1. Kiến thức.
- Nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống .
- Phân biệt được vật sống và vật không sống.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm hiểu và xử lí thông tin để nhận dạng được vật sống và vật không sống.
- Kĩ năng phản hồi , lắng nghe tích cực trong quá trình thảo luận.
188 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3048 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 1: đặc điểm cơ thể sống, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1 Ngày soạn: 22/8/2012
Tiết 1
Bài 1: ĐẶC ĐIỂM CƠ THỂ SỐNG
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức.
- Nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống .
- Phân biệt được vật sống và vật không sống.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm hiểu và xử lí thông tin để nhận dạng được vật sống và vật không sống.
- Kĩ năng phản hồi , lắng nghe tích cực trong quá trình thảo luận.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin trong trình bày ý kiến cá nhân.
3. Thái độ
- Học sinh liên hệ kiến thức của bài với thực tế tự nhiên
- Giáo dục tinh thần ham học, yêu thích bộ môn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh vẽ (hoặc vật mẫu) một số vật sống và không sống
- Phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Giáo viên giới thiệu bộ môn, giới thiệu bài
Hoạt động 1:
Nhận dạng vật sống và vật không sống
Mục tiêu: HS nhận dạng vật sống và vật không sống qua biểu hiện bên ngoài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV cho học sinh kể tên một số cây, con, đồ vật ở xung quanh rồi chọn 1 cây, con, đồ vật đại diện để quan sát.
- GV yêu cầu học sinh trao đổi nhóm theo câu hỏi:
+ Con gà, cây đậu cần điều kiện gì để sống?
+ Cái bàn có cần những điều kiện giống như con gà và cây đậu để tồn tại không?
+ Sau một thời gian chăm sóc đối tượng nào tăng kích thước và đối tượng nào không tăng kích thước?
- GV chữa bài bằng cách gọi HS trả lời.
- GV cho HS tìm thêm một số ví dụ về vật sống và vật không sống.
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận.
- HS tìm những sinh vật gần với đời sống như: cây nhãn, cây cải, cây đậu... con gà, con lợn ... cái bàn, ghế..
- Chọn đại diện: con gà, cây đậu, cái bàn.
- Trong nhóm cử 1 người ghi lại những ý kiến trao đổi, thống nhất ý kiến của nhóm.
- Yêu cầu thấy được:
con gà và cây đậu được chăm sóc lớn lên còn cái bàn không thay đổi.
- Đại diện nhóm trình bày ý kiến, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
*Kết luận:
- Vật sống: lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản. VD: cây đậu, con gà..
- Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên. VD: hòn đá..
Hoạt động 2:
Đặc điểm của cơ thể sống
Mục tiêu: HS thấy được đặc điểm của cơ thể sống là trao đổi chất để lớn lên.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV cho HS quan sát bảng SGK trang 6, GV giải thích tiêu đề của cột 2 và cột 6 và 7.
- GV yêu cầu HS hoạt động độc lập, GV kẻ bảng SGK vào bảng phụ.
- GV chữa bài bằng cách gọi HS trả lời, GV nhận xét.
- GV hỏi:
+ Qua bảng so sánh hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống?
- HS quan sát bảng SGK chú ý cột 6 và 7.
- HS hoàn thành bảng SGK trang 6.
- 1 HS lên bảng ghi kết quả của mình vào bảng của GV, HS khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS ghi tiếp các VD khác vào bảng.
*Kết luận:
- Đặc điểm của cơ thể sống là:
+ Trao đổi chất với môi trường: lấy các chất cần thiết từ môi trường và loại bỏ các chất thải ra ngoài.
+ Lớn lên (sinh trưởng và phát triển): Sinh trưởng là quá trình tăng về số lượng, kích thước, thể tích, sinh khối. Sự phát triển là sự biến đổi chất lượng về sinh lý và hình thái thể hiện trong suốt chu kỳ sống của sinh vật.
