Mục tiêu.
1. Học sinh có niềm tin, niềm đam mê với môn học.
2. Học sinh biết hoá học là gì? có quan hệ như thế nào với đời sống?
3. Biết quan sát nhận xét thí nghiệm, quan sát hiện tượng xung quanh.
B. Chuẩn bị.
*Giáo viên: Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm, hoá chất: ống nghiệm, ống hút, dung
dịch Natri hiđroxit, đồng sunfat, axitclohiđric, sắt, thuốc tím.
18 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1159 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 1: giới thiệu bài mở đầu môn hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1
Tiết : 1
Bài 1:
Mở đầu môn hoá học
Ngày dạy:
Lớp 8A :
Lớp 8B :
Lớp 8C :
A. Mục tiêu.
1. Học sinh có niềm tin, niềm đam mê với môn học.
2. Học sinh biết hoá học là gì? có quan hệ như thế nào với đời sống?
3. Biết quan sát nhận xét thí nghiệm, quan sát hiện tượng xung quanh.
B. Chuẩn bị.
*Giáo viên: Chuẩn bị dụng cụ thí nghiệm, hoá chất: ống nghiệm, ống hút, dung
dịch Natri hiđroxit, đồng sunfat, axitclohiđric, sắt, thuốc tím.
*Học sinh: Đọc, nghiên cứu trong SGK, dự đoán hiện tượng khi làm thí nghiệm
C. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2. Bài mới.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Giáo viên giới thiệu bộ môn hoá học.
Làm thí nghiệm :
Thí nghiệm 1:
Thí nghiệm 2:
? Dung dịch CuSO4 màu gì
? Dung dịch NaOH màu gì
? Dung dịch HCl màu gì
? Quan sát hiện tượng trong hai thí nghiệm trên
?Từ thí nghiệm trên em rút ra điều gì về hoá học.
? Yêu cầu học sinh đọc mục 1 trong ( SGK )
?Em hãy lấy một số ví dụ để minh hoạ những vật dụng, công cụ sinh hoạt hàng ngày
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc mục 2 (SGK)
? Em có kết luận như thế nào đối với vai trò của môn hoá học trong cuộc sống của chúng ta.
? Theo các em cần phải làm gì để học tốt môn hoá học.
?Em hãy đưa ra kế hoạch để học tập tốt môn hoá học.
? Theo em cần phải chú ý gì khi học hoá học
?Tại sao phải tuân theo quy tắc an toàn
? Tại sao phải sử dụng hoá chất đúng quy định
Học sinh quan sát thí nghiệm
CuSO4 : màu xanh
NaOH : không màu
HCl : không màu
TN1: Tạo ra chất màu trắng không tan trong nước.
TN2: Tạo ra chất khí sủi bọt trong chất lỏng.
Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi.
Học sinh đọc ( SGK )
Học sinh lấy một số ví dụ trong thực tế
Học sinh thảo luận nhóm và trả lời
Học sinh suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Học sinh trả lời
Học sinh thảo luận nhóm và trả lời
HS:Trong các thí nghiệm hoá học thường xảy ra phản ứng nhanh có thể gây cháy, nổ... các hoá chất có thể bắn vào người hoặc quần áo gây cháy, bỏng ....
Nếu không sử dụng đúng có thể làm hỏng hoá chất , gây mất an toàn trong phòng thí nghiệm
I. Hoá học là gì
1. Thí nghiệm
2. Quan sát.
Hiện tượng:
3. Nhận xét.
Hoá học là là môn khoa học nghiên cứu các chất và sự biến đổi các chất.
II. Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta.
1.Trả lời câu hỏi
a) Vật dụng sinh hoạt, công cụ : quốc, xẻng, soong, nồi, ......
b) Sản phẩm hoá học: Thuốc nhuộm,dầu rửa bát, thuốc trừ sâu ......
c) Sản phẩm phục vụ học tập: Thước kẻ, mực, vở, ...
3. Kết luận (SGK- T )
III. Các em cần phải làm gì để học tốt môn hoá học
1. Cách học
- Thu thập, tìm kiến thức.
- Xử lý thông tin.
