Bài giảng Bài 1 : mở đầu môn hoá học tuần 01 tiết một

1- Kiến thức :

- Học sinh biết được hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng

- Học sinh biết rằng môn hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống

- Học sinh biết phải làm gì để học tốt môn hoá học.

2- Kĩ năng :

- Bước đầu học sinh biết quan sát, biết làm thí nghiệm.

- Rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận, sáng tạo

3- Thái độ:

 

doc148 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 1 : mở đầu môn hoá học tuần 01 tiết một, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 23/8/2008 Tuần : 1 Ngày giảng : 25/8/2008 Tiết : 1 BÀI 1 : MỞ ĐẦU MÔN HOÁ HỌC I- Mục tiêu : 1- Kiến thức : - Học sinh biết được hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng - Học sinh biết rằng môn hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống - Học sinh biết phải làm gì để học tốt môn hoá học. 2- Kĩ năng : - Bước đầu học sinh biết quan sát, biết làm thí nghiệm. - Rèn luyện phương pháp tư duy, óc suy luận, sáng tạo 3- Thái độ: - Giáo dục hứng thú say mê học tập. II- Chuẩn bị GV: - Ống nghiệm, khay nhựa, giá ống nghiệm, lọ đựng dung dịch NaOH, dung dịch CuSO4, dung dịch HCl, kẽm viên. HS: - Soạn trước bài III- Tổ chức bài học : 1- Ổn định lớp ( 1’) 2- Nêu vấn đề: (1’) Hoá học là gì ? nó có vai trò như thế nào ? làm gì để học tốt môn hoá học 3- Bài mới : TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung 15’ 1. Hoạt động 1:Tìm hiểu định nghĩa hoá học. I- Hoá học là gì ? 1- Thí nghiệm. HS: Đọc mục 1 thí nghiệm GV: Giới thiệu dụng cụ hoá chất - Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, ống nhỏ giọt, dung dịch đồng sunfat, dung dịch Natrihiđroxit a) Thí nghiệm 1 HS: Quan sát màu của dung dịch đồng sunfat trước khi phản ứng GV: Tiến hành thí nghiệm dd Natrihđroxit + dd đồng sunfat HS: Nhận xét hiện tượng HS: Rút ra kết luận - Tạo ra chất mới không tan trong nước GV: Giới thiệu dụng cụ hoá chất - Ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, ống nhỏ giọt, dung dịch axit clohđric, Kẽm viên b) Thí nghiệm 2: GV: Tiến hành thí nghiệm Kẽm + dd axit clohiđric HS: Nhận xét hiện tượng HS: Rút ra kết luận Tạo ra chất khí sủi bọt trong chất lỏng - Từ thí nghiệm trên rút ra kết luận gì về hoá học ? => Hoá học là khoa học nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và các ứng dụng của chúng. 15’ 2. Hoạt động 2: Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta. II- Hoá học có vai trò như thế nào trong cuộc sống của chúng ta HS: Nghiên cứu thông tin SGK và thực tế trả lời câu hỏi - Kể tên ba loại vật dụng thiết yếu sử dụng trong gia đình ? - Kể tên ba sản phẩm sử dụng trong nông nghiệp ? - Kể tên ba sản phẩm hoá học phục vụ trực tiếp cho học tập và bảo vệ sức khoẻ gia đình ? HS: Đọc mục nhận xét HS: Rút ra kết luận vai trò của hoá học => Hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống chúng ta 7’ 3. Hoạt động 3 : Cần làm gì để học tốt môn hoá học III- Các em cần phải làm gì để có thể học tập tốt môn hoá học HS: Nghiên cứu thông tin SGK 1- Khi học tập môn hoá học cần chú ý thực hiện các hoạt động sau : - Học tập tốt môn hoá học cần chú ý những