Câu 1: Tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày 28 tháng 07 năm 1929.
Quá trình hình thành phát triển của tổ chức Công đoàn gắn liền với hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ấi Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh) – Lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và dân tộc Việt nam.
Trong những năm tháng hoạt động phong trào công nhân và Công đoàn quốc tế, Bác đã nghiên cứu hình thức tổ chức Công đoàn ở các nước tư bản, thuộc địa và nửa thuộc địa. Từ đó rút ra kinh nghiệm thực tiễn, Người đã đặt nền móng, cơ sở lý luận cho sự ra đời của các tổ chức quần chúng của giai cấp công nhân Việt Nam, tổ chức Công đoàn Việt nam.
25 trang |
Chia sẻ: lephuong6688 | Lượt xem: 1393 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài dự thi “Tìm hiểu công đoàn Việt Nam- 80 năm, một chặng đường lịch sử”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI
“TÌM HIỂU CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM- 80 NĂM,
MỘT CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ”
Người dự thi: Hoàng Hiền
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THCS Hương An, Hương Trà, Thừa Thiên Huế.
Câu 1: Tổ chức Công đoàn Việt Nam được thành lập vào ngày 28 tháng 07 năm 1929.
Quá trình hình thành phát triển của tổ chức Công đoàn gắn liền với hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ấi Quốc (Chủ tịch Hồ Chí Minh) – Lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân và dân tộc Việt nam.
Trong những năm tháng hoạt động phong trào công nhân và Công đoàn quốc tế, Bác đã nghiên cứu hình thức tổ chức Công đoàn ở các nước tư bản, thuộc địa và nửa thuộc địa. Từ đó rút ra kinh nghiệm thực tiễn, Người đã đặt nền móng, cơ sở lý luận cho sự ra đời của các tổ chức quần chúng của giai cấp công nhân Việt Nam, tổ chức Công đoàn Việt nam.
Tháng 6/1925, Nguyễn Ái Quốc sáng lập Hội Việt Nam thanh niên cách mạng ở Quảng Châu - Trung Quốc và trực tiếp giảng dạy cho các hội viên. Trong cuốn “Đường cách mệnh” có nói đến tính chất nhiệm vụ của Công hội: “ Tổ chức công hội trước hết là để công nhân đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là để giữ gìn quyền lợi cho công nhân, năm là để giúp cho quốc dân, giúp cho thế giới”. Sau khi được học tập lý luận hầu hết các hội viên đã trở về nước hoạt động, phát triển những hội quần chúng như hội hiếu hỉ, tương tế... thành tổ chức công hội.
Có thể nói, trên bước đường đi tới chủ nghĩa Mác-Lênin và thành lập các tổ chức Cộng sản ở Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái quốc đã quan tâm rất sớm đến tổ chức quần chúng của giai cấp công nhân. Quá trình Người chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức cho sự thành lập một chính Đảng vô sản cũng là quá trình Người xây dựng cơ sở lý luận và biện pháp tổ chức Công đoàn Cách mạng.
Từ năm 1925 đến năm 1928, nhiều Công hội bí mật đã hình thành do sự hoạt động mạnh mẽ của Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội. Đặc biệt từ năm 1928, kì bộ Bắc kì của Việt Nam cách mạng thanh niên phát động phong trào “Vô sản hoá”, phong trào đấu tranh của công nhân Việt Nam ngày càng sôi nổi, đã thúc đẩy tổ chức Công hội phát triển cả về hình thức lẫn nội dung hoạt động và trở thành tổ chức Công đoàn cách mạng thực sự của giai cấp công nhân. Tại các khu công nghiệp thuộc các tỉnh miền Bắc, nhiều xí nghiệp đã có công hội như: nhà máy Diêm, hãng sửa chữa ôtô Aviát (Hà Nội ), nhà máy Sợi, nhà máy xi măng (Hải Phòng), Hòn Gai, Quảng Yên (khu mỏ Quảng Ninh... Công nhân làm việc ở các bến tàu, nhà ga cũng có tổ chức công hội. ở miền Nam, tổ chức công hội cũng đã hình thành và hoạt động, chủ yếu ở các khu công nghiệp Sài Gòn - Chợ Lớn và đồn điền cao su.