VD: sự lớn lên của cây bưởi..
+ Sinh sản: Sản sinh ra các thế hệ sau.
VD: sự ra hoa kết quả của cây phượng..
+ Cảm ứng: Sự phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường.
VD: hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ..
IV. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi cuối bài
V. DẶN DÒ
- Học bài và làm bài tập sgk.
TUẦN 1 Ngày soạn: 22/8/2012
Tiết 2:
Bài 2: NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được một số ví dụ để thấy được sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt lợi hại của chúng.
- Biết được 4 nhóm sinh vật chính: Động vật, thực vật, nấm và vi khuẩn
- Hiểu được nhiệm vụ của sinh học nói chung và thực vật học nói riêng.
2. Kĩ năng: Quan sát, so sánh
3. Thái độ: Yêu thiên nhiên và môn học
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tâp
2. Học sinh: Kẻ bảng sgk trang 7 vào vở
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Bài cũ: - Nêu đặc điểm cơ bản của cơ thể sống?
3. Bài mới
Hoạt động1: Sinh vật trong tự nhiên
Mục tiêu: Giới sinh vật đa dạng, sống ở nhiều nơi và có liên quan đến đời sống con người.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-GV yêu cầu HS làm bài tập ở mục trang 7 SGK
- GV hỏi:
+ Qua bảng thống kê em có nhận xét gì về thế giới sinh vật? ( Nhận xét về nơi sống, kích thước, vai trò đối với con người...)
+ Sự phong phú về môi trường sống, kích thước, khả năng di chuyển nói lên điều gì?
- GV hỏi:
+ Hãy quan sát lại bảng thống kê có thể chia giới sinh vật thành mấy nhóm?
+ Khi phân chia sinh vật thành các nhóm khác nhau người ta dựa vào những đặc điểm nào?
a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật
-HS hoàn thàmh bảng SGK
- Nhận xét theo cột dọc, bổ sung có hoàn chỉnh phần nhận xét
- Trao đổi nhóm để rút ra kết luận sinh vật đa dạng.
b. Các nhóm sinh vật
- HS xếp loại riêng những ví dụ thuộc động vật hay thực vật
- HS nghiên cứu thông tin để trả lời
* Kết luận:
Sinh vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, có môi trường sống khác nhau.
Sinh vât trong tự nhiên đa dạng chia thành 4 nhóm: vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật.
Hoạt động2: Nhiêm vụ của sinh học
- Gv yêu cầu HS đọc mục SGK trang 8 và trả lời câu hỏi:
+ Nhiệm vụ của sinh học là gì?
+ Nhiệm vụ của thực vật học là gì?
-HS đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi
-1 vài HS trả lời -> HS khác nhận xét rút ra kết luận
* Kết luận:
* Nhiệm vụ của sinh học:
+ Nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống, các điều kiện sống của sinh vật cũng như các mối quan hệ giữa sinh vật với nhau và với môi trường.
+ Tìm cách sử dụng hợp lý sinh vật, phục vụ đời sống con người.
* Nhiệm vụ của Thực vật học:
- Nghiên cứu tổ chức cơ thể cùng các đặc điểm hình thái, cấu tạo, các hoạt động sống của sinh vật .
- Nghiên cứu sự đa dạng của thực vật và sự phát triển của chúng qua các nhóm simh vật khác nhau
- Tìm hiểu vai trò của thực vật trong thiên nhiên và đời sống con người
IV. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi
+ Thế giới sinh vật rất đa dạng được thể hiện như thế nào?
+ Người ta đã phân chia sinh vật trong tự nhiên thành mấy nhóm? Hãy kể tên các nhóm?
+ Cho biết nhiệm vụ của sinh học và thực vật học?
