Bài giải thi tốt nghiệp THPT Môn Văn

Câu 2 (8 điểm): Anh hoặc chị hãy phân tích truyện ngắn Mùa lạc của Nguyễn Khải để làm rõ cảm hứng hồi sinh trong tác phẩm.

Đề II

Câu 1 (2 điểm): Anh hoặc chị hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.

Câu 2 (2 điểm): Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh.

Câu 3 (6 điểm): Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tâm tư trong tù của Tố Hữu:

Cô đơn thay là cảnh thân tù!

Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực

Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!

Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều

Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh

Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh

Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giải thi tốt nghiệp THPT Môn Văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài giải thi tốt nghiệp THPT: Môn Văn TT - Đề thi: Thí sinh chọn một trong hai đề  sau: Đề I: Câu 1 (2 điểm): Những nét chính nào trong cuộc đời của nhà thơ Êxênin đã ảnh hưởng đến sáng tác của ông? Câu 2 (8 điểm): Anh hoặc chị hãy phân tích truyện ngắn Mùa lạc của Nguyễn Khải để làm rõ cảm hứng hồi sinh trong tác phẩm. Đề II Câu 1 (2 điểm): Anh hoặc chị hãy trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng. Câu 2 (2 điểm): Trình bày ngắn gọn quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh. Câu 3 (6 điểm): Hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ Tâm tư trong tù của Tố Hữu: Cô đơn thay là cảnh thân tù! Tai mở rộng và lòng sôi rạo rực Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu! Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về... (Theo Văn học 12, tập một, phần VHVN, Nhà xuất bản Giáo Dục 2006 - tr.26) Bài giải Đề I: Câu 1: Những nét chính trong cuộc đời của nhà thơ Êxênin đã ảnh hưởng đến sáng tác của ông, cần nêu được các ý chính sau đây: - Xecgây Êxênin (1895-1925) sinh ra trong một gia đình nông dân ở vùng quê tỉnh Riadan nước Nga. Lớn lên giữa ruộng đồng và thảo nguyên, giữa làng quê Nga, do đó những hình ảnh tuyệt diệu về thiên nhiên và cuộc sống làng quê Nga đã đi vào thơ ông với tình cảm chân thành say đắm, với ngôn ngữ và lời ca tiếng hát của nhân dân Nga. - Từ nhỏ sống với ông bà ngoại nên chịu ảnh hưởng lối sống phóng túng, ham vui chơi của ông ngoại, và những tình cảm tôn giáo trong thơ Êxênin trước Cách mạng Tháng Mười là do chịu ảnh hưởng của bà ngoại. - Sau Cách mạng Tháng Mười, Êxênin hoàn toàn đứng về phía cách mạng, tuy nhiên có những khía cạnh của cách mạng vô sản ông không hiểu được, do đó mà thơ ông cũng băn khoăn lo lắng về số phận của quê hương, và có những vần thơ đau buồn, tuyệt vọng. Câu 2: Phân tích truyện ngắn Mùa lạc của Nguyễn Khải để làm rõ cảm hứng hồi sinh trong tác phẩm. 1. Yêu cầu về kỹ năng: Hiểu đúng yêu cầu của đề bài là phân tích truyện ngắn để làm sáng tỏ nhận định; biết làm một bài văn nghị luận văn học có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng trên cơ sở hiểu biết chung về tác phẩm mà lựa chọn, phân tích những sự việc, hình ảnh, chi tiết tiêu biểu để làm rõ cảm hứng hồi sinh trong truyện ngắn Mùa lạc của Nguyễn Khải. Có thể nêu lên những ý chính sau đây: 2.1. Sự hồi sinh ở vùng đất Điện Biên: từ vùng đất chết với thiên nhiên khắc nghiệt vì nắng cháy, rét buốt, gió Lào... và đầy thương tích của chiến tranh, qua một năm lao động san rừng, đào cây, gỡ mìn... giờ trở thành một nông trường trải dài mênh mông với đầy đủ màu sắc, âm thanh và sự vận động mọi mặt của cuộc sống thật sự. 2.2. Sự hồi sinh qua nhân vật Đào: - Sự thay đổi số phận: Từ cuộc đời đầy bất hạnh góa bụa, không gia đình, không tiền bạc, không nhan sắc, lang bạt khắp nơi để kiếm sống chỉ mong sao ngày được hai bữa, tương lai mù mịt nhưng khi đến với nông trường Điện Biên, qua quá trình lao động cần mẫn Đào được mọi người tin yêu, được hạnh phúc với bức thư ngỏ lời của thiếu úy Dịu. - Sự thay đổi trong tính cách: Từ một người chua ngoa, đanh đá đến với nông trường Điện Biên, sống trong tình thương mọi người chân thành giúp đỡ nhau, Đào đã trở nên hoàn thiện hơn, dịu dàng, đằm thắm hơn. - Sự thay đổi tâm lý: Từ tâm lý chán nản, mỏi mệt, Đào trở nên yêu