- Mục tiêu
1 - Về kiến thức
- Biết mối liên hệ giữa tính đồng biến, nghịch biến của một hàm số và dấu của đạo hàm cấp một của nó.
2 - Về kỹ năng
- Biết cách xét tính đồng biến, nghịch biến của một hàm số trên một khoảng dựa vào dấu của đạo hàm cấp một của nó.
60 trang |
Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 910 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 1 - Tiết 1, 2: Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương i
ứng dụng đạo hàm để khảo sát và vẽ đồ thị của hàm số
i1 Sự đồng biến, nghịch biến của hàm số
Tiết: 1, 2
Ngày soạn: 8 /08 / 2008.
A- Mục tiêu
1 - Về kiến thức
- Biết mối liên hệ giữa tính đồng biến, nghịch biến của một hàm số và dấu của đạo hàm cấp một của nó.
2 - Về kỹ năng
- Biết cách xét tính đồng biến, nghịch biến của một hàm số trên một khoảng dựa vào dấu của đạo hàm cấp một của nó.
3 – Tư duy, thái độ
- Biết quy lạ về quen. Biết nhận xét và đánh giá bài làm của bạn cũng như tự đánh giá kết quả học tập.
- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập.
B. - Chuẩn bị của GV và HS:
1 - Giáo viên: Giáo án, phấn, bảng, bảng phụ vẽ các hình 1, 2 và hoạt động 2 SGK
2 - Học sinh: Ngoài đồ dùng học tập như SGK, bút, còn phải ôn lại kiến thức về đạo hàm, xét dấu của một biểu thức đã học ở lớp dưới.
C – Phương pháp dạy học
Vận dụng linh hoạt các PPDH nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức như: trình diễn, thuyết trình, giảng giải, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề Trong đó, phương pháp chính được sử dụng là đàm thoại, gợi và giải quyết vấn đề.
D - Tiến trình bài học
1 - ổn định tổ chức lớp, sĩ số:
2 - Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3 - Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
I – Tính đơn điệu của hàm số
Hoạt động 1:
GV chuẩn bị hai đồ thị của hàm số trên đoạn và hàm số trên khoảng . Yêu cầu HS chỉ ra các khoảng tăng , giảm của hai hàm số đó
GV nhận xét câu trả lời của học sinh. Từ đó nhắc lại định nghĩa hàm số đồng biến (nghịch biến) trên một khoảng.
Nhắc lại định nghĩa
SGK trang 4
GV: Từ định nghĩa trên hãy nhận xét dấu của biểu thức và khi hàm số đồng biến, nghịch biến trên khoảng K.
Từ đó GV hướng dẫn HS rút ra nhận xét trong SGK trang 5
Tính đơn điệu và dấu của đạo hàm
Hoạt động 2:
GV chuẩn bị các bảng biến thiên và đồ thị của hai hàm số và vào phiếu học tập. Yêu cầu HS tính đạo hàm, xét dấu đạo hàm của hai hàm số đã cho. Từ đó nêu lên mối liên hệ giữa sự đồng biến và nghịch biến của hàm số với dấu của đạo hàm.
Từ đó GV đưa ra định lí trong SGK trang 6 và chú ý
Để củng cố định lí GV yêu cầu HS vận dụng định lí vào ví dụ 1 SGK trang 6
Hoạt động 3:
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong hoạt động 3 SGK trang 7
Từ hoạt động 3 GV giúp HS phát hiện và hiểu định lí mở rộng trong SGK trang 7
GV nhấn mạnh cho HS: việc xét chiều biến thiên hay tìm các khoảng đồng biến và nghịch biến của một hàm số có đạo hàm ta đi xét dấu đạo hàm của nó
Để củng cố định lí mở rộng GV yêu cầu HS thực hiện ví dụ 2 trong SGK trang 7, 8
GV hướng dẫn HS làm bài tập 1 SGK trang 9
GV phân công 2 nhóm làm phần b, 2 nhóm còn lại làm phần c
GV gọi đại diện của 2 nhóm lên chữa bài trên bảng (có thể gọi một em khá, một em yếu), nhóm còn lại sẽ nhận xét
GV đánh giá bài làm của HS
HS thảo luận
HS lên bảng chỉ ra các khoảng tăng, giảm của hai hàm số đã cho.