V. DẶN DÒ
- HS làm bài tập 3 sgk tr.9
- Sưu tầm tranh ảnh về thực vật ở nhiều môi trường
TUẦN 2 Ngày soạn: 25/8/2012
Tiết 3:
Bài 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
-Tìm hiểu sự đa dạng và phong phú của thực vật
-Nêu được đặc điểm chung của thực vật.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật.
-Rèn kỷ năng quan sát, so sánh,kỷ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh khu rừng, vườn cây, sa mạc, hồ nước.
- Bảng phụ sách giáo khoa trang 11.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Ổn định lớp học
Kiểm tra bài cũ:
- Kể tên một số sinh vật sống trên cạn, dưới nước và ở cơ thể người?
Bài mới:
Hoạt động 1:
Sự đa dạng và phong phú của thực vật
Mục tiêu: HS thấy được sự đa dạng và phong phú của thực vật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân và quan sát tranh, ghi nhớ kiến thức.
+ Thảo luận câu hỏi SGK trang 11.
- GV quan sát các nhóm có thể nhắc nhở hay gợi ý cho những nhóm có học lực yếu.
- GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS rút ra kết luận:
- GV tìm hiểu có bao nhiêu nhóm có kết quả đúng, bao nhiêu nhóm cần bổ sung.
- GV hỏi: Thực vật đa dạng và phong phú như vậy thì nó có vai trò gì đối với tự nhiên và con người?
- HS quan sát hình 3.1 tới 3.4 SGK trang 10 và các tranh ảnh mang theo.
HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến.
Chú ý: Nơi sống của thực vật, tên thực vật.
.Vídụ:
+ Thực vật có thể sống ở: các miền khí hậu khác nhau: Hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. Các dạng địa hình khác nhau: đồi núi, trung du, đồng bằng, sa mạc.
+ Sa mạc ít thực vật còn đồng bằng phong phú hơn.
+ Cây sống trên mặt nước rễ ngắn, thân xốp.
- Đại diện nhóm trả lời nhóm khác bổ sung
- HS trả lời được:
+ Đối với tự nhiên: làm giảm ô nhiễm môi trường, không khí trong sạch..
+ Đối với động vật: cung cấp thức ăn, chỗ ở..
+ Đối với con người: cung cấp lương thực..
*Kết luận:
- Thực vật sống ở mọi nơi trên Trái Đất chúng có rất nhiều dạng khác nhau, thích nghi với môi trường sống.
- Thực vật trên Trái Đất có khoảng 250000 – 300000 loài
- Thực vật ở Việt Nam có khoảng 12000 loài.
Hoạt động 2:
Đặc điểm chung của thực vật
Mục tiêu: Nắm được đặc điểm chung cơ bản của thực vật
- GV yêu cầu HS làm bài tập mục trang 11 SGK.
- GV kẻ bảng này lên bảng
-GV đưa ra một số hiện tượng yêu cầu HS nhận xét về sự hoạt động của sinh vật.
+ Con gà, mèo: chạy, đi
+ Cây trồng vào chậu đặt ở cửa sổ 1 thời gian ngọn cong về phía ánh sáng.
- Yêu cầu HS rút ra đặc điểm chung của thực vật
-HS kẻ bảng SGK trang 11 vào vở hoàn thành các nội dung
- HS lên viết trên bảng của GV
* Kết luận:
Đặc điểm chung của Thực vật:
+ Thực vật có khả năng tạo ra chất hữu cơ.
+Phần lớn không có khả năng di chuyển
+ Phát triển ,sinh sản, có khả năng phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
IV. KIỂM TRA – ĐÁNH GIÁ
- GV yêu cầu HS trả lời câu 3 tr.12
V. DẶN DÒ
Học bài và làm bài tập sgk
TUẦN 2 Ngày soạn: 25/9/2012
Tiết 4:
Bài 4: CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA?
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Học sinh biết cách quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản.
- Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm.
2. Kĩ năng:
- Quan sát so sánh. Trực quan, thảo luận.
