Bài dự thi tìm hiểu pháp luật về “an toàn giao thông”

CÂU 1:

Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định những hành vi nào bị nghiêm cấm?

- Tại Điều 8, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về các hành vi bị cấm như sau:

 

1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

 

2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.

 

3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép.

 

4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ.

 

5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định.

 

doc13 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8014 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài dự thi tìm hiểu pháp luật về “an toàn giao thông”, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ “AN TOÀN GIAO THÔNG” CÂU 1: Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định những hành vi nào bị nghiêm cấm? - Tại Điều 8, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về các hành vi bị cấm như sau: 1. Phá hoại đường, cầu, hầm, bến phà đường bộ, đèn tín hiệu, cọc tiêu, biển báo hiệu, gương cầu, dải phân cách, hệ thống thoát nước và các công trình, thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. 2. Đào, khoan, xẻ đường trái phép; đặt, để chướng ngại vật trái phép trên đường; đặt, rải vật nhọn, đổ chất gây trơn trên đường; để trái phép vật liệu, phế thải, thải rác ra đường; mở đường, đấu nối trái phép vào đường chính; lấn, chiếm hoặc sử dụng trái phép đất của đường bộ, hành lang an toàn đường bộ; tự ý tháo mở nắp cống, tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ. 3. Sử dụng lòng đường, lề đường, hè phố trái phép. 4. Đưa xe cơ giới, xe máy chuyên dùng không bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tham gia giao thông đường bộ. 5. Thay đổi tổng thành, linh kiện, phụ kiện xe cơ giới để tạm thời đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của xe khi đi kiểm định. 6. Đua xe, cổ vũ đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lạng lách, đánh võng. 7. Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma tuý. 8. Điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở. 9. Điều khiển xe cơ giới không có giấy phép lái xe theo quy định. Điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ không có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng. 10. Giao xe cơ giới, xe máy chuyên dùng cho người không đủ điều kiện để điều khiển xe tham gia giao thông đường bộ. 11. Điều khiển xe cơ giới chạy quá tốc độ quy định, giành đường, vượt ẩu. 12. Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi trong thời gian từ 22 giờ đến 5 giờ, bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị và khu đông dân cư, trừ các xe được quyền ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định của Luật này. 13. Lắp đặt, sử dụng còi, đèn không đúng thiết kế của nhà sản xuất đối với từng loại xe cơ giới; sử dụng thiết bị âm thanh gây mất trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng. 14. Vận chuyển hàng cấm lưu thông, vận chuyển trái phép hoặc không thực hiện đầy đủ các quy định về vận chuyển hàng nguy hiểm, động vật hoang dã. 15. Đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn; chuyển tải, xuống khách hoặc các hành vi khác nhằm trốn tránh phát hiện xe chở quá tải, quá số người quy định. 16. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô khi không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh theo quy định. 17. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm. 18. Khi có điều kiện mà cố ý không cứu giúp người bị tai nạn giao thông. 19. Xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn. 20. Lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe doạ, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông. 21. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nghề nghiệp của bản thân hoặc người khác để vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ. 22. Sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng. 23. Hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, hành vi khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ. CÂU 2: Nêu các quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ? Nội dung này được quy định tại văn bản nào? Nếu điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy vi phạm về tốc độ thì bị xử lý như thế nào? Nêu hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung? Điều 12.Tốc độ xe và khoảng cách giữa các xe(Luật giao thông đường bộ số 23/2008/QH12) 1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo. 2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và việc đặt biển báo tốc độ; tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ. 