- Vận Dụng
- Ghi nhớ
2. Phương pháp (SGK)
3. Một số chú ý khi học môn hoá học
- Tuân theo quy tắc an toàn tròng phòng thí nghiệm.
- Phải kiên trì cẩn thận tỉ mỉ.
- Không sử dụng hoá chất bừa bãi.
- Rửa dụng cụ thí nghiệm vệ sinh phòng thí nghiệm
D. Hướng dẫn về nhà.
Hãy lên kế hoạch cụ thể khi học môn hoá học
1. Thời gian
2. Học trên lớp
3. Học ở nhà
4. Làm các bài tập về nhà
Tuần: 1
Tiết : 2
Bài 2 ( Tiết 1)
Chất- nguyên tử- phân tử
Ngày dạy:
Lớp 8A :
Lớp 8B :
Lớp 8C :
A. Mục tiêu
1. Học sinh nắm được chất, chất có ở đâu.
2. Phân biệt đâu là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo
3. Chất có tính chất gì? việc hiểu biết chất có lợi gì?
4. Có kỹ năng quan sát, làm thí nghiệm, tổng hợp , đánh giá, nhận xét.
B. Chuẩn bị.
Dụng cụ thử tính dẫn điện ( gồm 4 bộ)
C. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2. Bài mới.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Giáo viên giới thiệu vật thể, vật thể chia làm hai loại :
- Vật thể tự nhiên
- Vật thể nhân tạo
?Thế nào là vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo
? Em hãy cho ví dụ về vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo
? Theo em chất có ở đâu
? Tại sao mỗi chất có tính chất nhất định
Giáo viên giới thiệu tính chất của chất ( chia thành hai loại)
? Làm thế nào để biết được tính chất của chất.
? Có một miếng đồng và một miếng nhôm làm thế nào để nhận ra đâu là miếng đồng, đâu là miếng nhôm
?Muốn biết một chất nóng chảy hay sôi ở nhiệt độ nào ta phải làm như thế nào
? Tinh bột và đường làm như thế nào để nhận ra hai chất trên.
Giáo viên cho học sinh làm thí nghiệm thử tính dẫn điện
? Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì, em hãy cho ví dụ.
Giáo viên yêu cầu học sinh làm bài tập 3 (SGK)
Học sinh nghe và ghi chép
Vật thể tự nhiên: Cây, cỏ, sông ngòi, núi, rừng .....
Vật thể nhân tạo:Ngôi nhà, quần , áo, bút, mực, đèn,.........
Học sinh: Chất có trong vật thể.
Học sinh suy nghĩ trả lời
Học sinh nghe và ghi chép
Học sinh thảo luận và trả lời theo nhóm.
- Dựa vào màu sắc
- Dựa vào tính từ
- Dựa vào khối lượng riêng
HS: Dùng dụng cụ đo
HS: Dựa vào:
- Mùi vị
- Nhiệt độ nóng chảy
- Tính tan
HS : Nhận dụng cụ và làm theo sự hướng dẫn của thày cô giáo
Học sinh thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
Đại diện các nhóm lên bảng trình bày
Học sinh làm vào vở
I. Chất có ở đâu
Vật thể chia làm hai loại:
- Vật thể tự nhiên
- Vật thể nhân tạo
* Các vật thể tự nhiên gồm một số chất khác nhau.
* Các vật thể nhân tạo làm bằng vật liệu, mọi vật liệu đều làm bằng chất hay hỗn hợp một số chất.
II. Tính chất của chất.
1. Mỗi chất có tính chất nhất định.
- Tính chất vật lý
- Tính chất hoá học
Muốn biết tính chất của chất ta phải:
a) Quan sát
b) Dùng dụng cụ đo
c) Làm thí nghiệm
Kết luận: Nhôm, đồng dẫn được điện, lưa huỳnh, gỗ, giấy không dẫn được điện
2. Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
a) Giúp phân biệt chất này với chất khác.
b) Biết cách sử dụng chất.
c) biết ứng dụng thích hợp trong đời sống và sản xuất.
Vật thể
Cơ thể người
Bút chì
Dây điện
áo
Xe đạp
Chất
Nước
Than chì
Đồng, chất dẻo
Ni lon
Nhôm,cao su, sắt.
D.Hướng dẫn về nhà.