Năm 1929, phong trào công nhân và hoạt động Công hội ở nước ta phát triển sôi nổi nhất, đặc biệt là ở miền Bắc. Các cuộc đấu tranh của công nhân nổ ra liên tục ở nhiều xí nghiệp, có sự phối hợp chặt chẽ và thống nhất hành động giữa các cuộc đấu tranh ở xí nghiệp này với xí nghiệp khác trong cùng một địa phương, giữa các địa phương này với địa phương khác trong toàn xứ, kết hợp với phong trào đấu tranh chống thuế của nông dân, bãi thị của tiểu thương, bãi khoá của học sinh. Tiêu biểu như cuộc bãi công của công nhân nhà máy dệt Nam Định (7/7/1929).
Sự phát triển của phong trào công nhân và tổ chưc Công hội đã đến lúc đòi hỏi pahỉ có một tổ chức MacXít, một Đảng thực sự Cách mạng của giai cấp công nhân có khả năng tập họp, lãnh đạo công nhân đấu tranh giành độc lập tự do. Tháng 3 năm 1929 Chi bộ Cộng sản đầu tiên được thành lập ở Hà Nội. Ngày17/6/1929, Đông Dương cộng sản Đảng ra đời và lấy phong trào công nhân làm nòng cốt cho phong trào cách mạng, lấy việc vận động công nhân làm trung tâm công tác của Đảng, Đảng cử hàng loạt cán bộ vào nhà máy, hầm mỏ. Đông Dương Cộng sản Đảng đã liên kết các Công hội đỏ ở các cơ sở và giao cho đ/c Nguyễn Đức Cảnh, Uỷ viên lâm thời Đông Dương Cộng sản Đảng triệu tập đại hội thành lập Công hội đỏ Bắc Kì, tiền thân của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ngày nay.
Đại hội thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc Kì diễn ra ngày 28/7/1929. Đại hội được tổ chức tại trụ sở Tổng công hội Bắc kỳ, số nhà 15 phố Hàng Nón - Hà Nội. Tham dự Đại hội có các đại biểu các Tổng công hội tỉnh và thành phố: Hà Nội, Nam Định, Hải Phòng, khu mỏ Đông Triều, Mạo Khê. Riêng Tổng công hội Đáp Cầu và Yên Viên do hoàn cảnh đặc biệt không đến dự đại hội nhưng đã có thư uỷ nhiệm cho ban trị sự Đại hội. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương lâm thời Tổng Công hội đỏ do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh, ủy viên BCH TW lâm thời Đông Dương công sản Đảng đứng đầu. Đại hội cũng đã thông qua chương trình, điều lệ của Công hội đỏ và quyết định cho xuất bản tờ Lao động (số đầu tiên ngày 14/8/1929 do chính đồng chí Nguyễn Đức Cảnh và Trần Học Hải phụ trách). Ban chấp hành lâm thời còn có các đồng chí Trần Hồng Vận, Trần Văn Các, Nguyễn Huy Thảo, Nguyễn Văn Đoài...
Việc thành lập Tổng công hội đỏ Bắc kỳ có ý nghĩa hết sức to lớn đối với phong trào công nhân Việt Nam. Nó là mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn Việt Nam. Đó vừa là kết quả tất yếu của sự trưởng thành về chất lượng của phong trào công nhân nước ta, vừa là thắng lợi của đường lối công vận của Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng Sản Đông Dương, đồng thời cũng đáp ứng nhu cầu cấp thiết về tổ chức của phong trào công nhân Việt Nam. Việc thành lập tổ chức Công đoàn đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam góp phần vào sự lớn mạnh của phong trào cộng sản công nhân quốc tế. Mối quan hệ giữa phong trào công nhân Việt Nam với phong trào công nhân thế giới, đặc biệt là với công nhân và công đoàn Pháp đã được Công hội đỏ thiết lập. Chính vì ý nghĩa đó, theo đề nghi của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định lấy ngày 28/7/1929 là ngày truyền thống của Công đoàn Việt Nam.