3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện việc đặt biển báo tốc độ trên các tuyến đường do địa phương quản lý Điều 6 Quyết định số 05/2007/QĐ-BGTVT ngày02/02/2007 của Bộ Giao thông vận tải ban hành quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ quy định: -Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ trong khu vực đông dân cư được quy định như sau: Loại xe cơ giới đường bộ Tốc độ tối đa (km/h) Ôtô chở người đến 30 chỗ ngồi; ôtô tải có trọng tải dưới 3.500kG. 50 Ôtô chở người trên 30 chỗ ngồi: ôtô tải có trọng tải từ 3.500kG trở lên; ôtô-sơ mi rơ moóc; ôtô kéo rơ moóc; ôtô kéo xe khác; ôtô chuyên dùng; xe ôtô; xe gắn máy. 40 - Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ ngoài khu vực đông dân cư được quy định như sau: Loại xe cơ giới đường bộ Tốc độ tối đa (km/h) Ôtô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ôtô buýt); ôtô tải có tải trọng dưới 3.500 kG 80 Ôtô chở người đến 30 chỗ ngồi (trừ ôtô buýt); ôtô tải có tải trọng dưới 3.500 kG 70 Ôto buýt; ôtô-sơ mi rơ moóc; ôtô chuyên dùng; xe môtô 60 Ôto kéo rơ moóc; ôtô kéo xe khác; xe gắn máy 50 - Đối với các loại xe như máy kéo , xe công nông, xe lam, xe lôi máy, xe xich lô máy, xe ba gác máy, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự hiện đang được phép hoạt động, tốc độ tối đa không quá 30km/h khi tham gia giao thông trên đờng bộ. Nếu điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy vi phạm về tốc độ thì bị xử lý như thế nào? Nêu hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung? Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: b) Không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính; c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h; d) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông; Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ; c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h; d) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép;  5. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h; c) Vượt xe trong những trường hợp cấm vượt, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm h khoản 4; Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển xe vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: - Tịch thu còi, cờ, đèn sử dụng trái quy định; - Bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 ngày hoặc 60 (sáu mươi) ngày. Nếu tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn, tịch thu xe; - Tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe không thời hạn, tịch thu xe. CÂU 3: Người điểu khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá quy định thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Nêu hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung? Đối với trường hợp điều khiển xe ô tô Theo quy định tại Điểm b Khoản 7, Điểm c Khoản 10 Điều 8, Điểm a Khoản 1 Điều 54 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/4/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 60 ngày và bị tạm giữ phương tiện đến 10 ngày. Đối với trường hợp điều khiển xe mô tô, xe gắn máy Theo quy định tại Điểm b Khoản 5, Điểm b Khoản 9 Điều 9, Điểm b Khoản 1 Điều 54 Nghị định số 71/2012/NĐ-CP thì người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 30 ngày và bị tạm giữ phương tiện đến 10 ngày. CÂU 4: Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về sử dụng làn đường như thế nào? Người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy vi phạm: điều khiển xe đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Nên hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung? Điều 13 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về sử dụng làn đường như sau: 1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn. 2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái. 3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người điều khiển  xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: a) Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm i khoản 4 Điều này; b) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi về bên phải phần đường xe chạy; d) Không giảm tốc độ và nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính; đ) Không nhường đường cho xe xin vượt khi có đủ điều kiện an toàn; không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau; g) Dừng xe, đỗ xe tại các vị trí: bên trái đường một chiều; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; h) Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 mét; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ xe nơi có biển cấm dừng, cấm đỗ; để xe ở lòng đường, hè phố trái quy định của pháp luật; i) Quay đầu xe trái quy định trong khu dân cư; k) Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo “cấm quay đầu xe”; l) Lùi xe ở đường một chiều, ở khu vực cấm dừng, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường, nơi đường bộ giao nhau, nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, nơi tầm nhìn bị che khuất; lùi xe không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước; 4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: b) Đi vào đường cấm, khu vực cấm, đi ngược chiều của đường một chiều; trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; đ) Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông; e) Dừng xe, đỗ xe, mở cửa xe không bảo đảm an toàn gây tai nạn; 3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; b) Không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính; d) Điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông; đ) Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, trừ trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định; Điều 11. