I. Mức độ cần đạt
1. Kiến thức
- Ôn lại và nắm chắc các đặc điểm và yêu cầu của thể thơ năm chữ
- Kích thích tinh thần sáng tạo, tập làm thơ năm chữ, mạnh dạn trình bày miệng những câu thơ làm được.
- Các khái niệm vần chân, vần lưng, vần lền, vần gián cách được củng cố lại.
2. Kĩ năng
- Vận dụng những kiến thức về thể thơ năm chữ vào việc tập làm thơ năm chữ.
- Tạo lập văn bản bằng thể thơ năm chữ.
3. Thái độ
- Có thái độ tự giác, nghiêm túc học tập trong khi ôn lại cách gieo vần cũng như khi sáng tác thơ năm chữ
- Vui vẻ, yêu thích thể thơ năm chữ.
II. Đồ dùng
1. Giáo viên: SGK, SGV, Bài soạn, Máy chiếu
2. Học sinh: SGK, Bài soạn, thơ 5 chữ tự sáng tác
III. Các bước lên lớp
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn, trong tiết dạy lồng ghép kiểm tra 4 cách gieo vần.
3. Bài mới
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2414 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi giáo viên giỏi cấp huyện (năm học 2012- 2013) - Trường THCS Lương Thế Vinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Lương Thế Vinh
BÀI DỰ THI GIÁO VIÊN GIỎI CẤP HUYỆN( Năm học 2012- 2013)
Giáo viên thực hiện: Vũ Thị Thanh Nga
Ngày soạn: 18/3/2012
Ngày dạy: 21/3/2013
TIẾT 112: HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN: THI LÀM THƠ 5 CHỮ
I. Mức độ cần đạt
1. Kiến thức
- Ôn lại và nắm chắc các đặc điểm và yêu cầu của thể thơ năm chữ
- Kích thích tinh thần sáng tạo, tập làm thơ năm chữ, mạnh dạn trình bày miệng những câu thơ làm được.
- Các khái niệm vần chân, vần lưng, vần lền, vần gián cách được củng cố lại.
2. Kĩ năng
- Vận dụng những kiến thức về thể thơ năm chữ vào việc tập làm thơ năm chữ.
- Tạo lập văn bản bằng thể thơ năm chữ.
3. Thái độ
- Có thái độ tự giác, nghiêm túc học tập trong khi ôn lại cách gieo vần cũng như khi sáng tác thơ năm chữ
- Vui vẻ, yêu thích thể thơ năm chữ.
II. Đồ dùng
1. Giáo viên: SGK, SGV, Bài soạn, Máy chiếu
2. Học sinh: SGK, Bài soạn, thơ 5 chữ tự sáng tác
III. Các bước lên lớp
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở soạn, trong tiết dạy lồng ghép kiểm tra 4 cách gieo vần.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung ghi bảng
* Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm thơ năm chữ
GV: Yêu cầu học sinh quan sát lên máy chiếu và đọc ba đoạn thơ trong Sgk và một đoạn thơ sưu tầm
HS: Quan sát và đọc 4 đoạn thơ
- Ví dụ 4:
Mặt trời chỉ có một
Mọc lên để làm ngày
Người có hai bàn tay
Sinh ra mà làm việc
Một sau và hai trước
Kìa, ba bánh xích lô
Giấc ngủ và giấc mơ
Bốn chân giường người đỡ…
( Vương Trọng)
GV? Em hãy nhận xét số chữ trong mỗi câu thơ?
GV? Số câu trong mỗi bài có hạn định không?
GV? Bài thơ thường được chia khổ như thế nào?
GV? Nhận xét cách ngắt nhịp trong các câu thơ?
GV? Em hãy cho biết có mấy cách gieo vần, đó là những cách nào?
HS: Xung phong trả lời, lớp nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, sau đó yêu cầu học sinh quan sát lên máy chiếu và nhắc lại cách gieo vần:
- Vần lưng: loại vần được gieo giữa dòng thơ
- Vần chân: vần gieo ở cuối dòng thơ
- Vần liền: các câu thơ có vần liên tiếp giống nhau ở cuối câu.
- Vần cách: các vần tách ra không liền nhau
GV: Yêu cầu học sinh:
- Nhóm 1: Quan sát vào đoạn thơ 1 ( sgk) và cho biết cách gieo vần của đoạn 1
- Nhóm 2,3: Quan sát đoạn thơ 2( Sgk) và cho biết cách gieo vần đoạn 2
- Nhóm 4: Quan sát trên máy chiếu và tìm cách gieo vần
4 nhóm thảo luận trong 2 phút, sau 2 phút các nhóm đổi câu cho nhau và thảo luận 2 phút, sau 4 phút thay phiên nhau trình bày, nhận xét.