HS nhận xét câu trả lời
HS nhớ và ghi nhận kiến thức
- Khi hàm số đồng biến trên khoảng K thì nếuthì , nếuthì Hay chúng cùng dấu
- Khi hàm số nghịch biến trên khoảng K thì nếuthì , nếuthì Hay chúng trái dấu
HS thảo luận nhóm để đưa ra kết quả
a) suy ra :
y’ > 0 thì hàm số đồng biến trên khoảng
y’ < 0 thì hàm số nghịch biến trên khoảng
b) suy ra : thì hàm số nghịch biến trên khoảng
HS ghi nhận kiến thức
HS thực hiện theo yêu cầu của GV
HS trả lời : Mệnh đề ngược lại không đúng vì khi hàm số đồng biến (nghịch biến) trên K thì đạo hàm của nó có thể bằng 0 tại điểm nào đó trong K.
HS ghi nhận kiến thức
HS thực hiện ví dụ 2
Bài tập 1(tr.9 SGK)
HS làm theo nhóm
HS lên bảng chữa bài
b)
TXĐ :
c)
TXĐ :
4 - Củng cố:
- Cho biết quan hệ giữa tính đơn điệu của hàm số và dấu của đạo hàm?
5 - Hướng dẫn học bài và ra bài tập về nhà
Về nhà học phần lý thuyết và hoàn thành các bài tập 1 trong SGK trang 9
Đọc bài tiếp theo
6 - Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng ký duyệt
Ngày
Tiết 2
1 - ổn định tổ chức lớp, sĩ số:
2 - Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
3 - Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
II – Quy tắc xét tính đơn điệu của hàm số
Quy tắc
GV yêu cầu HS xem lại ví dụ 1, 2 ở trên và tự rút ra các bước xét tính đơn điệu của một hàm số
GV nhận xét câu trả lời của HS và yêu cầu một HS đọc quy tắc trong SGK trang 8
áp dụng
GV yêu cầu HS thực hiện ví dụ 3, 4 trong SGK trang 8, 9
ví dụ 5 SGK trang 9
GV nêu lên một ứng dụng của việc xét tính đơn điệu của hàm số vào chứng minh BĐT
GV hướng dẫn HS thực hiện
GV cho HS luyện tập
GV chữa phần c của bài tập 2
Tìm các giá trị làm y’ = 0 và làm y’ không xác định
Lập bảng biến thiên trên tập xác định của hàm số
GV yêu cầu HS chữa phần b bài tập 5
GV yêu cầu HS nhận xét bài giải
GV đánh giá bài làm của HS
HS rút ra quy tắc theo ý hiểu của mình
HS đọc SGK
HS thảo luận nhóm để đưa ra kết quả
HS thực hiện theo sự hướng dẫn của GV
Bài tập 2(tr.10 SGK)
HS làm theo nhóm
c)
TXĐ :
không thuộc TXĐ
HS lên bảng chữa bài tập 5b SGK trang 10
Bài tập 5(10) SGK
4 - Củng cố:
- Cho biết quy tắc xét tính đơn điệu của một hàm số?
- Một hàm số đồng biến trên khoảng K có khẳng định được đạo hàm của nó luôn dương trên K không? cho ví dụ?
5 - Hướng dẫn học bài và ra bài tập về nhà
Về nhà học phần lý thuyết và hoàn thành các bài tập còn lại trong SGK trang 9, 10
Đọc bài tiếp theo
6 - Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng ký duyệt
Ngày
i2 cực trị của hàm số
Tiết: 3, 4
Ngày soạn: 10 /08 / 2008.
A- Mục tiêu
1 - Về kiến thức
- Biết các khái niệm điểm cực đại, điểm cực tiểu, điểm cực trị của hàm số.
- Biết các điều kiện đủ để hàm số có điểm cực trị.
2 - Về kỹ năng
- Biết cách tìm điểm cực trị của hàm số.
3 – Tư duy, thái độ
- Biết quy lạ về quen. Biết nhận xét và đánh giá bài làm của bạn cũng như tự đánh giá kết quả học tập.
- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập.