hoạt động nào ? HS: Nhận xét bổ sung - Thu thập tìm kiếm kiến thức - Xử lí thông tin - Vận dụng - Ghi nhớ HS: Đọc thông tin SGK 2- Phương pháp học tốt môn hoá học - Để học tốt môn hoá học có phương pháp học như thế nào ? - Nắm vững và vận dụng thành thạo kiến thức. IV- Củng cố :( 4’) HS: Đọc thông tin SgK phần kết luận. - Hoá học là gì ? Hoá học có vai trò như thế nào ? V- Hướng dẫn về nhà:(1’) Học bài, Soạn bài Chất KẾ HOẠCH CHƯƠNG 1 CHẤT – NGUYÊN TỬ – PHÂN TỬ Tên chương I. TỔNG SỐ TIẾT: 15 tiết II. THỜI GIAN THỰC HIỆN: Từ ngày 25 / 8 / 2008 đến ngày 18 /10 / 2008 III. YÊU CẦU KIẾN THỨC TRỌNG TÂM 1- Kiến thức : - Phân biệt được chất và vật thể, biết mỗi chất có những tính chất nhất định. Phân biệt được chất và hỗn hợp. - Nắm được cấu tạo nguyên tử : Vỏ gồm các hạt e mang điện tích âm, hạt mang điện tích dương gồm hạt e và p. trong mỗi nguyên tử số e = số p, các e trong nguyên tử sắp xếp thành từng lớp. - Hiểu định nghĩa nguyên tố hoá học, biết số p là đặc trưng cho mỗi nguyên tố. Hiểu định nghĩa nguyên tử khối ( là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử ) - Hiểu được định nghĩa đơn chất và hợp chất ( dựa vào thành phần nguyên tố ). Phân biệt được đơn chất kim loại và đơn chất phi kim dựa vào tính chất vật lý ( kim loại dẫn điện và nhiệt ). Biết mọi chất được tạo nên từ hạt hợp thành là phân tử ( trừ đơn chất kim loại ). Mỗi chất có thể tồn tại ở 3 trạng thái tuỳ vào điều kiện, trong đó trạng thái khí các hạt rất xa nhau. - Hiểu mỗi công thức hoá học dùng biểu diễn một phân tử của hợp chất ( trừ kim loại ). Hiểu được hoá trị biểu thị khả năng liên kết, nắm được quy tắc hoá trị. 2- Kỹ năng : - Biết tách chất ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp vật lý. Biết dựa và sơ đồ nguyên tử để chỉ ra các lớp e và số p, số n, số e ( giới hạn ở một số nguyên tố điển hình ) - Biết ghi và dùng đúng kí hiệu hoá học để biểu diễn các nguyên tố. Biết tìm tên một nguyên tố dựa và số p hoặc nguyên tử khối, và ngược lại. - Biết xác định phân tử khối của một chất, biết phân biệt đơn chất và hợp chất. - Biết ghi công thức hoá học và hiểu ý nghĩa của công thức hoá học. Biết vận dụng quy tắc hoá trị để lập CTHH và đẻ tính hoá trị của nguyên tố, kiểm tra công thức đúng hay sai. Biết tra bảng 1 và bảng 2 để tìm hoá trị của nguyên tố và nhóm nguyên tử. - Bước đầu làm quen với một số dụng cụ thí nghiệm, biết thao tác, quan sát, mô tả cho các thí nghiệm minh hoạ cho các kết luận, Hợp chất có hạt hợp thành là các phân tử. 3- Giáo dục: - Lòng yêu thích học tập bộ môn, hình thành thế giới khoa học, tạo niềm tin vào năng lực nhận thức của con người. - Giáo dục tính cẩn thận trong việc chấp hành an toàn lao động. IV. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1- Tranh vẽ : theo các hình : 1.4; 1.8 ; 1.10; 1.11; 1.12; 1.13; 1.14; và sơ đồ nguyên tử Na, O, Mg, H 2- Bảng phụ: Sơ đồ quan hệ giữa các khái niệm ( trang 29 SGK ) Một số bài tập … 3- Dụng cụ và hoá chất: Dụng cụ và hoá chất ghi trong bài mở đầu, bài thực hành 1, 2, thí nghiệm tính dẫn điện của một số kim loại V. SỐ LẦN KIỂM TRA 1 TIẾT THEO PPCT: 01 lần VI. GHI CHÚ : Ngày soạn : 23/8/2008 CHƯƠNG 1: CHẤT – NGUYÊN TỬ Tuần : 1 