3.Thái độ:
- Giáo dục bảo vệ và chăm sóc thực vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh vẽ (hoặc vật mẫu) một số vật sống và không sống
- Phiếu học tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu đặc điểm chung của thực vật?
3. Bài mới:
Hoạt động 1:
Thực vật có hoa và thực vật không có hoa.
Mục tiêu: biết cách quan sát, so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV đưa ra một sô mẫu vật hướng dẫn học sinh quan sát.
Cho học sinh hoạt động cá nhân, thực hiện lệnh trong sách giáo khoa trang 13. Tìm hiểu các cơ quan của cây cải.
Giáo viên đặt câu hỏi:
+ Cây cải có những cơ quan nào? Chức năng của từng loại cơ quan đó?
+ Cơ quan sinh sản gồm những bộ phận nào?
+ Cơ quan sinh dưỡng gồm những bộ phận nào?
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh quan sát tranh 4.2 sgk/14 cùng mẫu vật.
Treo bảng phụ trang 13, cho học sinh thảo luận theo nhóm – 1-3 nhóm lên trình bày.
Lưu ý: Cho học sinh quan sát kĩ một số cây mà các em chưa rõ. Ví dụ cây dương xỉ không có hoa nhưng có cơ quan sinh sản đặc biệt.
Đặt câu hỏi: thực vật được chia làm mấy nhóm? Căn cứ vào đâu để chia thực vật vào các nhóm đó?
GDMT: cây xanh có hoa đã tô thêm vẽ đẹp thiên nhiên do vậy cần biết bảo vệ và trồng cây xanh
Học sinh quan sát tranh, hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi
- cơ quân sinh sản gồm hoa, quả và hạt
- gồm rễ, thân, lá
Học sinh quan tranh, mẫu vật.
Hoàn thành bảng phụ hình 4.2 đại diện nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
* Kết luận: Cơ thể thực vật có hoa gồm hai loại cơ quan:
+ Cơ quan sinh dưỡng giữ chức năng nuôi dưỡng cây.
+ Cơ quan sinh sản giữ chức năng sinh sản duy trì và phát triển nòi giống.
Thực vật phân làm hai nhóm:
+ Cây có hoa: cây sen, mướp, bầu, bí..
+ Cây không có hoa: Rêu, dương xỉ, thông.
Hoạt động 2: Cây một năm và cây lâu năm
Mục tiêu: Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm.
GV ghi lên bảng một số cây như:
+ cây lúa, ngô, đậu gọi là cây một năm.
+ Cây hồng xiêm, mít, mận gọi là cây lâu năm.
Đặt câu hỏi: Tại sao lại gọi như vậy?
Giáo viên hướng dẫn học sinh chú ý đến thời gian sống và việc các cây đó ra hoa kết quả bao nhiêu lần trong đời.
Cho học sinh thảo luận.
GV : giới thiệu cây tre cho Hs phân biệt xem thuộc loại nào
Kể vài ví dụ về cây có hoa và cây không có hoa?
Học sinh thảo luận theo hướng cây đó ra hoa kết quả bao nhiêu lần trong đời để phân biệt cây một năm và cây lâu năm.
Rút ra kết luận.
* Kết luận:
Cây một năm là cây sống không quá một năm và chỉ ra hoa 1 lần trong đời
Cây lâu năm là cây sống được nhiều năm và ra hoa nhiều lần trong đời
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
- Kể tên 5 cây trồng làm lương thực, theo em những cây lương thực thường là cây một năm hay lâu năm?
V. DẶN DÒ
Đọc mục em có biết?
- Làm bài tập sgk tr.15
TUẦN 3 Ngày soạn: 08/9/2012
Tiết 5
Bài 5: THỰC HÀNH:
KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI VÀ CÁCH SỬ DỤNG
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- HS nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi
- Biết cách sử dụng kính lúp và kính hiển vi
2.Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng thực hành.