đời, lạc quan tin tưởng ở tương lai. 2.3. Sự thay đổi số phận của nhân vật Duệ: Sống với chú dượng từ nhỏ trong nỗi bất hạnh và lo âu nhưng đến với nông trường Điện Biên, Duệ cũng có được hạnh phúc với Huân. 2.4. Qua sự hồi sinh, tác phẩm đã ca ngợi giá trị của lao động và mối quan hệ đạo đức mới giữa người với người, thể hiện giá trị nhân đạo và khẳng định một chân lý của cuộc sống: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hi sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”. Đề II: Câu 1: Hoàn cảnh ra đời bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng: Tây Tiến là tên một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào bảo vệ biên giới Việt - Lào và đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở thượng Lào cũng như ở miền Tây Bắc bộ VN. Chiến sĩ Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, chiến đấu trong những hoàn cảnh rất gian khổ, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội, tuy vậy họ vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng. Đoàn quân Tây Tiến sau một thời gian hoạt động ở Lào, trở về Hòa Bình thành lập trung đoàn 52. Quang Dũng là đại đội trưởng ở đó từ đầu năm 1947 đến cuối năm 1948 rồi chuyển sang đơn vị khác. Nhà thơ nhớ về đơn vị cũ nên viết bài thơ Nhớ Tây Tiến, sau đổi thành Tây Tiến (năm 1948), bài thơ được in trong tập Mây đầu ô. Câu 2: Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh: Là nhà hoạt động chính trị, làm thơ, viết văn là để phục vụ cách mạng, Bác có một hệ thống quan điểm sáng tác như sau: - Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội: + “Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong”. (Cảm tưởng đọc Thiên gia thi) + “ Văn hóa nghệ thuật cũng là một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. (Thư gửi các họa sĩ, 1951) - Văn chương phải phục vụ nhân dân, phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Bác nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí và văn chương: Khi viết phải xác định rõ đối tượng (viết cho ai), mục đích (viết để làm gì), nội dung (viết cái gì), hình thức nghệ thuật (viết như thế nào). - Văn chương phải có tính chân thật: Văn nghệ sĩ phải “miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn”; tránh lối viết xa lạ, cầu kỳ, ngôn ngữ phải trong sáng; nội dung phải sâu sắc, thể hiện được tinh thần dân tộc. Câu 3: 1. Yêu cầu về kỹ năng: Biết cách phân tích môt đoạn thơ trữ tình, biết làm một bài văn nghị luận văn học có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể phân tích và trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng trên cơ sở hiểu biết chung về tác phẩm mà phân tích những đặc sắc nghệ thuật để làm rõ giá trị nội dung của đoạn thơ. Về nghệ thuật: - Với những câu cảm và phép điệp ngữ, liệt kê, những từ láy làm cho lời thơ vừa thiết tha, chân thành, vừa có tiết tấu nhanh, say sưa, sôi nổi. - Hình ảnh thơ gần gũi, giàu sức gợi cảm. Về nội dung: - Thấy được tâm trạng cô đơn da diết của người chiến sĩ cách mạng lúc mới vào tù đang ở lứa tuổi căng tràn nhựa sống, đang say sưa hoạt động cách mạng, giờ bị nhốt trong nhà lao biệt giam, tối tăm, lạnh lẽo, khắc khổ, sầm u. - Thấy được niềm khao khát tự do của người chiến sĩ cách mạng qua việc lắng nghe những âm thanh của cuộc sống bên ngoài, không chỉ bằng đôi tai mở rộng mà còn bằng tấm lòng sôi rạo rực. - Thấy được trái tim nhạy cảm, trí tưởng tượng phong phú và tấm lòng thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống qua những cảm nhận của người chiến sĩ cách mạng về cuộc sống náo nức, rạo rực khi nghe những âm thanh quen thuộc, bình dị bên ngoài. - Đánh giá: Đoạn thơ thể hiện cái tôi trữ tình mới mẽ, trẻ trung, nhạy bén và tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Nỗi buồn cô đơn trong đoạn thơ là nỗi buồn mạnh mẽ, và cũng chỉ là những khoảnh khắc nhất định của tâm hồn, không dai dẳng, không bi lụy như văn học lãng mạn đương thời, bởi nó xuất phát từ tấm lòng thiết tha yêu đời, yêu cuộc sống của người chiến sĩ cách mạng. NGUYỄN THỊ PHI HỒNG (tổ trưởng tổ văn Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TP.HCM

File đính kèm:

  • docBài giải thi tốt nghiệp THPT Môn Văn.doc
Giáo án liên quan