Ngày giảng : 27/8/2008 PHÂN TỬ Tiết : 2 BÀI 2 : CHẤT I- Mục tiêu : 1- Kiến thức : - Học sinh phân biệt được vật thể ( tự nhiên và nhân tạo ) vật liệu và chất, biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất. - Học sinh biết quan sát thí nghiệm nhận ra tính chất của chất mỗi chất có những tính chất hoá học nhất định, biết mỗi chất được sử dụng làm gì ? tuỳ theo tính chất hoá học của nó. 2- Kĩ năng : - Rèn luyện kỹ năng quan sát, tư duy, phân tích, phân tích, tổng hợp 3- Thái độ : - Giáo dục học sinh an toàn với hoá chất - Giáo dục làng yêu thích môn học. II- Chuẩn bị GV: - Hoá chất : Lưu huỳnh, phôt pho đỏ, nhôm, đồng - Dụng cụ đo nhiệt độ nóng chảy lưu huỳnh, thử tính dẫn điện HS: - Xem trước bài III- Tổ chức bài học : 1- Ổn định lớp ( 1’) 2- Kiểm tra bài cũ ( 5’ ) Ho¸ häc nghiªn cøu g× ? cã vai trß nh­ thÕ nµo trong ®êi sèng vµ s¶n xuÊt? 3- Nêu vấn đề Các em đã hiểu biết gì về chất, tính chất của chất, bài này sẽ nghiên cứu 4- Bài mới : TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung 15’ 1. Hoạt động 1: I- Chất có ở đâu ? - Kể tên các vật thể có quanh ta ? - Chỉ ra hai loại vật thể tự nhiên và nhân tạo ? GV: Bổ sung GV: Thông báo thành phần của một số vật thể tự nhiên Thân cây mía gồm các chất đường, nước, xenlulozơ… - Vật thể nào được làm từ vật liệu ? HS: Cái bàn làm từ gỗ ( xenlulozơ ) - Chất có ở đâu ? HS: Ở đâu có vật thể là ở đó có chất Vật liệu Được làm ra từ Vật thể Tự nhiên Gồm có một số chất Là chất hay hỗn hợp một số chất HS: Rút ra kết luận => Ở đâu có vật thể là ở đó có chất GV: Thuốc trừ sâu ba số 6, phân bón hoá học NPK đều là hỗn hợp một số chất 20’ 2. Hoạt động 2: II- Tính chất của chất HS: Quan sát mẫu lưu huỳnh, nước, lọ khí hiđrô 1- Mỗi chất có những tính chất nhất định. - Những chất trên ở trạn thái nào ? màu sắc ? mùi vị ? GV: Thông báo - Trạng thái hay thể ( rắn, lỏnh, khí ) màu sắc mùi vị, tan trong nươc, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính dẫn điện, tính dẫn điện… là tính chất vật lý - Khả năng biến đổi thành chất khác là tính chất hoá học. - Làm thế nào để có thể biết được tính chất của chất ? GV: Quan sát cục phấn, lưu huỳnh thấy đều là chất rắn a) Quan sát GV: Làm thí nghiệm thử tính dẫn điện - Cho tiếp xúc với lưu huỳnh - Cho tiếp xúc với sắt - Hai chất trên chất nào dẫn điện ? b) Dùng dụng cụ đo HS: Sắt dẫn điện vì bật công tắc thì thấy bóng đèn điện sáng. c) Làm thí nghiệm 2- Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì ? - Nước và cồn làm sao để phân biệt được HS: Cồn cháy được, nước thì không a) Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức là nhận biết được chất. - Biết được tính chất đó ta có lợi gì ? GV: Axit sunfuric đặc làm bỏng cháy da không để axit dính vào người b) Biết cách sử dụng chất - Cao su tính đàn hồi, chịu mòn dùng chế tạo lốp xe c) Biết ứng ụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất IV- Củng cố :( 4’) HS: Đọc thông tin SgK phần kết luận. HS: Hãy cho những ví dụ về vật thể và các chất có trong vật thể V- Hướng dẫn về nhà:(1’) Học bài, làm các bài tập 1, 2, 4, 6 SgK. Chuẩn bị nước khoáng, nước cất Xem trước bài Chất phần III Ngày soạn : 31/9/2008 Tuần : 2 Ngày giảng : 01/9/2008 Tiết : 3 BÀI 2 : CHẤT ( TT ) I- Mục tiêu : 1- Kiến thức : - Học sinh phân biệt được đâu là hỗn hợp đâu là chất tinh khiết - Học sinh biết dựa vào tính chất để tách một chất ra khỏi hỗn hợp. 2- Kĩ năng : - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng quan sát thực hành 3- Thái độ : - Giáo dục tính cẩn thận trong thí nghiệm - Giáo dục lòng yêu thích môn học. II- Chuẩn bị GV: - Đèn cồn, ống nghiệm, nước cất, nước khoáng, giấy thấm, phễu thuy tinh, lọ thuỷ tinh, mạt sắt, lưu huỳnh HS : - Nước cất, nước khoáng, muối ăn, cát III- Tổ chức bài học : 1- Ổn định lớp ( 1’) 2- Kiểm tra bài cũ :(5’) - Chất có ở đâu ? nêu hai ví dụ về vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo ? - So sánh các tính chất màu, vị, tính tan trong nước, tính cháy được của các chất muối ăn, đường, than ? 3- Nêu vấn đề: Ta đã biết được chất có ở khắp mọi nơi, hôm nay ta sẽ nghiên cứu trong tự nhiên đâu là chất tinh khiết, đâu là hỗn hợp, làm sao có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp. 4- Bài mới TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung 15’ Hoạt động 1 : III. Chất tinh khiết HS: Quan sát chi nước khoáng và lọ nước cất ? đọc thành phần ghi trên chai 1. Hỗn hợp - Nước khoáng và nước cất có những tính chất gì giống nhau ? GV: Nước cất dung trong y học hay trong phòng thí nghiệm, nước cất pha với thuốc đưa thẳng vào máu hay dùng để pha chế chất khác. GV: Nước khoáng pha lẫn với một số chất tan cho nên nước khoáng là một hỗn hợp - Nước tự nhiên là hỗn hợp hay chất tinh khiết ? ( Hỗn hợp ) - Như thế nào là hỗn hợp ? => Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau gọi là hỗn hợp. Ví dụ : Nước tự nhiên… GV: Chưng cất bất kỳ thứ nước tự nhiên nào đều thu được nước cất 2. Chất tinh khiết HS: Quan sát hình HS: Mô tả quá trình chưng cất nước HS: Liên hệ giọt nước đọng trên nắp ấm, nắp nồi cơm - Làm thế nào để khẳng định nước cất là chất tinh khiết? ( đo t0nc, ts, D của nước cất ) HS: t0nc = 00C t0s = 1000C, D = 1g/cm3 nước tự nhiên đều có giá trị sai khác - Chất như thế nào mới có những tính chất nhất định => Chất tinh khiết mới có những tính chất nhất định. 10’ HS: trộn lẫn muối ăn vào cát 3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp - Làm thế nào để thu được muối ăn tinh khiết ? HS: Tiến hành thí nghiệm - Dựa vào đâu có thể tách riêng muối ăn và cát ? HS: Dựa vào nhiệt độ sôi - Trộn mạt sắt với lưu huỳnh làm thế nào có thể tách riêng hai chất trên. HS: Mạt sắt bị nam châm hút còn lưu huỳnh không bị nam châm hút. HS: Rút ra kết luận => Dựa vào tính chất vật lý có thể tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp. IV- Củng cố :( 3’) HS: Đọc thông tin SgK phần kết luận. HS: Kể hao tính chất giống nhau và khác nhau giữa nước khoáng và nước cất ? V- Hướng dẫn về nhà:(1’) Học bài, làm các bài tập SgK. GV: Hướng dẫn làm bài tập 8 / 11 SgK Mỗi nhóm mang ít muối ăn và cát HS: xem trước bài : Thực hành 1 : Tính chất nóng chảy của chất, tách chất từ hỗn hợp Ngày soạn : 31/8/2008 Tuần : 2 Ngày giảng : 03/9/2008 Tiết : 4 BÀI 3 : THỰC HÀNH 1 TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP I- Mục tiêu : 1- Kiến thức : - Học sinh làm quen và