Bài giảng 2: phản ứng hoá học . (thời gian thực hiện: 4 tiết)

-Học sinh củng cố khái niệm về hiện tượng vật lý. Hiện tượng hoá học, phương trình hoá học

-Biết sử dụng định luật bảo toàn khối lượng vào giải các bài tập.

-Làm quen với bài tập xác định nguyên tố hoá học.

-Biết xác định tỷ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong phản ứng.

-Rèn kỹ năng lập phương trình hoá

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng 2: phản ứng hoá học . (thời gian thực hiện: 4 tiết), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Chuyên đề 2: Phản ứng hoá học . (Thời gian thực hiện: 4 tiết) A.Mục tiêu: -Học sinh củng cố khái niệm về hiện tượng vật lý. Hiện tượng hoá học, phương trình hoá học -Biết sử dụng định luật bảo toàn khối lượng vào giải các bài tập. -Làm quen với bài tập xác định nguyên tố hoá học. -Biết xác định tỷ lệ số nguyên tử, phân tử giữa các chất trong phản ứng. -Rèn kỹ năng lập phương trình hoá học. B. Nội dung: 1/ Kiểm tra kiến thức cũ Cho sơ đồ phản ứng sau: a Al + bCuSO4 đ c Alx(SO4)y + d Cu. Hoá trị của Al, Cu, nhóm SO4 là III, II, II. 1. Nhóm x, y tương ứng để có các công thức đúng là: A. 2, 3 B 2, 2 C. 3, 1 D. 3, 2 2. Nhóm các hệ số a, b, c, d tương ứng để có phương trình đúng là: A. 1, 2, 3, 4 B. 3, 4, 1, 2 C. 2, 3, 1, 3 D. 2, 3, 1, 4 3. Tỉ lệ số mol của các chất trong phản ứng là A. 1: 2: 3: 4 B. 3: 4: 1: 2 C. 2: 3: 1: 3 D. 2: 3 : 1 : 4 2/ Lý thuyết: Hoạt động của thầy và trò Nội dung 1.Hoạt động 1: -GV treo bảng có một số phản ứng hoá học biểu diễn bằng các phương trình hoá học. -HS nêu chất tham gia, chất tạo thành. Cân bằng phương trình hoá học. -HS nêu cách lập phương trình hoá học . -ý nghĩa của phương trình hoá học. 2.Hoạt động 2: *Bài tập: Viết phương trình hoá học biểu diễn các quá trình biến đổi sau: a.Cho kẽm vào dung dịch HCl thu được ZnCl2 và H2. b.Nhúng dây nhôm vào dung dịch CuCl2 tạo thành Cu và AlCl3. c.Đốt Fe trong oxi thu được Fe3O4. *Bài tập 2: (sgk). -HS đọc đề. -Thảo luận, chọn phương án đúng. *Bài tập 3 (sgk): (Ghi ở bảng phụ). Nung 84 kg MgCO3 thu được m gam MgO và 44 kg CO2. a.Lập phương trình hoá học. b.Tính m của MgO. -HS làm bài tập. -GV hướng dẫn Kiến thức cần nhớ: *Ví dụ: N2 + 3H2 2NH3 *Cách lập phương trình hoá học:3 bước. Bài tập: a.Zn + 2HCl đ ZnCl2 + H2ư b.Al + CuCl2 đ AlCl3 + Cu¯ c.3Fe + 2O2 Fe3O4 *Bài tập 2: Đáp án D đúng. Vì: Trong phản ứng hoá học phân tử biến đổi, còn nguyên tử giữ nguyên. Nên tổng khối lượng các chất được bảo toàn. *Bài tập 3: Giải: a. MgCO3MgO + CO2ư b.Theo định luật bảo toàn khối lượng: 3/ Cũng cố và giải bài tập: * Chữa một số bài tập trong sách bài tập 12.2, 12.3, 13.1, 13.6, 15.1, 16.216.6 và 16.7 * Luyện tập: 1,a, Lập PTHH của các PƯ sau: b, Cho biết tỷ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong phản ứng(1), cho biết tỷ lệ số phân tử NaOH trong phản ứng (2) với các chất còn lại, Cho biết tỷ lệ số nguyên tử, số phân tử của 4 cặp chất trong phản ứng (3) tuỳ chọn c, Trong phản ứng(1) tính khối lượng Oxi cần dùng nếu từ 9,2 gam Na thu được 12,4 gam Na2O GV: Để làm được bài tập trên thì phảI biết vân dụng kiến thức nào đã học? HS: Trả lời GV: nhấn mạnh a, Nắm vững các bước lập công thức hoá học. b, ý nghĩa của PTHH c, Định luật bảo toàn khối lượng GV: Gọi 3 em lên bảng trình bày a. b, - Trong PƯ(1) Số ngtử Na: Số phân tử Oxi : Số phân tử Na2O = 4: 1: 2 - Trong PƯ(2) Số phân tử NaOH : Số phân tử FeCl3 = 3: 1 Số phân tử NaOH : Số phân tử Fe(OH)3 = 3: 1 Số phân tử NaOH : Số phân tử NaCl = 3: 3 = 1 : 1 Trong PƯ(3) Số ngtử Al : Số phân tử Fe3O4 = 8: 3 Số ngtử Al : Số ng tử Fe= 8: 9 Số ngtử Al : Số phân tử Al2O3 = 8 : 4 Số phân tử Fe3O4 : Số phân tử Al2O3 = 3: 4 c, Theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: Thay số vào ta được: Đáp số: 3,2 gam Oxi 4. Dặn dò: -Các bước lập phương trình hoá học. -ý nghĩa của phương trình hoá học. -Ôn tập lại các kiến thức trong chương.

File đính kèm:

  • docGA tu chon hoa 8 chuyen de 2.doc