Câu 2: Từ khi thành lập đến nay Công đoàn Việt Nam đã trải qua 10 kỳ đại hội. Mục tiêu, ý nghĩa của các kỳ đại hội như sau:
* Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ I khai mạc vào sáng ngày 01/01/1950 và làm việc đến hết ngày 15/01/1950, tại xã Cao Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, chiến khu Việt Bắc. Tham dự có gần 200 đại biểu của giai cấp công nhân Việt Nam. đại hội đã bầu đ/c Hoàng Quốc Việt làm chủ tịch, đ/c Trần Danh Tuyên làm Tổng thư kí.
Đại hội đề ra mục tiêu: “Động viên công nhân, viên chức cả nước, nhất là ngành Quân giới sản xuất nhiều vũ khí, khí tài phục vụ cho kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi”.
Ý nghĩa: Sự kiện đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ nhất tháng 01/1950 đánh dấu bước trưởng thành to lớn của giai cấp công nhân và Công đoàn Việt Nam. Những văn kiện được Đại hội thông qua là sự vận dụng đúng đắn, cụ thể và sáng tạo đường lối cách mạng của Đảng vào phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, là điều kiện thuận lợi cho giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn hoàn thành những nhiệm vụ mới của cuộc kháng chiến và đã mở ra một thời kỳ mới của công tác Công đoàn ở Việt Nam. Đại hội đã giải quyết những vấn đề lớn trong thống nhất nhận thức và thống nhất hành động, sửa đổi Điều lệ Công đoàn, bầu cử chính thức Ban chấp hành. Đại hội lấy việc thi đua ái quốc là trọng tâm công tác.
* Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ II họp từ ngày 23 – 27/02/1961, tại Trường Thương nghiệp - Hà Nội. Tham dự có 752 đại biểu. Đ/c Trần Danh Tuyên được bầu làm Tổng thư ký.
Đại hội đề ra mục tiêu: “Động viên cán bộ, công nhân, viên chức thi đua lao động, sản xuất, xây dựng CNXH ở miền Bắc với tinh thần: “Mỗi người làm việc bằng hai vì miền Nam ruột thịt”, góp phần đấu tranh thống nhất nước nhà”.
Ý nghĩa: Lần đầu tiên trong lịch sử, Đại hội Công đoàn Việt Nam họp ở thủ đô Hà Nội. Cũng lần đầu tiên trong lịch sử, Đại hội Công đoàn Việt Nam có các đoàn đại biểu quốc tế được mời và Chủ tịch Hồ Chí Minh đến dự. Đại hội lần thứ II đã quyết định đổi tên Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thành Tổng Công đoàn Việt Nam. Đồng thời nhất trí thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam gồm 10 chương và 45 điều trong đó qui định cụ thể nhiệm vụ, quyền lợi đoàn viên, nguyên tắc tổ chức, quyền hạn và nhiệm vụ của các cấp công đoàn. Đại hội là cuộc sinh hoạt chính trị quan trọng của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn nhằm đưa đường lối của Đảng vào quần chúng công nhân viên chức và biến những Nghị quyết lịch sử của Đại hội Đảng thành khẩu hiệu phấn đấu hàng ngày của chúng ta. Những vấn đề mà đại hội quyết định là những vấn đề quan trọng bậc nhất đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
* Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ III
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ III họp từ ngày 11-14/02/1974, tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Tham dự có 600 đại biểu thay mặt cho hơn 1 triệu đoàn viên trong cả nước. Đại hội đã bầu đ/c Tôn Đức Thắng, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà làm Chủ tịch danh dự, đ/c Hoàng Quốc Việt được bầu làm Chủ tịch, đ/c Nguyễn Đức Thuận được bầu làm Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký.
Đại hội đề ra mục tiêu: “Động viên sức người, sức của chi viện cho chiến trường, tất cả để giải phóng miền Nam thống nhất đất nước”.