3.Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn và bảo vệ kính lúp, kính hiển vi
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: kính lúp cầm tay, kính hiển vi, mẫu: 1 vài bông hoa, rễ nhỏ.
- HS: 1 đám rêu, rễ hành.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học:
2. Bài cũ:
-Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực vật không có hoa?
- Kể tên một vài cây có hoa, cây không có hoa?
3. Bài mới:
Trong thế giới chúng ta có những vật mà ta có thể nhìn thấy được bằng mắt thường, nhưng những vật bé xíu như vi khuẩn hay 1 tế bào thì làm thế nào có thể quan sát được? Để trả lời cho câu hỏi đó, hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về kính lúp và kính hiển vi.
Hoạt động 1: Kính lúp và cách sử dụng
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV: cho HS đọc thông tin SGK/17.
Cho HS quan sát kính lúp GV đã chuẩn bị và hỏi:
? Kính lúp có cấu tạo như thế nào?
? Cách sử dụng?
GV cho hs dùng kính lúp để quan sát các mẫu vật đã mang theo. Quan sát tư thế sử dụng kính lúp của hs để điều chỉnh cho đúng.
Kiểm tra hình vẽ lá rêu.
GV gọi đại diện bàn báo cáo - nhận xét- bổ xung
HS đọc nội dung thông tin và quan sát kính lúp
Tìm câu trả lời trong thông tin đã đọc.
Xác định các bộ phận
HS trình bày cách sử dụng kính lúp.
Sử dụng kính lúp quan sát mẫu vật đã mang theo, tách riêng 1 cây rêu đặt lên giấy, quan sát và vẽ lại trên giấy.
HS tự rút ra kết luận
Kết luận:
Kính lúp dùng để quan sát các vật nhỏ bé.
Cách sử dụng: Để mặt kính sát mẫu vật, từ từ đưa kính lên cho đến khi nhìn rõ vật
Hoạt động 2: Kính hiển vi và cách sử dụng
* Tìm hiểu cấu tạo KHV:
GV: yêu cầu hs hoạt động cá nhân, cho hs đọc thông tin SGK/18.
Và cho hs quan sat kính hiển vi gv đã chuẩn bị, yêu cầu:
? Trình bày cấu tạo kính hiển vi?
GV nhận xét lại 1 lần nữa, nhấn mạnh để hs ghi nhớ.
? Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trọng nhất, vì sao?
à GV: đó là thấu kính vì nó có ống kính để phóng to các vật.
* Cách sử dụng KHV:
GV vừa làm thao tác sử dụng kính hiển vi, vừa hướng dẫn hs các thao tác để cả lớp cùng theo dõi.
GV đưa cho mỗi nhóm 1 tiêu bản để quan sát.
GV giám sát hoạt động của các nhóm, giúp đỡ các nhóm yếu.
HS trả lời cá nhân.
Đại diện HS trình bày trước lớp, các HS khác lắng nghe, bổ sung à kết luận.
- đó là thấu kính vì nó có ống kính để phóng to các vật.
HS HĐ nhóm thực hiện các thao tác sử dụng kính
Đại diện các nhóm báo cáo kết quả nhóm- nhận xét - bổ xung.
Kết luận:
Kính hiển vi có độ phóng đại lớn giúp ta nhìn thấy những gì mắt thường không thấy được.
Cách sử dụng kính:
+ Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính.
+ Điều chỉnh ánh sánh bằng gương phản chiếu ánh sáng.
+ Sử dụng hệ thống ốc điều chỉnh để quan sát rõ mẫu vật.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
Gọi 1 – 2 hs lên trình bày lại cách quan sát bằng kính lúp
Nhắc nhở hs biết cách giữ gìn kính đặc biệt không được va đập mạnh làm bể thấu kính
V. DẶN DÒ
Chuẩn bị cho tiết thực hành quan sát mẫu vật dưới kính hiển vi các nhóm mang hành củ và cà chua.