GV: Nhận xét, yêu cầu học sinh quan sát trên máy chiếu xem bài của nhóm mình đúng và sai ở chỗ nào.
HS: Quan sát cách gieo vần và trả lời, lớp nhận xét, bổ sung. GV nhận xét.
GV? Vậy qua các đoạn trích ở sgk và những ví dụ các bài chúng ta đã tìm, em hãy nêu đặc điểm của thể thơ năm chữ?
GV: Nhận xét và yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ
( SGK)
GV: Em đã học và tập làm thơ 4 chữ vậy em hãy so sánh đặc điểm của thơ 4 chữ và năm chữ?
HS: Trả lời, sau đó giáo viên yêu cầu học sinh quan sát lên máy chiếu và khái quát lại điểm giống và khác nhau.
Thơ 4 chữ Thơ năm chữ
- Số chữ: 4 chữ - Số chữ: gồm 5 chữ
- Số câu: không hạn định - Số câu:không hạn định
- Khổ thơ: - Khổ thơ:
( thường chia 4 hoặc 2 ( thường chia 4 hoặc câu) hoặc không chia khổ 2 câu) hoặc không chia khổ
- Nhịp: 2/2 - Nhịp 2/3 hoặc 3/2
- Vần: chân, lưng, liền, - Vần: chân, lưng, liền,
cách; thanh bằng , gián cách; thanh bằng, trắc
thanh trắc
Đều có nguồn gốc từ thơ ca dân gian.
GV: Cho học sinh chơi trò chơi điền tiếp chữ còn thiếu vào đoạn thơ trên máy chiếu
Hôm qua em đến ………
Mẹ ……….. từng bước
Hôm nay mẹ …………….
Một mình ……… đến lớp.
( Đi học- Minh Chính)
GV: Để thay đổi không khí lớp học giáo viên yêu cầu học sinh hát đoạn thơ được phổ nhạc ở trên
GV và lớp tuyên dương bạn.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thi làm thơ năm chữ
GV: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ đoạn thơ mô phỏng Sgk, nêu cách ngắt nhịp, gieo vần trong đoạn thơ đó.
HS: Đọc và xung phong chỉ ra cách ngắt nhịp, gieo vần, lớp bổ sung, nhận xét, giáo viên nhận xét.
GV: Cho học sinh thảo luận nhóm trong 4 phút chọn bài thơ hay nhất đã làm ở nhà, sau đó treo lên bảng, chỉ rõ cách gieo vần, nhịp trong bài thơ đã làm và bình nội dung của bài thơ.
HS: Thảo luận nhóm sau đó treo bảng phụ và chỉ rõ nhịp, cách gieo vần, bình nội dung bài làm của nhóm, nhóm khác nhận xét, giáo viên nhận xét.
GV: Tổ chức trò chơi “ Ngẫu hứng cùng sáng tác thơ 5 chữ” với chủ đề về thầy cô giáo, môi trường…. với vần, nhịp tự chọn.
GV: Phổ biến trò chơi tiếp sức trong 4 phút, 4 tổ lần lượt tiếp sức và sáng tác thơ với chủ đề đã cho, sau 4 phút các tổ sẽ quan sát bài làm của mình và nhận xét, tuyên dương những tổ làm tốt
HS: Chơi tiếp sức, sáng tác thơ ngẫu hứng với chủ đề đã cho, hết thời gian 4 phút các tổ thay phiên nhau nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung, sửa chữa.
GV: Yêu cầu học sinh khái quát bài học một lần nữa và hướng dẫn về nhà.
I. Đặc điểm thơ năm chữ
1. Đọc ví dụ
2. Nhận xét
- Số chữ: Mỗi câu thơ gồm 5 chữ
- Số câu: không hạn định
- Khổ thơ: ( thường chia 4 hoặc 2 câu) hoặc không chia khổ
- Nhịp: 2/3 hoặc 3/2
- Vần: chân, lưng, liền, cách
* Ghi nhớ ( SGK)
II. Thi làm thơ năm chữ
1. Thi làm thơ năm chữ theo mô phỏng
2. Thi làm thơ năm chữ có vần, nhịp tự chọn.
4. Hướng dẫn tự học:
- Nhớ đặc điểm của thể thơ năm chữ. Nhớ một số vần cơ bản. Nhận diện được thể thơ năm chữ.Sưu tầm một số bài thơ viết theo thể thơ này hoặc tự sáng tác thêm các bài thơ năm chữ.
- Soạn bài: “LÒNG YÊU NƯỚC” của (I. Ê- REN- BUA). Hiểu được tư tưởng và lòng yêu nước qua một bài tùy bút- chính luận.
- Nhận biết được nét đặc sắc về nghệ thuật của bài tùy bút - chính luận này.
File đính kèm:
- Thi lam tho nam chu.doc