- Đọc lại lí thuyết trong SGK và trong vở ghi
- Làm bài 1; 2; 5 SGK
- Làm bài ............SBT
Ký duyệt của tổ chuyên môn
Tuần: 2
Tiết : 3
Bài 2 ( Tiết 2)
Chất
Ngày dạy:
Lớp 8A :
Lớp 8B :
Lớp 8C :
A. Mục tiêu.
1. Học sinh nắm được thế nào là chất tinh khiết; nước cất là chất tinh khiết.
2. Hiểu được thế nào là hỗn hợp, so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa chất tinh
khiết và hỗn hợp
3. Biết cách tách chất ra khỏi hỗn hợp nhờ tính chất vật lý.
B. Chuẩn bị.
Dụng cụ: Đũa thuỷ tinh, đèn cồn, cốc thuỷ tinh, tấm kính.
Hoá chất: Muối ăn
C. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
HS1: Làm bài tập 1;2 SGK
HS2: Muối ăn có lẫn cát, làm thế nào để tách muối ăn ra khỏi cát.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Giáo viên lấy một số ví dụ về hỗn hợp.
? Hỗn hợp là gì
Giáo viên giới thiệu dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm khi thu nước cất.
? Làm thế nào để khẳng định nước cất là chất tinh khiết.
?Dung dịch nước muối có được coi là chất tinh khiết không
Qua ví dụ trên làm như thế nào để tách được muối ra khỏi nước.
? Em hãy liên hệ thực tế.
Giáo viên làm thí nghiệm thu muối ăn từ dung dịch muối.
? Vậy làm thế nào để tách một chất ra khỏi hỗn hợp.
Học sinh nghe và ghi chép
Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau được gọi là hỗn hợp
Khẳng định chất có tính chất nhất định:
+ Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy.
+ Khối lượng riêng......
Dung dịch nước muối không được coi là chất tinh khiết vì dung dịch nước muối ngoài mưối ra còn cả nước.
Học sinh thảo luận theo nhóm
Lấy muối từ nước biển
Học sinh quan sát ,nhận xét kết quả thí nghiệm
Ta dựa vào tính chất vật lí khác nhau có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp
III. Chất tinh khiết
1. Hỗn hợp
Ví dụ: Nước muối, nước đường, ........
Khái niệm hỗn hợp(sgk)
2. Chất tinh khiết
Kết luận: Chất tinh khiết là chất có tính chất nhất định.
4.Tách chất ra khỏi hỗn hợp
Thí nghiệm:
-Bỏ muối ăn vào nước, khuấy cho tan
-Đun nóng nước, nước sôi và bay hơi
-Muối ăn bay hơi vì có nhiệt độ sôi cao
KL:sgk
D-Củng cố
Em hãy lập bảng so sánh tính chất màu ,vị , tính tan trong nước ,tính cháy được của muối ăn , đường và than
STT
Tên chất
Màu
Vị
Tính tan
Tính cháy
1
Muối ăn
Trắng
Mặn
Tan
Không
2
Đường
Trắng
Ngọt
Tan
Cháy
3
Than
Đen
-
Không tan
-
4
Tinh bột
Trắng
Ngọt
Không tan
Cháy
5
Rượu
Trắng
Cay
Tan
Cháy
E-Hướng dẫn về nhà
-Làm bài 6,7,8 sgk
-Làm bài..............SBT
Tuần: 2
Tiết : 4
Bài 3
Tính chất nóng chảy của chất-tách chất từ hỗn hợp
Ngày dạy:
Lớp 8A :
Lớp 8B :
Lớp 8C :
A. Mục tiêu.
1. Học sinh củng cố tính chất vật lí của chất từ đó đề ra phương án tách chất
ra khỏi hỗn hợp.
2.Nắm được một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
3. Nắm được cách làm, thao tác thí nghiệm
4.Có kỹ năng quan sát, nhận xét thí nghiệm
B. Chuẩn bị.
-Dụng cụ: ống nghiệm, nhiệt kế, cốc, đèn cồn, kẹp gỗ, đũa thuỷ tinh, giấy lọc,
lưới Amiăng
-Hoá chất: Pharaphin, Lưu huỳnh, muối ăn có lẫn cát.
C. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2. Bài mới.
Hoạt động 1: I. Tiến hành thí nghiệm
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Giáo viên giới thiệu một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm
Học sinh nghe và ghi chép
Một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
Hoạt động 2: 1. Thí nghiệm
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Yêu cầu học sinh giới thiệu dụng cụ hoá chất, cách tiến hành thí nghiệm.
? Tại sao phải dùng lưới Amiang.
? Yêu cầu học sinh làm thí nghiệm theo nhóm
Quan sát, nhắc nhở học sinh làm thí nghiệm
Học sinh lên gần bàn thí nghiệm, giới thiệu dụng cụ và hoá chất.
Vì nhiệt lượng toả sẽ lan toả đều tránh vỡ cốc.
Học sinh làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng
Dụng cụ:
Hoá chất:
Cách tiến hành:
Hiện tượng:
Giải thích:
Hoạt động 3: Thí nghiệm 2
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Yêu cầu học sinh giới thiệu dụng cụ hóa chất.
? Tại sao phải đổ nước từ từ theo đũa thuỷ tinh.
? Tại sao phải hơ đều ống nghiệm trước khi đun nóng
? Cặp ống nghiệm ở vị trí nào cho phù hợp.
? Khi làm thí nghiệm cần chú ý điều gì.
Học sinh giới thiệu dụng cụ, hoá chất.
- Tránh làm hoá chất rơi vãi ra ngoài hoặc vào người hay quần áo.
- Tránh làm vỡ ống nghiệm
( tránh sự co giãn đột ngột)
-ở vị trí cách miệng ống nghiệm
- Hướng ống nghiệm về phía không người.
Chú ý:
Hoạt động 4
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Giáo viên hướng dẫn học sinh tắt lửa đèn cồn và cất dụng cụ thí nghiệm.
Học sinh lao động dọn phòng vệ sinh
Hoạt động 5: Viết bảng tường trình
TN
Dụng cụ, hoá chất-Cách tiến hành
Hình vẽ
Hiện tượng
Giải thích
Chú ý
1
2
Ký duyệt của tổ chuyên môn
Tuần: 3
Tiết : 5
Bài 4:
Nguyên tử
Ngày dạy:
Lớp 8A :
Lớp 8B :
Lớp 8C :
A. Mục tiêu.
1. Học sinh biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện và từ đó tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích duơng và vỏ tạo bởi Electron mang điện tích âm.
2.Học sinh biết được hạt nhân tạo bởi Prôton và Nơtron; Kí hiệu Prôton (P), có điện tích dương, còn kí hiệu Nơtron (N), không mang điện.
Những nguyên tử cùng loại có cùng số Proton trong hạt nhân, khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử.
3. Học sinh biết được trong nguyên tử, số Electron bằng số Proton. Electron luôn chuyển động và sắp xếp thành từng lớp. Nhờ Electron mà nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau.
B. Chuẩn bị.
*Giáo viên:
- Chuẩn bị sẵn sơ đồ minh hoạ thành phần cấu tạo nguyên tử của 3 nguyên tố SGK- T15.
- Bảng phụ: Ghi nội dung bài tập 1;5 SGK
*Học sinh: Xem lại phần sơ lược phần cấu tạo nguyên tử trong môn Vật lý lớp 7
C. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2. Bài mới.
Hoạt động 1: 1. Nguyên tử là gì?
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Qua thực nghiệm nếu xếp hàng liền nhau thì với độ dài 1mm có từ vài triệu đến hơn trục triệu nguyên tử.
? Em hãy nhận xét kích thước của nguyên tử.
? ở vật lý em hiểu gì về nguyên tử.
? Em hiểu trung hoà về điện như thế nào.
? Phần điện tích dương, âm nằm ở phần nào của nguyên tử.
?Em hãy cho biết nguyên tử là gì.
Giáo viên giới thiệu, kí hiệu, điện tích của Electron.
-Kích thước của nguyên tử vô cùng nhỏ bé.
- Nguyên tử là hạt trung hoà về điện.
-Tổng điện tích dương bằng
tổng điện tích âm
-Điện tích dương và điện tích âm nằm ở phần vỏ nguyên tử.