TUẦN 3 Ngày soạn: 08/9/2012
Tiết 6:
Bài 6: THỰC HÀNH:
QUAN SÁT TẾ BÀO THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- HS phải tự làm được 1 tiêu bản tế bào thực vật ( tế bào vảy hành hay tế bào thịt quả cà chua).
2.Kĩ năng:
- Có kỹ năng sử dụng kính hiển vi.
- Tập vẽ hình đã quan sát được trên kính hiển vi.
3.Thái độ:
- Bảo vệ, giữ gìn dụng cụ.
- Trung thực chỉ vẽ những gì quan sát được.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: + Biểu bì vảy hành và thịt cà chua chín.
+ Kính lúp, kính hiển vi, tiêu bản hiển vi thực vật.
- HS: Học kỹ bài cách sử dụng kính hiển vi.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Bài cũ: Xem sự chuẩn bị dụng cụ thực hành của hs
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Quan sát tế bào dưới kính hiển vi
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV : Hướng dẫn lại cách sử dụng kính hiển vi
Hướng dẫn hs cách lấy mẫu và làm tiêu bảng để quan sát trên kính.
Kết hợp bằng hình vẽ 6.1 cho hs quan sát.
Chú ý nhắc nhở hs khi lấy vảy hành sao cho thật mỏng à dễ quan sát được các tế bào.
Đi tới các nhóm để giúp đỡ, nhắc nhở, giải đáp thắc mắc của hs.
- Yêu cầu hs vẽ những gì quan sát được.
- HS theo dõi sự hướng dẫn của GV và thực hiện theo để có tiêu bản quan sát.
HS quan sát tranh và tiến hành theo các bước tranh vẽ.
HS quan sát và vẽ tranh.
Hoạt động 2 : Vẽ hình đã quan sát được dưới kính.
GV: vẽ tế bào biểu bì hành và tế bào thịt cà chua lên bảng cho hs quan sát.
+ Củ hành và tế bào biểu bì vảy hành.
+ Quả cà chua và tế bào thịt quả cà chua.
GV: hướng dẫn hs phân biệt được các vách ngăn tế bào.
Hướng dẫn hs cách vừa quan sát vừa vẽ hình.
Gv hướng dẫn Hs viết báo cáo theo mẫu
HS quan sát, so sánh với hình vẽ của nhóm.
Phân biệt các vách ngăn tế bào.
Vẽ hình quan sát vào bản báo cáo thu hoạch.
HS thảo luận hoàn thiện báo cáo - đại diện nhóm trình bày- nhận xét - bổ xung
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
- HS tự nhận xét trong nhóm về cách làm tiêu bảng, kỹ năng sử dụng KHV và kết quả của việc thực hành.
- GV đánh giá kết quả thực hành của nhóm, nhận xét ý thức của từng thành viên trong tổ trong tiết thực hành.
- Cho điểm khuyến khích các nhóm làm bài tốt, nhắc nhở các nhóm chưa tích cực à yêu cầu cố gắng trong bài sau.
- Thu bản báo cáo thực hành của học sinh
V. DẶN DÒ
Vệ sinh phòng thực hành:
- GV hướng dẫn hs cách lau chùi và bảo quản KHV.
- Hướng dẫn cách sắp xếp các dụng cụ vào hộp.
- Làm vệ sinh phòng học thí nghiệm.
TUẦN 4 Ngày soạn: 15/9/2012
Tiết 7:
Bài 7 : CẤU TẠO TẾ BÀO THỰC VẬT
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức: Học sinh xác định được:
- Các cơ quan của thực vật đều cấu tạo bằng tế bào.
- Những thành phần cấu tạo chủ yếu của tế bào.
- Khái niệm về mô.
2.Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết kiến thức
-.Lắng nghe, phản hồi và trình bày ý kiến.