biết cách sử dụng một số dụng cụ trong phòng thí nghiệm - Học sinh nắm được một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm - Học sinh biết được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của một số chất ( parafin, lưu huỳnh ) - Biết cách tách chất từ hỗn hợp. 2- Kĩ năng : - Rèn luyện kỹ năng thực hành, quan sát, so sánh 3- Thái độ : - Giáo dục tính cận thận trong phòng thí nghiệm, lòng yêu thích môn học. II- Chuẩn bị GV: - Dụng cụ : Ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, đũa thuỷ tinh, phễu, giấy lọc, muỗng lấy hoá chất, nhiệt kế, cốc thuỷ tinh, giá thí nghiệm. - Hoá chất : Parafin, Lưu huỳnh, nước cất HS: - Muối ăn, cát, nước III- Tổ chức bài học : 1- Ổn định lớp ( 1’) 2- Kiểm tra bài cũ :(5’) Học sinh làm bài tập 8 / 11 SgK 3- Nêu vấn đề: Lưu huỳnh và parafin chất nào có nhiệt độ nóng chảy nhỏ hơn, làm sao có thể tách muối ăn và cát ra khỏi hỗn hợp 4- Bài mới TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung 5’ Hoạt động 1 I. Một số quy tắc an toàn GV: Yêu cầu học sinh đọc thông tin sách giáo khoa trang 154. SGK GV: Hướng dẫn một số thao tác cơ bản 35’ Hoạt động 2 II. Tiến hành thí nghiệm GV: Hướng dẫn làm bản tường trình TT Tên thí nghiệm Quy luật phản ứng Dụng cụ thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng quan sát Giải thích (Viết PTPƯ) 1 2 GV: Hướng dẫn thao tác thí nghiệm 1. Thí nghiệm 1 : Theo dõi nhiệt độ nóng chảy của lưu huỳnh và parafin HS: Thực hiện theo sự hướng dẫn - Dùng muỗng lấy một ít lưu huỳnh bỏ vào ống nghiệm 1, một ít parafin bỏ vào ống nghiệm 2. - Lấy một ít nước bỏ vào cốc thuỷ tinh để lên giá, đốt đèn cồn và cho hai ống nghiệm vào rồi đun. - Cho nhiệt kế vào hai ống nghiệm ghi lại nhiệt độ nóng chảy. - Parafin nóng chảy khi nào ? t0nc parafin là bao nhiêu Parafin có t0nc = 420C - Khi nước sôi lưu huỳnh đã nóng chảy chưa ? Lưu huỳnh có t0nc = 1130C - So sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh ? GV: Hướng dẫn thao tác 2. Thí nghiệm 2: Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát. - Cho khoảng 3 gam muối ăn và cát vào ống nghiệm rồi rót khoảng 5ml nước sạch lắc nhẹ ống nghiệm cho muối tan. - Lấy giấy thấm gấp thành phễu, rót từ từ hỗn hợp vào phễu theo đũa thuỷ tinh HS: Quan sát hiện tượng - Dung dịch trước khi lọc có màu gì ? - Dung dịch sau khi lọc có chất gì ? HS: Lấy dung dịch đun cho nước bay hơi. - Lúc nước bay hơi thu được chất nào ? IV- Nhận xét – Vệ sinh :( 4’) GV: Nhận xét rút kinh nghiệm buổi thực hành HS: Vệ sinh dụng cụ, lớp học V- Hướng dẫn về nhà:(1’) Học bài. Xem trước bài : Nguyên tử Ngày soạn : 07/9/2008 Tuần : 3 Ngày giảng : 08/9/2008 Tiết : 5 BÀI 4 : NGUYÊN TỬ I- Mục tiêu : 1- Kiến thức : - Học sinh biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện và từ đó tạo ra mọi chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi electron mang điện tích âm. Electron ( e ) có điện tích nhỏ nhất ghi bằng dấu ( - ). - Học sinh biết được hạt nhân tạo bởi proton và nơtron, ký hiệu proton ( p ) có điện tích ghi dấu ( + ), còn ký hiệu nơtron ( n ) không mang điện. Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. Khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử. - Học sinh biết được trong nguyên tử số e = số p. Electron luôn chuyển động và sắp xếp thành từng lớp. Nhờ electron mà nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau. 2- Kĩ năng : - Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh. 3- Thái độ : - Giáo dục học sinh yêu thích môn học. II- Chuẩn bị GV: - Tranh vẽ sơ đồ minh hoạ thành phần cấu tạo của ba nguyên tử Hiđro, Oxi, Natri. HS: - Xem lại sơ lược về cấu tạo nguyên tử ở môn Vật lý lớp 7 III- Tổ chức bài học : 1- Ổn định lớp ( 1’) 2- Nêu vấn đề: Chất có ở đâu ? chất được tạo ra từ đâu ? bài này ta sẽ nguyên cứu. 3- Bài mới: TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung 11’ Hoạt động 1 1. Nguyên tử là gì ? HS: Đọc phần đọc thêm mục 1 GV: Trên đầu cái đinh sắt dài khoảng 1mm có khoảng 4 triệu nguyên tử sắt GV: Vậy nguyên tử rất nhỏ bé, hình dung nguyên tử là một quả cầu nhỏ đường kính cở 10-8cm. HS: Đọc thông tin sách giáo khoa HS: Rút ra nhận xét về nguyên tử => Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện tạo ra mọi chất GV: Treo tranh vẽ sơ đồ nguyên tử hiđro HS: Quan sát GV: Ở môn vật lý 7 đã học về sơ lược cấu tạo nguyên tử - Nguyên tử có cấu tạo như thế nào ? Nguyên tử gồm: - Các hạt mang điện tích gì ? + Hạt nhân mang điện tích dương + Vỏ tạo bởi những electron mang điện đích âm GV: Electron ký hiệu là ( e ) có điện tích âm nhỏ nhất và quy ước ghi bằng dấu âm ( - ) 18’ Hoạt động 2 : 2. Hạt nhân nguyên tử HS: Nguyên cứu thông tín sách giáo khoa và thảo luận - Hạt nhân nguyên tử được tạo nên từ những hạt chủ yếu nào ? Hạt nhân tạo bởi proton và nơtron GV: Các loại hạt trong nguyên tử Electron kí hiệu ( e - ) Proton kí hiệu ( p - ) Nơtron không mang điện GV: trong mỗi nguyên tử số proton bằng số electron Số p = số e - Nguyên tử tạo thành từ ba hạt nhỏ hơn đó là hạt nào ? - Hãy nói tên, ký hiệu và điện tích của những hạt mang điện ? - Những nguyên tử cùng loại có cùng số hạt nào trong hạt nhân ? GV: Đã là hạt nên proton, nơtron, electron cũng có khối lượng, khối lượng của chúng ra sao ? GV: Bằng thực nghiệm khối lượng proton gấm 2000 lần khối lượng electron. Vậy có thể coi khối lượng của nguyên tử chính là khối lượg của hạt nhân. 8’ Hoạt động 3 3. Lớp electron HS: đọc thông tin phần 3/14sgk GV: Trong hoá học phải quan tâm đến sự sắp xếp số electron - Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và xếp thành từng lớp. GV: Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ nguyên tử Hiđro, Oxi, Natri - Vòng nhỏ trong cùng là hạt nhân, vòng tiếp theo là một lớp electron GV: Giới thiệu bảng trang 15 - Nhờ đâu nguyên tử liên kế được với nhau ? HS: Vẽ sơ đồ minh hoạ cho nguyên tử nhôm có p = 13, Canxi có p = 20 - Qua sơ đồ hãy nhận xét đặc điểm giống nhau ở các lớp electron IV- Củng cố :( 5’) HS: Đọc thông tin SgK phần kết luận. HS: Làm bài tập 2 trang 14 V- Hướng dẫn về nhà:(1’) Học bài, làm các bài tập SgK. Xem trước bài nguyên tố hoá học. Ngày soạn : 07/9/2008 Tuần : 3 Ngày giảng : 10/9/2008 Tiết : 6 BÀI 5 : NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC I- Mục tiêu : 1- Kiến thức : - Học sinh hiểu được nguyên tố hoá học là những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. - Học