Ý nghĩa: Đại hội lần thứ III công đoàn Việt Nam được tiến hành trong lúc nước ta cũng như ở trên khắp năm châu đang diễn ra những chuyển biến lớn lao có lợi cho phong trào cách mạng của nhân dân cả nước. Đại hội là một sự kiện trọng đại trong đời sống chính trị của đất nước hiện nay. Đại hội tiêu biểu cho ý chí của hàng triệu người lao động làm chủ tập thể quyết biến chủ nghĩa anh hùng cách mạng tuyệt vời trong sản xuất và chiến đấu thời kì chống Mĩ của nước thành phong trào sôi nổi thi đua lao động, sản xuất, cần kiệm xây dựng chũ nghĩa xã hội.
* Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IV
Ngày 8/5/1978 Đại hội lần thứ IV Công đoàn Việt Nam khai mạc tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Đại hội diễn ra trong 4 ngày (từ 8/5 đến 11/5/1978). Tham dự có 862 đại biểu thay mặt cho hơn 2 triệu đoàn viên thuộc 39 Liên hiệp Công đoàn địa phương và 18 Công đoàn ngành trung ương trong cả nước. Đại hội đã bầu đ/c Nguyễn Văn Linh làm Chủ tịch, đ/c Nguyễn Đức Thuận được bầu làm Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký.
Đại hội đã đề ra mục tiêu: “Động viên giai cấp công nhân và người lao động thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa trong cả nước”.
Ý nghĩa: Là đại hội phát huy quyền làm chủ tập thể và ý chí tự lực tự cường của nhưỡng người lao độnh chân tay và lao động trí ốc đang hăng say lao động, tiến công nhằm xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu, xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc. (lời khai mạc của Đ/c Hoàng Quốc Việt, Chủ tịch tổng công đoàn)
Đại hội là hình ảnh đẹp đẽ của đội ngủ giai cấp công nhân thống nhất, của tổ chức công đoàn thống nhất, trong nước Việt Nam thống nhất thành quả của ngót nửa thế kỉ đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân ta.
Đại hội đã được sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ cụ thể của Bộ Chính Trị, Ban bí thư Trung ương Đảng, suốt quá trình chuẩn bị từ cơ sở lên.
Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó dấy lên một phong trào cách mạng có sức lôi cuốn quần chúng nhân dân trên khắp lãnh thổ nước ta. Một phong trào lôi cuốn mọi người hăng hái làm việc, hăng hái lao động sản xuất.
* Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V diễn ra từ ngày 16/11 đến 18/11/1983 tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Tham dự có 949 đại biểu thay mặt cho hơn 4 triệu đoàn viên Công đoàn trong cả nước. Đại hội đã bầu đ/c Nguyễn Đức Thuận làm Chủ tịch, đ/c Phạm Thế Duyệt được bầu làm Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký. Tháng 2/1987, đ/c Phạm Thế Duyệt được bầu làm Chủ tịch, đ/c Dương Xuân An được bầu làm Tổng thư ký.
Đại hội đã xác định mục tiêu tổng quát là: “Động viên công nhân lao động thi đua thực hiện 3 chương trình kinh tế lớn của Đảng: Nông nghiệp và công nghiệp thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu”.
Ý nghĩa: Đai hội lần thứ V Công đoàn Việt Nam diễn ra trong bối cảch đất nước ta đang đứng trước một thời kì cách mạng hết sức sôi động. Đảng ta, giai cấp công nhân và nhân dân lao động đang gánh vác một sứ mệnh trọng đại, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đây là Đại hội hành động của công nhân, viên chức cả nước phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, dấy lên các phong trào cách mạng rộng lớn nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội tổng quát trong những năm 80.
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ V nhất trí lấy ngày 28/7/1929, ngày thành lập Tổng Công hội Đỏ Bắc kỳ làm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam.
* Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI tổ chức trọng thể từ ngày 17-20/10/1988, tại Hội trường Ba Đình - Hà Nội. Tham dự có 840 đại biểu thay mặt cho hơn 4 triệu đoàn viên Công đoàn trong cả nước. Đại hội đã bầu đ/c Nguyễn Văn Tư làm Chủ tịch, các đ/c Dương Xuân An, Cù Thị Hậu được bầu làm Phó chủ tịch.
Đại hội đã đề ra mục tiêu có sức cổ vũ mạnh mẽ đối với công nhân lao động là: Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng vì “Việc làm và đời sống, dân chủ và công bằng xã hội”.