Học sinh thảo luận sau đó trả lời
Nguyên tử: SGK
Electron: kí hiệu e, có điện tích âm nhỏ nhất (q=-1,6.10-19c )
Hoạt động 2: 2. Hạt nhân nguyên tử.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
? Học sinh đọc SGK và trả lời câu hỏi.
? Nêu thành phần của hạt nhân nguyên tử.
?Trong một nguyên tử số Protron và số Electron có bằng nhau không.
? Tại sao số P bằng số e.
? Tại sao khối lượng của hạt nhân nguyên tử được coi là khối lượng nguyên tử.
-Thành phần hạt nhân nguyên tử gồm: Protron và Notron
- Trong một nguyên tử Số P bằng số e
- Vì khối lượng của Electron không đáng kể nên khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử.
Hạt nhân gồm:
- Proton (P)
- Notron (N)
P mang điện tích dương.
N không mang điện.
*Các nguyên tử cùng loại đều có cùng số Proton trong hạt nhân. trong một nguyên tử số P bằng số e.
*Khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử.
Hoạt động 3: Lớp Electron
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Giáo viên treo sơ đồ minh hoạ của của 3 nguyên tử Hiđro, Oxi, Natri.
Lưu ý: Vòng tròn trong cùng thể hiện là hạt nhân nguyên tử trên đó ghi điện tích Proton của mỗi nguyên tử: Mỗi vòng tròn lớn là lớp e, mỗi e được biểu diễn bởi một dấu chấm.
? Cho biết số P, e, số lớp e trong mỗi nguyên tử trên.
Giáo viên nhấn mạnh thông qua hình vẽ cho học sinh về số P, e, số lớp
? Electron chuyển động như thế nào.
? Qua sơ đồ minh hoạ cho ta biết điều gì
Học sinh quan sát sơ đồ minh hoạ của 3 nguyên tử.
Học sinh thảo luận nhóm
Trả lời theo yêu cầu.
Học sinh khác nhận xét câu trả lời của bạn.
Cho biết:
-Số P
-Số e
-Số lớp e
-Số e lớp ngoài cùng
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
•
Nguyên tử nhôm.
•
Nguyên tử Hiđro
Electron chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.
Nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau.
Hoạt động 4: Củng cố.
Yêu cầu học sinh làm bài tập số 5 SGK
Nguyên tử
Số P
Số e
Số lớp e
Số e lớp ngoài cùng
Heli
Cacbon
Nhôm
Canxi
D. Hướng dẫn về nhà.
1. Làm bài tập 2;3;4 SGK
2. Làm bài 4.1; 0.2; 4.3 SBT - T4,5
3. Học thuộc bày phần ghi nhớ trong SGK
-------------------------------------------------------------------
Tuần: 3
Tiết : 6
Bài 5 ( Tiết 1)
Nguyên tố hoá học
Ngày dạy:
Lớp 8A :
Lớp 8B :
Lớp 8C :
A. Mục tiêu.
1.Học sinh nắm được các nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại có cùng số P trong hạt nhân
2. Biết được kí hiệu hoá học dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu còn chỉ một nguyên tử của nguyên tố.
3. Biết được các nguyên tố trong vỏ trái`đất phân bố không đồng đều trong đó oxi là nguyên tố phổ biến nhất.
B. Chuẩn bị.
Bảng nguyên tố hoá học.
C. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2. Bài mới.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
HS1: Làm bài tập 4 SGK - T15
HS2: Cho mô hình sau, qua mô hình cho em biết điều gì?
HS3: Khữa bài 4.3 SBT
Hoạt động 2: I. Nguyên tố hoá học là gì?
1. Định nghĩa.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng.
Giáo viên giới thiệu: Các em đã biết các chất được tạo nên từ nguyên tử, để tạo một gam nước cũng cần đến hơn 3 vạn tỉ nguyên tử oxi và hơn sáu vạn tỉ nguyên tử hiđrro.
Đưa nhãn hộp sữa bò sau đó giới thiệu ngôn ngữ hoá học
? Nguyên tử cùng loại thì có cùng số hạt gì
? Em hãy định nghĩa về nguyên tố hoá học.