sinh biết được ký hiệu hoá học dùng đẻ biễu diễn nguyên tố, mỗi ký hiệu hoá học chỉ gồm một nguyên tử của nguyên tố. - Học sinh biết cách ghi đúng và nhớ ký hiệu của một số nguyên tố. - Học sinh biết được thành phần khối lượng của nguyên tố có trong vỏ trái đất là không đồng đều và oxi là nguyên tố phổ biến nhất. 2- Kĩ năng : - Rèn luyện kỹ năng viết ký hiệu hoá học, biết sử dụng thông tin, tư liệu để phân tích, tổng hợp để giải thích vấn đề. 3- Thái độ : - Giáo dục hứng thú học tập bộ môn. II- Chuẩn bị GV: - Tranh vẽ hình 1.8 SGK, Bảng 1 trang 42 SGK, một số nguyên tố hoá học HS: - Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học . III- Tổ chức bài học : 1- Ổn định lớp ( 1’) 2- Kiểm tra bài cũ :(4’) Học sinh làm bài tập 5 sách giáo khoa 3- Nêu vấn đề: Trên nhãn hộp sữa có ghi rõ từ Canxi có hàm lượng cao, thực ra phải nói thành phần sữa có nguyên tố hoá học Canxi, bài này giúp ta có một số hiểu biết về nguyên tố hoá học. 4- Bài mới: TG Hoạt động của thầy và trò Nội dung 15’ Hoạt động 1: I. Nguyên tố hoá học là gì ? HS: Đọc thông tin phần 1 1. Định nghĩa GV: Ở cái đinh sắt thì ở đầu đinh sắt có nguyên tử gì ? ở giữa đinh sắt có nguyên tử gì ? ( Nguyên tử sắt ) GV: Trên đinh sắt chỉ có nguyên tử sắt, các nguyên tử này cùng loại thuộc nguyên tố sắt. GV: Treo bảng 1 trang 42 SGK HS: Đọc tên những nguyên tử có số proton là 13, 8, 20 - Hãy nêu số proton của nguyên tử Magiê, photpho, brôm - Nhận xét về số p giữa các nguyên tử HS: Nêu định nghĩa Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. - Đối với nguyên tố hoá học số proton có ý ngiã như thế nào ? Số proton là số đặc trưng của một nguyên tố hoá học. HS: Lấy ví dụ 15’ HS: Đọc thông tin mục 2 2. Ký hiệu hoá học - Làm thế nào để hiểu được một nguyên tố hoá học bằng cách ngắn gọn GV: Viết ký hiệu của một số nguyên tố Hiđro : H, Oxi : O, Canxi : Ca, Cacbon : C HS: Nhận xét ( Chữ cái đầu viết dạng in hoa, nếu có chữ cái thứ 2 viết thường - Ký hiệu hoá học biễu diễn điều gì ? HS: Đọc số nguyên tử của các ký hiệu : 2H, 3O, 4Ca, 7C - Ký hiệu hoá học biễu diễn nguyên tố hoá học và biểu diễn một nguyên tử của nguyên tố - Làm thế nào để biểu diễn 7 nguyên tử nhôm, 5 nguyên tử sắt ( 7Al, 5Fe ) 10’ Hoạt động 2: II. Có bao nhiêu nguyên tố hoá học HS: Nguyên cứu thông tin phần III/19 GV: Treo tranh hình 1.8 - Hiện nay đã biết được bao nhiêu nguyên tố hoá học ? Có trên 110 nguyên tố hoá học - Sự phân bố nguyên tố hoá học trong vỏ trái đất như thế nào ? 9 nguyên tố hoá học chiếm 98,6% HS: Nhận xét về thành phần phần trăm về thành phần khối lượng của nguyên tố oxi Oxi là nguyên tố phổ biến nhất - Kể tên những nguyên tố thiết yếu cho sinh vật C, H, O, N là những nguyên tố thiết yếu nhất cho sinh vật IV- Củng cố :( 4’) HS: Đọc thông tin SgK phần kết luận 1, 2, 5 HS: Làm bài tập 3 trang 20 SGK V- Hướng dẫn về nhà:(1’) Học bài, làm các bài tập SgK, Học thuộc các ký hiệu hoá học và tên nguyên tố có trong bảng 1 trang 42 HS: Đọc trước nội dung phần II SGK HS: Chuẩn bị một bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Ngày s

File đính kèm:

  • docGiao An Hoa Hoc 8 Ca nam Bo Giao An dat loai tot cap huyen.doc
Giáo án liên quan