Đại hội VI Công đoàn Việt Nam là sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của giai cấp công nhân và người lao động. Đây là Đại hội đầu tiên thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đồng thời cũng đặt ra cơ sở lý luận cho đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn.
Ý nghĩa: Đại hội lần thứ VI họp giữa lúc nhân dân ta đang bắt đầu công cuộc đổi mới theo nghị quyết Đại hội lần thứ VI của Đảng. Đây là Đại hội của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam kể từ khi cả nước bước vào thực hiện đường lối đổi mới do Đại hội VI của Đảng khởi xướng. Đại hội đã diễn ra thực sự dân chủ và công khai theo tinh thần đổi mới của Đảng. Đại hội đã nêu được ý chí của giai cấp công nhân Việt Nam trước vận hội mới, thời cơ mới của đất nước. Đại hội đã ghi một dấu ấn tốt đẹp trong lịch sử Công đoàn Việt Nam và mở ra một giai đoạn phấn đấu mới, vẻ vang của Công đoàn Việt nam.
Đại hội đánh dấu một bước sự đổi mới trong tổ chức và hoạt động của công đoàn nhằm động viên công nhân lao động cả nước phấn đấu thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đại hội kêu gọi anh chị em công nhân lao động và đoàn viên, cán bộ công đoàn hãy phát huy truyền thống và bản chất cách mạng triệt để của giai cấp công nhân, biến Nghị quyết Đại hội thành hành động thiết thực, biến khẩu hiệu, việc làm và đồi sống – dân chủ và công bằng xã hội thành sức mạnh vật chất.
Để phù hợp với yêu cầu tập hợp người lao động thuộc các thành phần kinh tế, phù hợp với yêu cầu mở rộng đối tượng và phạm vi hoạt động của Công đoàn trong tình hình mới. Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VI quyết định đổi tên Tổng Công đoàn Việt Nam thành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Đổi tên các Liên hiệp công đoàn tỉnh, thành phố, đặc khu, huyện, thị xã thành Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, đặc khu, huyện, thị xã. Bỏ chức danh Tổng thư ký, Chủ tịch Tổng Lao động lao động Việt Nam là người đứng đầu Ban Chấp hành và Ban Thư ký Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam; thay chức danh Thư ký công đoàn các cấp bằng chức danh Chủ tịch công đoàn.
* Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VII
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VII được tiến hành từ ngày 9-12/11/1993, tại Hội trường Ba đình - Hà Nội. Tham dự có 610 đại biểu thay mặt cho gần 3 triệu đoàn viên Công đoàn thuộc 53 Liên đoàn Lao động địa phương, 23 Công đoàn ngành Trung ương trong cả nước. Đại hội đã bầu đ/c Nguyễn Văn Tư làm Chủ tịch, các đ/c Cù Thị Hậu, Hoàng Minh Chúc, Nguyễn An Lương, Hoàng Thị Khánh được bầu làm Phó chủ tịch.
Đại hội VII Công đoàn Việt Nam xác định mục tiêu của hoạt động công đoàn 5 năm (1993 - 1998) là: “Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, chăm lo và bảo vệ lợi ích của công nhân, lao động”.
Đại hội VII Công đoàn Việt Nam diễn ra trong tình hình đất nước có nhiều thay đổi lớn. Đại hội đặt ra một vấn đề cơ bản là xây dựng, phát triển giai cấp công nhân nước ta về số lượng, nhất là nâng cao chất lượng, đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá nước nhà.
* Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII họp từ ngày 3 đến 6/11/1998, được tổ chức trọng thể tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt - Xô, Thủ đô Hà Nội. Tham dự có 897 đại biểu thay mặt cho gần 4 triệu đoàn viên Công đoàn thuộc 61 Liên đoàn Lao động địa phương, 18 Công đoàn ngành Trung ương trong cả nước. Đại hội đã bầu đ/c Cù Thị Hậu làm Chủ tịch, các đ/c Đặng Ngọc Chiến, Nguyễn An Lương, Đỗ Đức Ngọ, Nguyễn Đình Thắng được bầu làm Phó chủ tịch.
