Em hãy lên bảng biểu diễn trọng lực của vật có khối lượng 5kg (tỉ xích 0,5 cm ứng với 10N - Hãy biểu diễn lực kéo 15000N theo phương ngang từ trái sang phải (tỉ xích 1 cm ứng với 5000N)? - Hãy diễn tả bằng lời các yếu tố ở hình 4.4? - Vẽ 3 hình ở hình 4.4 lên bảng - Giảng giải lại và cho HS ghi vào vở. - Đọc và thảo luận - 10N F - Nghiên cứu kỹ C3 và trả lời. - Quan sát III. Vận dụng: C2: H 4.1 10N H 4.2 5000N C3: : Điểm đặt A, phương thẳng đứng, chiều từ dưới lên. Cường độ F1=20N : điểm đặt B phương ngang, chiều từ trái sang phải, cường độ F2=30N : điểm đặt C, phương nghiêng một góc so với phương ngang. Chiều dưới lên cường độ F3=30N. HOẠT ĐỘNG 4: Củng cố hướng dẫn tự học (6’). Củng cố: Ôn lại những kiến thức chính cho HS nắm. Hướng dẫn HS làm BT 4.1 SBT Hướng dẫn tự học: Bài vừa học: Học thuộc phần ghi nhớ SGK. Làm bài tập: 4.2, 4.3, 4.4, 4.5 SBT Bài sắp học: Sự cân bằng lực- quán tính.

File đính kèm:

  • docl8 tuan 5.doc
Giáo án liên quan