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ 1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định; b) Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước; d) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm e khoản 4 Điều này; đ) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép; 5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần điểm a, điểm b khoản 4 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu xe. CÂU 5: Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về chuyển hướng xe như thế nào? Người điểu khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy vi phạm về chuyển hướng xe thì bị xử phạt như thế nào? Nên hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung? Chuyển hướng xe như thế nào thì đúng quy đinh của Luật giao thông đường bộ? Điều 15 Luật giao thông đường bộ  năm 2008 quy định về chuyển hướng xe như sau: 1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ. 2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác. 3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe. 4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc,đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất. Người điểu khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy vi phạm về chuyển hướng xe thì bị xử phạt như thế nào? Nên hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung? 1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm c, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 2; điểm a, điểm đ, điểm e khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm i khoản 4; điểm a khoản 5; điểm a khoản 6 Điều này; b) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ; c) Chuyển hướng không nhường đường cho: các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ; d) Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết; k) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường bộ giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm d, điểm đ khoản 2 Điều này; CÂU 6: Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định về vượt xe như thế nào? Người điểu khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy vi phạm về vượt xe thì bị xử phạt như thế nào? Nêu hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung? Luật giao thông đường bộ quy định về  vượt xe như thế nào ? Điều 14 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định: 1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn. 2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải. 3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt. 4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải: a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái; b) Khi xe điện đang chạy giữa đường; c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được. 5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây: a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này; b) Trên cầu hẹp có một làn xe; c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế; d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt; e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ. Người điểu khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy vi phạm về vượt xe thì bị xử phạt như thế nào? Nêu hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung? Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe vi phạm một trong các hành vi sau đây: a) Vượt trong các trường hợp cấm vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không được phép; không có báo hiệu trước khi vượt; b) Tránh xe không đúng quy định; không nhường đường cho xe đi ngược chiều theo quy định tại nơi đường hẹp, đường dốc, nơi có chướng ngại vật; CÂU 7: Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004 quy định những hành vi nào bị nghiêm cấm? Điều 8. Các hành vi bị cấm 1. Phá hoại công trình giao thông đường thuỷ nội địa; tạo vật chướng ngại gây cản trở giao thông đường thuỷ nội địa. 2. Mở cảng, bến thuỷ nội địa trái phép; đón, trả người hoặc xếp, dỡ hàng hoá không đúng nơi quy định. 3. Xây dựng trái phép nhà, lều quán hoặc các công trình khác trên đường thuỷ nội địa và phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thuỷ nội địa. 4. Đổ đất, đá, cát, sỏi hoặc chất thải khác, khai thác trái phép khoáng sản trong phạm vi luồng và hành lang bảo vệ luồng; đặt cố định ngư cụ, phương tiện khai thác, nuôi trồng thuỷ sản trên luồng. 5. Đưa phương tiện không đủ điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật này tham gia giao thông đường thuỷ nội địa; sử dụng phương tiện không đúng công dụng hoặc không đúng vùng hoạt động theo giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của cơ quan đăng kiểm. 6. Bố trí thuyền viên không đủ định biên theo quy định khi đưa phương tiện vào hoạt động; thuyền viên, người lái phương tiện làm việc trên phương tiện không có bằng, chứng chỉ chuyên môn hoặc bằng, chứng chỉ chuyên môn không phù hợp. 7. Chở hàng hoá độc hại, dễ cháy, dễ nổ, động vật lớn chung với hành khách; chở quá sức chở người của phương tiện hoặc quá vạch dấu mớn nước an toàn. 8. Làm việc trên phương tiện khi trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc 40 miligam/1lít khí thở hoặc có các chất kích thích khác mà pháp luật cấm sử dụng. 9. Bỏ trốn sau khi gây tai nạn để trốn tránh trách nhiệm; xâm phạm tính mạng, tài sản khi phương tiện bị nạn; lợi dụng việc xảy ra tai nạn làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn. 10. Vi phạm báo hiệu hạn chế tạo sóng hoặc các báo hiệu cấm khác. 11. Tổ chức đua hoặc tham gia đua trái phép phương tiện trên đường thuỷ nội địa; lạng lách gây nguy hiểm cho phương tiện khác. 12. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, gây phiền hà khi thực hiện nhiệm vụ; thực hiện hoặc cho phép thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa. 13. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về giao thông đường thuỷ nội địa" CÂU 8: Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004 quy định hành khách có quyền và nghĩa vụ gì? Hành khách có hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường thủy nội địa thì bị xử phạt như thế nào? 19.Quyền và nghĩa vụ của hành khách -  Hành khách có các quyền sau đây:  +  Yêu cầu được vận chuyển bằng đúng loại phương tiện, đúng giá trị loại vé, từ cảng, bến nơi đi đến cảng, bến nơi đến theo vé đó mua;  +  Được miễn cước phí hành lý mang theo với khối lượng theo quy định của pháp luật;  +  Được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện rời cảng, bến và được hoàn trả lại tiền vé theo quy định. Sau khi phương tiện khởi hành, nếu rời phương tiện tại bất kỳ cảng, bến nào thì không được hoàn trả lại tiền vé, trừ trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;  +  Yêu cầu thanh toán chi phí phát sinh, bồi thường thiệt hại trong trường hợp người kinh doanh vận tải hành khách không vận chuyển đúng thời hạn, địa điểm đó thoả thuận trong hợp đồng.  -  Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:  +  Mua vé hành khách và trả cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức quy định; nếu chưa mua vé và chưa trả đủ cước phí vận tải hành lý mang theo quá mức thì phải mua vé, trả đủ cước phí và nộp tiền phạt;  +  Khai đúng tên, địa chỉ của mỡnh và trẻ em đi kèm khi người kinh doanh vận tải lập danh sách hành khỏch;  +  Có mặt tại nơi xuất phát đúng thời gian đó thoả thuận; chấp hành nội quy vận chuyển và hướng dẫn về an toàn của thuyền trưởng hoặc người lái phương tiện;  +  Khụng mang theo hành lý thuộc loại hàng hoỏ mà phỏp luật cấm lưu thông, cấm vận tải chung với hành khách.  Điều 27. Vi phạm quy định đối với hành khách 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 50.000 đồng đối với hành vi không chấp hành nội quy an toàn trên phương tiện hoặc không chấp hành sự hướng dẫn của thuyền trưởng, người lái phương tiện. 2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Mang hành lý thuộc loại hàng hóa mà pháp luật cấm vận tải chung với hành khách; b) Gây mất trật tự, an toàn trên phương tiện. 3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu hàng hóa đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. CÂU 9: Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004 quy định khi có tai nạn trên đường thủy nội địa, tổ chức, cá nhân phải trách nhiệm gì? Người có hành vi vi phạm về trách nhiệm khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa bị xử phạt như thế nào? Theo Điều 7 - Luật Giao thông đường thuỷ nội địa ngày 15/6/2004, khi xảy ra tai nạn trên đường thuỷ nội địa các tổ chức, cá nhân tại khu vực xảy ra tai nạn phải có trách nhiệm như sau: - Thuyền trưởng, người lái phương tiện và người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông đường thuỷ nội địa hoặc phát hiện người, phương tiện bị nạn trên đường thuỷ nội địa phải tìm mọi biện pháp để kịp thời cứu người, phương tiện, tài sản bị nạn; bảo vệ dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn; báo cho cơ quan công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất và phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan điều tra có thẩm quyền. - Cơ quan công an hoặc Uỷ ban nhân dân nơi nhận được tin báo phải cử ngay người đến nơi xảy ra tai nạn hoặc nơi phát hiện người, phương tiện bị nạn, được quyền huy động người, phương tiện để cứu vớt, cứu chữa người bị nạn, bảo vệ tài sản, phương tiện bị nạn, dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thông suốt; trường hợp tai nạn, sự cố gây tác hại đến môi trường thì phải báo ngay cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.  - Cơ quan công an hoặc cơ quan khác của Nhà nước có thẩm quyền khi nhận được tin xảy ra tai nạn trên đường thuỷ nội địa phải kịp thời tiến hành điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật. - Uỷ ban nhân dân nơi xảy ra tai nạn hoặc nơi phát hiện người bị nạn có trách nhiệm giúp đỡ người bị nạn; trường hợp tai nạn gây chết người, sau khi cơ quan điều tra có thẩm quyền đồng ý cho chôn cất mà nạn nhân không rõ tung tích, không có thân nhân hoặc thân nhân không có khả năng chôn cất thì tiến hành chôn cất nạn nhân theo quy định của pháp luật. Điều 20. Vi phạm quy định về trách nhiệm khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa 1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng đối với hành vi không báo kịp thời cho cơ quan Công an hoặc Ủy ban nhân dân địa phương nơi gần nhất khi xảy ra tai nạn giao thông đường thủy nội địa. 2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi không có mặt đúng thời gian triệu tập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: a) Không bảo vệ hoặc làm thay đổi dấu vết, vật chứng liên quan đến tai nạn; b) Không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu, vật chứng liên quan đến tai nạn; c) Trốn tránh nghĩa vụ cứu nạn

File đính kèm:

  • doc1_tham_gia_cu___c_thi_t__m_hi___u_Ph__p_lu__t_v____ATGT_2013.doc
Giáo án liên quan