Đại hội đề ra mục tiêu: “Vì sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, vì việc làm, đời sống, dân chủ và công bằng xã hội, xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn vững mạnh. Xây dựng giai cấp công nhân thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, phát triển về số lượng và chất lượng, làm nòng cốt trong việc xây dựng khối liên minh vững chắc với nông dân và trí thức; ra sức phát triển đoàn viên trong các thành phần kinh tế, tiếp tục xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh, nâng cao trình độ cán bộ công đoàn; tham gia xây dựng chiến lược phát triển kinh tế xã hội, xây dựng luật pháp, chính sách có liên quan đến CNVCLĐ, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp , chính đáng của CNVCLĐ; tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong mặt trận Tổ quốc Việt Nam, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trất tự an toàn xã hội; đẩy mạnh phong trào thi đua sôi nổi, động viên CNVCLĐ phát huy nội lực phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, theo con đường xã hội chủ nghĩa”.
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ VIII nhiệm kỳ 1998 - 2003 là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong việc chuyển giao nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn giữa hai thế kỷ. Đại hội Công đoàn Việt Nam diễn ra trong bối cảnh đất nước của chúng ta đang có những biến chuyển sâu sắc. Nhìn lại chặng đường hơn 10 năm đổi mới, chúng ta phấn khởi, tự hào vì thế và lực của ta tăng lên rõ rệt. Đại hội động viên giai cấp công nhân phát huy truyền thống cách mạng, khơi dậy mọi tiềm năng sáng tạo, đi tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước cùng với toàn dân, toàn quân. Đại hội là cuộc sinh hoạt chính trị quan trọng của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn nhằm đưa đường lối của Đảng vào quần chúng công nhân viên chức và biến những Nghị quyết lịch sử của Đại hội Đảng thành khẩu hiệu phấn đấu hàng ngày của chúng ta. Những vấn đề mà Đại hội quyết định là những vấn đề quan trọng bậc nhất đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Đây là Đại hội chuyển tiếp giữa hai thế kỷ, chuẩn bị hành trang bước vào thế kỷ 21. Sự thành công Đại hội tạo ra niềm vui mới, niềm tin mới, động lực mới, sức mạnh mới, khí thế mới, góp phần đưa khẩu hiêụ hành động của Đại hội vào cuộc sống, vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân cghủ và văn minh. Đôpí với giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn, Đại hội mở ra thpời kỳ mới, đánh dấu bước ngoặc của phong trào Công đoàn Việt Nam trong quá trình thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
* Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IX
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần IX họp từ ngày 10-13/10/2003, tại Cung văn hóa lao động Hữu nghị Việt - Xô, thủ đô Hà Nội. Tham dự có 900 đại biểu thay mặt cho gần 4,2 triệu đoàn viên Công đoàn trong cả nước. Đại hội đã bầu đ/c Cù Thị Hậu làm Chủ tịch, các đ/c Đặng Ngọc Tùng, Nguyễn Hoà Bình, Đỗ Đức Ngọ, Nguyễn Đình Thắng, Đặng Ngọc Chiến được bầu làm Phó chủ tịch. Tháng 12/2006, đ/c Đặng Ngọc Tùng được bầu làm Chủ tịch. Tháng 9/2007 các đ/c Mai Đức Chính, Nguyễn thị Thu Hồng, Nguyễn Văn Ngàng, Hoàng Ngọc Thanh được bầu làm phó chủ tịch.
Đại hội đã đề ra mục tiêu của tổ chức Công đoàn trong nhiệm kỳ 2003-2008:: “Xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và vai trò lãnh đạo cách mạng trong thời kỳ mới; củng cố và phát triển sâu rộng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trên cơ sở liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước sôi nổi, rộng khắp, thiết thực và có hiệu quả trong CNVCLĐ; Tham gia quản lý, chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CNVCLĐ; đẩy mạnh phát triển đoàn viên và tổ chức CĐ trong các thành phần kinh tế; nâng cao năng lực và trình độ cán bộ công đoàn; đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức CĐ vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN.”