3.Thái độ:
- Kiểm tra - đánh giá thêm lòng yêu thích môn học cho học sinh.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Hình dạng và kích thước tế bào
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GV cho HS quan sát tranh H. 7.1, H7.2, H7.3
Yêu cầu học sinh hoạt động độc lập, tìm ra cầu trả lời cho lệnh Ñ SGK/23.
H: +Các cơ quan của thực vật được cấu tạo bằng gì?
+Các tế bào có hình dạng giống nhau ko?
GV: nhận xét câu trả lời của học sinh, bổ sung cho hoàn chỉnh.
GV: cho học sinh đọc nội dung thông tin trong SGK/23.
GV: cung cấp thêm 1 số tế bào có kích thước nhỏ (mô phân sinh ngọn), tế bào sợi gai dài.
Học sinh quan sát tranh.
Học sinh tìm câu trả lời thông qua quan sát tranh, so sánh.
Học sinh trả lời.
Học sinh nhận xét va đưa ra kết luận: tế bào có nhiều hình dạng.
Học sinh đọc nội dung thông tin và rút ra nhận xét về kích thước của tế bào thực vật.
- Hình nhiều cạnh như tế bào biểu bì vảy hành, hình trứng như tế bào thịt cà chua, hình sợi như tế bào vỏ cây, hình sao như tế bào ruột cây bấc…
* Kết luận:
- Các cơ quan của thực vật như rễ, thân, lá, hoa, quả đều được cấu tạo bằng các tế bào.
- Các tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau.
Hoạt động 2: Cấu tạo tế bào
GV: cho học sinh đọc nội dung thông tin ð SGK/24. và quan sát tranh 7.4/ SGK:
?: Tế bào thực vật bao gồm những thành phần nào?
GV: xác định vị trí các thành phần đó trên tranh vẽ, gọi 1 học sinh lên xác định lại.
GV mở rộng: Lục lạp trong chất tế bào có diệp lục làm cho các cây đều có màu xanh và đảm nhiệm quá trình quang hợp.
GV cho 1 học sinh nhắc lại các thành phần của 1 tế bào.
- Học sinh đọc nội dung thông tin và quan sát tranh vẽ.
Tìm ra câu trả lời.
Quan sát, lên xác định lại.
Học sinh nhắc lại ghi nhớ.
Kết luận:
Tế bào gồm:
- Vách tế bào
- Màng sinh chất
- Chất tế bào chứa lục lạp có vai trò trong quang hợp
- Nhân
- Ngoài ra còn có không bào chứa dịch tế bào.
Hoạt động 3: Mô
GV: yêu cầu học sinh quan sát tranh 7.5 SGK/25
Nêu câu hỏi:
+Nhận xét cấu tạo hình dạng các tế bào của cùng 1 loại mô? Của các loại mô khác nhau?
+Mô là gì?
GV bổ sung: chức năng của các tế bào trong 1 mô, nhất là mô phân sinh làm cho các cơ quan lớn lên.
HS quan sát tranh, đưa ra câu trả lời.
1 đến 2 học sinh trình bày câu trả lời, các học sinh khác nhận xét, bổ sung
Kết luận:
Mô gồm 1 nhóm tế bào giống nhau cùng thực hiện 1 chức năng.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
GV treo bảng phụ bài tập: giải ô chữ
1. Bảy chữ cái: Nhóm sinh vật lớn nhất có khả năng tạo ra chất hữu cơ ngoài ánh sáng
2. chín chữ cái: Là trung tâm điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
3. Tám chữ cái: Là nơi chứa dịch tế bào
4. Mười hai chữ cái: Bao bọc bên ngoài chất tế bào
5. Chín chữ cái: Là nơi diễn ra hoạt động sống cơ bản của tế bào
-
-
-
-
-
-
-
-
T
H
Ư
C
V
Â
T
-
-
-
-
-
-
-
N
H
Â
N
T
Ê
B
A
O
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
K
H
Ô
N
G
B
A
O
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
M
A
N
G
S
I
N
H
C
H
Â
T
C
H
Â
T
T
Ê
B
A
O
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
V. DẶN DÒ
- Học bài và trả lời câu hỏi sgk
- Đọc mục “em có biêt”
- Đọc trước bài 8
TUẦN 4 Ngày soạn: 15/9/2012
Tiết 8:
Bài 8: SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO
I. MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Học sinh trả lời được câu hỏi: Tế bào lớn lên như thế nào? Tế bào phân chia như thế nào?