? Nguyên tử gồm p, e và n hạt nào đặc trưng cho nguyên tố.
Học sinh nghe và ghi chép.
- Có cùng số hạt Proton.
Hạt p được coi là số đặc trưng của nguyên tố hoá học.
Nên đáng lẽ nói nguyên tử loại này, nguyên tử loại kia, người ta nói nguyên tố hoá học này, nguyên tố hoá học kia.
Định nghĩa: SGK
Chú ý: Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hoá học đều có tính chất hoá học như nhau.
Ví dụ: Hiđro, Đơtri, Đơtri siêu nặng
Hoạt động 3: Kí hiệu của nguyên tố hoá học
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Giáo viên giới thiệu về nguyên tố hoá học sau đó đưa ra một số kí hiệu.
? Mỗi nguyên tố hoá học được biểu diễn bằng mấychữ cái. chữ cái đầu tiên phải viết như thế nào
thứ hai có đặc điểm gì
? Vậy kí hiễu hoá học là gì
? Theo các em các kí hiệu {au có phải kí hiệu hoá học không: MG; Fe; Ag: bR; al
? Theo em kí hiệu hoá học cho biết điều gì
? Vận dụng kiến thức làm bài tập số 3.
? Muốn diễn đạt 7 nguyên tử oxi, 7 nguyên tử canxi ta làm như thế nào.
Mỗi nguyên tố được biểu diễn bằng một hay hai chữ cái, chữ cái đầu viết in hoa, chữ cái thứ hai viết chữ thường.
- Học sinh suy nghĩ trả lời
- Các kí hiệu: MG; bR; al không phải là kí hiệu hoá học
Cho biết một nguyên tử của nguyên tố.
Học sinh làm vào vở.
Viết số nguyên tử đằng trước kí hiệu của nguyên tố hoá học.
Ví dụ:
Hiđro: H
Oxi : O
Natri : Na
Kí hiệu hoá học:SGK
Bài 3:
a)
2C:2 nguyên tử Cacbon.
5 O:5 nguyên tử Oxi
3 Ca: 3 nguyên tử Canxi
b)
3 nguyên tử Oxi : 3 O
7 nguyên tử canxi: 7 Ca
Hoạt động 4: Có bao nhiêu nguyên tố hoá học
Hoạt động của thày
Hoạt`động của trò
Ghi bảng
Giáo viên giới thiệu sơ qua về bảng hệ thống tuần hoàn
? Sự phân bố các nguyên tố trong tự nhiên có đồng đều không.
? Nguyên tố nào có mặt nhiều nhất trong vỏ trái đất
Học sinh nghe và ghi chép.
Các nguyên tố phân bố không đồng đều.
Học sinh trả lời
Có 114 nguyên tố hoá học trong đó có 92 nguyên tố trong tự nhiên, còn lại là nguyên tố nhân tạo.
Nguyên tố Oxi có nhiều nhất trong vỏ trái đất
Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc bảng trang 42
- Làm bài tập 1; 2; 3 / SGK
Ký duyệt của tổ chuyên môn
Tuần:4
Tiết : 7
Bài 5( Tiết 2)
Nguyên tố hoá học
Ngày dạy:
Lớp 8A :
Lớp 8B :
Lớp 8C :
A. Mục tiêu.
1. Học sinh hiểu được nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử được tính bằng đơn vị Cacbon.
2. Biết được một đơn vị Cacbon bằng1/12 khối lượng nguyên tử Cacbon.
3. Biết được mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng bịêt.
4. Rèn luyện kỹ năng so sánh sự nặng nhẹ của các nguyên tử.
B. Chuẩn bị.
Bảng hệ thống tuần hoàn của các nguyên tố hoấ học.
Mô hình trong SGK.
C. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2. Bài mới.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
HS1: Nguyên tố hoá học là gì? Viết 5 ký hiệu nguyên tố hoá học sau: Đồng, nhôm, oxi,hiđrô, canxi.
HS2: Chữa bài tập số 2 SGK.
Hoạt động 2: I. Nguyên tử khối?
Hoạt động của thày:
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Giáo viên cho học sinh đọc SGK và diễn giải về đơn vị Cácbon.
Hướng dẫn học sinh tra bảng các nguyên tố hoá học(SGK trang 42).