Ý nghĩa: Đại hội Công đoàn Việt Nam lần IX là Đại hội đoàn kết, Trí tuệ, Dân chủ Đổi mới thể hiện ý chí, nguyện vọng của giai cấp công nhân và cán bộ, đoàn viên cả nước. Đại hội diễn ra vào những năm đầu thế kỷ 21 và thiên niên kỷ mới, giữa lúc chúng ta đang tiến hành tổng kết giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội IX của Đảng. Đại hội quyết định mục tiêu, phương hướng hành động của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn nhiệm kỳ 2003-2008.
* Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ X (từ 3-5/11/2008):
Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ X diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 02 đến ngày 05-11-2008, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (Hà Nội) với gần 1000 đại biểu tham dự. Đại hội đã bầu đ/c Đặng Ngọc Tùng tái đắc cử Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt nam.
Đại hội đề ra mục tiêu: “Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Công đoàn các cấp, hướng về cơ sở, lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động chủ yếu , lấy đoàn viên, công nhân viên chức, lao động làm đối tượng vận động; chuyển mạnh hoạt động Công đoàn vào việc tổ chức thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công chức, viên chức, lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ; góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.
Đại hội X Công đoàn Việt Nam thể hiện ý chí quyết tâm, năng động, sáng tạo của đông đảo công nhân viên chức, lao động, đoàn viên và các cấp công đoàn cả nước nắm bắt thời cơ và vận hội, vượt qua khó khăn, thách thức, quyết tâm đổi mới toàn diện và mạnh mẽ tổ chức và phương thức hoạt động Công đoàn, góp phần xây dựng giai cấp công nhân vững mạnh, phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội X của Đảng, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Câu 3: Đại hội VI Công đoàn Việt Nam là Đại hội đổi mới. Đại hội VI Công đoàn Việt Nam là sự kiện quan trọng trong đời sống chính trị của giai cấp công nhân và người lao động. Đây là Đại hội đầu tiên thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đồng thời cũng đặt ra cơ sở lý luận cho đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn. Cụ thể Đại hội đã đề ra mục tiêu có sức cổ vũ mạnh mẽ đối với công nhân lao động là: “Việc làm và đời sống, dân chủ và công bằng xã hội”.
Đại hội VI Công đoàn Việt Nam họp giữa lúc công nhân viên chức cùng toàn dân đang ra sức khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng nên có thể nói Đại hội VI Công đoàn Việt Nam là Đại hội đổi mới của phong trào công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1980)- Đại hội mở đầu cho thời kỳ đổi mới ở Việt Nam, đã phân tích những nguyên nhân căn bản dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội ở nước ta, và trên cơ sở đó, Đại hội xác định quan điểm và đường lối đổi mới, trước hết là đổi mới về kinh tế. “Muốn đưa nề kinh tế thoát khỏi tình trạng rối ren, mất cân đối, phải dứt khoát sắp xếp lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý. Tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch và các chính sách kinh tế là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế để phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa”
Trong sự nghiệp cao cả đó, Đảng xác định tổ chức Công đoàn “có vai trò to lớn trong việc động viên các tầng lớp nhân dân, tham gia xây dựng, quản lý kinh tế, quản lý xã hội”, “Đảng cần tổng kết kinh nghiệm và ra nghị quyết về xây dựng giai cấp công nhân. Nhà nước cần bổ sung Luật Công đoàn”.
Động lực chủ yếu thực hiện nhiệm vụ xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội trong kế hoạch 5 năm 1986-1990 không phải là đẩy mạnh đầu tư mà là đổi mới cơ chế quản lý kinh tế.
Nhà nước đã có nhiều chính sách để từng bước xác lập cơ chế quản lý mới. Trong nông nghiệp với cơ chế khoán theo hộ, hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ ở nông thôn, đã tạo ra bước phát triển đáng kể về sản xuất lương thực. Từ chỗ lương thực sản xuất không đủ dùng trở thành quốc gia xuất khẩu gạo. Thắng lợi đó có đóng góp quan trọng của đội ngũ công nhân viên chức trong những năm cuối thập kỷ 80.
Trong Công nghiệp, Quyết
File đính kèm:
- toan 7(2).doc