- HS hiểu được ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào ở thực vật. Chỉ có tế bào mô phân sinh mới có khả năng phân chia.
2.Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát hình vẽ, tìm tòi kiến thức.
3.Thái độ:
- Yêu thích môn học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- GV: Bảng phụ
- HS: ôn lại khái niệm trao đổi chất ở cây xanh.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp học
2. Bài cũ:
Trình bày cấu tạo tế bào thực vật, kể tên một số hình dạng tế bào mà em biết?
3. Bài mới:
Chúng ta đa biết thực vật được cấu tạo bới các tế bào. Vậy: thực vật làm thế nào để lớn lên? Sự lớn lên đó nhờ vào quá trình nào? Ta cùng tìm hiểu trong bài mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- GV: yêu cầu học sinh hoạt động độc lập độc lập, nghiên cứu nội dung thông tin ð SGK/29.
Đặt câu hỏi:
+Tế bào lớn lên như thế nào?
+Nhờ đâu mà tế bào lớn lên được?
- GV yêu cầu HS quan sát tranh hình 8.1
GV đặt câu hỏi:
+ Quan sát hình các em thấy khi tế bào lớn lên thì những bộ phận nào có sự gia tăng kích thước, số lượng và những bộ phận nào ko gia tăng?
GV sửa câu hỏi và đưa ra kết luận.
HS đọc thông tin và tìm câu trả lời.
HS trả lời, các HS khác nhận xét.
HS quan sát tranh và tìm câu trả lời.
HS phải thấy được:
+Vách tế bào lớn lên.
+Chất tế bào nhiều lên.
+Không bào to ra.
+Nhân tế bào giữ nguyên kích thước.
HS trả lời, các học sinh khác bổ sung.
Kết luận:
Tế bào non có kích thước nhỏ, lớn dần thành tế bào trưởng thành nhờ quá trình trao đổi chất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân chia tế bào
GV cho học sinh quan sát tranh vẽ hình 8.2
Yêu cầu học sinh nghiên cứu phần nội dung thông tin trong SGK/28.
Thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+Mô tả quá trình phân chia tế bào?
+Các tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia?
+Các cơ quan của thực vật như rễ, thân, lá…lớn lên bằng cách nào?
GV trình bày quá trình lớn lên và phân chia tế bào theo sơ đồ:
Tbnon TBtrưởngthành TB non mới.
GV tổng kết nội dung 3 câu trả lời của phần Ñ SGK/28.
Đặt câu hỏi: Sự lớn lên và phân chia tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật?
HS nghiên cứu nội dung thông tin và quan sát hình.
à Sự lớn lên của các cơ quan thực vật là do 2 quá trình phân chia tế bào và sự lớn lên của tế bào:
+ Tế bào ở mô phân sinh của rễ, thân, lá phân chia à tế bào non.
+ Tế bào non lớn lên à tế bào trưởng thành.
HS trả lời tìm ra ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào
à Tăng số lượng và kích thước tế bào à giúp cây sinh trưởng và phát triển.
Kết luận: Quá trình phân bào:
+ Hình thành 2 nhân.
+ Chất TB phân chia.
+ Vách TB hình thành ngăn đôi TB cũ thành 2 TB con.
Ý nghĩa:
+ Sự phân chia và lớn lên của TB giúp cây sinh trưởng, phát triển.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
GV treo bảng
File đính kèm:
- giao an sinh hoc 6.doc