Theo quy ước tính 1đvc tương ứng bao nhiêu gam.
Ký hiệu C =12 đvc cho biết điều gì.
Nguyên tử nào nhẹ nhất ?
?Tại sao nguyên tử khác có khối lượng bằng bao nhiêu đvc thì nặng bằng bấy nhiêu lần nguyên tử hiđrô
?Tại sao khối lượng tính bằng đvc chỉ là tương đối
( hư số)
?Thế nào là nguyên tử khối
? Em hãy nêu cách tính nguyên tử khối?
?Vận dụng tính khối lượng nguyên tử của Nhôm(Al)
Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt, tìm mối quan hệ giữa tên nguyên tố này, ký hiệu hoá học, nguyên tử khối?
VD1: Cho nguyên tử khối của nguyên tố X=40. Đó là nguyên tố nào, viết ký hiệu hoá học.
VD2: Cho ký hiệu Al tìm tên nguyên tố và nguyên tử khối.
Bài 6: Nguyên tử X nặng gấp 2 lần nguyên tử Nitơ muốn tính nguyên tử khối của X ta phải biết điều gì?
Dựa vào đâu em biết ký hiệu tên nguyên tố của X?
Tính khối lượng nguyên tử X.
Học sinh đọc SGK.
Khối lượng 1 nguyên tử Cacbon bằng 1,9926.10-23g.
Vậy khối lượng 1 đvc tương ứng:
1,9926.10-23/12 =0,166.10-23g.
Ký hiệu C =12 đvc cho biết:
- Tên nguyên tố là cacbon
- Một nguyên tử Cacbon
- NTK bằng 12 đvC
Nguyên tử hiđrô là nhẹ nhất trong các nguyên tử vì nguyên tử khối của hiđrô bằng 1 đvc.
Học sinh suy nghĩ thảo luận theo nhóm và trả lời.
Nguyên tử khối của nhôm là 27 đvc; 1 đvc = 1,66.10-24g.
Tên nguyên tố- Kí hiệu hoá học- nguyên tử khối.
Căn cứ vào bảng nguyên tố hoá học X là nguyên tố Canxi, kí hiệu là Ca
Nguyên tố phải tìm là nhôm
Al = 27 đvc.
Biết được nguyên tử khối của Nitơ =14đvc
Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt.
Quy ước: Một đvc bằng 1/12 khối lượng nguyên tử Cacbon.
Các giá trị khối lượng này cho biết sự nặng nhẹ của các nguyên tử.
Kết luận:
Một đvc tương ứng 0,166.10- 23g
VD1: Khối lượng tính bằng đvc của một số nguyên tử:
C = 12(đvc)
H = 1 (đvc)
O = 16(đvc)
Ca=40(đvc)
VD2: Nguyên tử C nặng bằng 12/16 nguyên tử Oxi.
Nguyên tử Ca nặng bằng 40 lần nguyên tử hiđrô.
Nguyên tử khối:(SGK)
NTK=
VD3: KLNT( Al)
=27.1,66.10-24g
Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt.
Chú ý:Nguyên tử khối phải có trong bảng gồm 114 nguyên tố hoá học.
Bài 6: Biết N = 14đvc
X =2.14=28
Vậy nguyên tử khối của X = 28 đvc nên X là nguyên tố Si. Khối lượng nguyên tử X là:28.1,66.10-24g.
D. Củng cố.
E. Hướng dẫn về nhà.
1. Học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
2. Học thuộc ký hiệu, NTK của một số nguyên tố trong bài.
3. Làm bài tập : 4;5 trong SGK; Làm bài 5.5; 5.6; 5.7 trong sách bài tập.
---------------------------------------------------------------
Tuần: 4
Tiết : 8
Bài 6 ( Tiết 1)
đơn chất và hợp chất
Phân tử
Ngày dạy:
Lớp 8B :
Lớp 8C :
Lớp 8 D:
A. Mục tiêu.
1. Học sinh hiểu đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hoá học, hợp chất là những chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hoá học.
2. Phân biệt đơn chất kim loại, đơn chất phi kim.
3. Biết được trong một chất các nguyên tử không rời nhau mà đều có liên kết với nhau hoặc sắp xếp sát nhau ( cả đơn chất và hợp chất)
4. Rèn kỹ năng quan sát, phân tích tổng hợp.
B. Chuẩn bị.
Hình vẽ mô hình mẫu các chất: kim loại đồng, khí oxi, khí hiđro, nước và muối ăn.
C. Tiến trình dạy học
1. ổn định lớp
2. Bài mới.
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
HS1: Nguyên tử R nặng gấp 4 lần so với nguyên tử nitơ. Cho biết tên nguyên tố và kí hiệu hoá học của R
HS2: Chữa bài 5 SGK
Hoạt động 2: I. Đơn chất.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Gíáo viên đưa ra một số ví dụ về đơn chất.
? Vậy đơn chất là gì
? Một số nguyên tố có thể tạo nên nhiều chất, em hãy cho ví dụ.
? Đơn chất chia làm mấy loại.
? Đơn chất kim loại, phi kim có tính chất gì.
Học sinh nghe và ghi chép.
- Đơn chất là chất do một nguyên tố hoá học cấu tạo nên ( than, chì, than muội, than gỗ, kim cương........
-Đơn chất chia làm hai loại:
+ Đơn chất kim loại.
+ Đơn chất phi kim.
Học sinh thảo luận sau đó trả lời câu hỏi.
1. Đơn chất là gì?
Ví dụ: Khí hiđro, lưu huỳnh, các kim loại như kali, đồng, nhôm , sắt....
Đơn chất: SGK
Nguyên tố hoá học tạo nên nhiều đơn chất:
Cacbon: than chì, than muội, kim cuơng.....
Phốt pho: P đỏ, P trắng
Hiđro: đơtơri, triti
Tính chất: SGK
Hoạt động 3: 2. Đặc điểm cấu tạo.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Quan sát mô hình trong sgk, hãy nêu nhận xét cấu tạo đơn chất kim loại, phi kim
Học sinh quan sát và trả lời.
Đơn chất kim loại:SGK
Đơn chất phi kim:SGK
Hoạt động 4: II. Hợp chất.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Giáo viên cho ví dụ hợp chất là gì.
? Hợp chất chia làm mấy loại là những loại nào
Học sinh nghe và ghi chép.
Hợp chất chia làm hai loại:
1. Hợp chất là gì
Hợp chất: SGK
Hợp chất chia làm hai loại: Hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ.
Hoạt động 5: Đặc điểm cấu tạo.
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
? Quan sát hình vẽ trong SGK mô hình tượng trưng mẫu nước gồm mấy hạt hợp thành, là hạt nào.
? Nhận xét thành phần hình dạng, kích thước của hạt hợp thành.
Nêu đặc điểm cấu tạo của hợp chất,
Giáo viên nhấn mạnh: trong hợp chất chỉ có nguyên tố chứ không thể là đơn chất.
Mẫu nước gồm ba hạt hợp thành trong đó có hai hạt hiđro và một hạt oxi.
Đều đồng nhất với nhau về hình dạng và kích thước.
Học sinh nghe và ghi chép.
Ví dụ: Nước cấu tạo từ hai nguyên tố hiđro và oxi.
Muối ăn cấu tạo từ hai nguyên tố là natri, và clo.
Đặc điểm: SGK.
Hoạt động 6: Củng cố
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Yêu cầu học sinh làm bài tập 3 SGK.
? Nêu khái niệm đơn chất, hợp chất.
? Muốn khẳng định một chất là đơn chất hay hợp chất ta khẳng định điều gì.
Học sinh trả lời khái niệm.
Muốn khẳng định một chất là đơn chất ta phải khẳng định chất đó được cấu tạo từ một nguyên tố.
Bài tập 3:
Đơn chất: phốtpho đỏ, magie vì đều cấu tạo từ một nguyên tố.
Hợp chất: Các chất còn lại vì các chất này cấu tạo từ hai nguyên tố hoá học trở nên.
Hoạt động 6: Hướng dẫn về nhà.
1.Làm bài 1;2 SGK
2.Làm bài SBT
Ký duyệt của ban giám hiệu
Ký duyệt của tổ chuyê
File đính kèm:
- Hoa 8 Chuan3 cot.doc