B. - Chuẩn bị của GV và HS:
1 - Giáo viên: Giáo án, phấn, bảng, bảng phụ vẽ các hình 7, 8
2 - Học sinh: Ngoài đồ dùng học tập như SGK, bút, đọc trước bài ở nhà
C – Phương pháp dạy học
Vận dụng linh hoạt các PPDH nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức như: trình diễn, thuyết trình, giảng giải, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề Trong đó, phương pháp chính được sử dụng là đàm thoại phát hiện vấn đề, gợi và giải quyết vấn đề.
D - Tiến trình bài học
Tiết 3
1 - ổn định tổ chức lớp, sĩ số:
2 - Kiểm tra bài cũ:
Tìm khoảng đơn điệu của hàm số sau
3 - Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
I – Khái niệm cực đại, cực tiểu
Hoạt đông 1:
GV treo bảng phụ đã vẽ hình 7, 8
Hãy chỉ ra các điểm tại đó mỗi hàm số sau có giá trị lớn nhất (nhỏ nhất) trên những khoảng đã chỉ ra.
- Đạo hàm của có đổi dấu qua các điểm không?
- GV nói một cách nôm na: nếu tại các điểm ở gần mà ta nói hàm số đạt cực đại tại . Nói chính xác thì như thế nào?
GV nêu định nghĩa SGK trang 13
GV nêu chú ý phân biệt điểm cực đại (cực tiểu củ) của hàm số với điểm cực đại (cực tiểu) của đồ thị
GV yêu cầu HS chỉ ra điểm cực đại và cực tiểu a hàm số và điểm cực đại và cực tiểu của đồ thị của nó.
II - Điều kiện đủ để hàm số có cực trị
Hoạt động 3 – SGK trang 14
GV yêu cầu HS quan sát đồ thị của các hàm số sau và cho biết các hàm số này có cực trị không?
Hãy tính đạo hàm của các hàm số trên và rút ra mối liên hệ giữa sự tồn tại cực trị với dấu của đạo hàm.
Từ đó GV đưa ra định lý 2
GV nhấn mạnh : vậy để tìm các điểm cực trị của hàm số ta đi xét dấu của đạo hàm
Để củng cố định lý GV yêu cầu HS thực hiện các ví dụ 1, 2, 3 SGK trang 15, 16
Hoạt động 4 – SGK trang 16
GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động này nhằm chú ý cho HS biết hàm số có thể đạt cực trị tại 1 điểm mà tại đó hàm số không có đạo hàm
HS quan sát hình vẽ và cùng thảo luận nhóm đưa ra câu trả lời.
Hàm số đạt giá trị lớn nhất bằng 1 tại và khi ; khi
Hàm số đạt giá trị lớn nhất bằng khi và đạt giá trị nhỏ nhất bằng 0 tại . Đạo hàm đổi dấu qua các điểm
HS ghi nhận kiến thức
- HS phân biệt hai khái niệm
- là điểm cực đại và cực tiểu của hàm số
- Điểm là điểm cực đại, cực tiểu của đồ thị hàm số
- hàm số không có cực trị
- có cực trị
Hàm số có không đổi nên hàm số không có cực trị
Hàm số có và đạo hàm đổi dấu qua các điểm nên hàm số có điểm cực trị tại
HS ghi nhận kiến thức
HS thảo luận nhóm để thực hiện các ví dụ 1, 2, 3
HS thực hiện hoạt động 4
Hàm số xác định trên . Vì nên hàm số đạt cực tiểu tại điểm
Dễ thấy hàm số không có đạo hàm tại điểm
4 - Củng cố:
Nêu khái niệm cực trị của hàm số và điều kiện đủ để hàm số có cực trị ?
5 - Hướng dẫn học bài và ra bài tập về nhà
Về nhà học phần lý thuyết và đọc phần tiếp theo của bài
6 - Rút kinh nghiệm:
.................................................................................................................................................................
Tổ trưởng ký duyệt
Ngày
Tiết 4
1 - ổn định tổ chức lớp, sĩ số:
2 - Kiểm tra bài cũ:
Tìm các điểm cực trị của hàm số sau
3 - Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
III – Quy tắc tìm cực trị
GV nêu quy tắc I để giúp học sinh tìm cực trị của một hàm số
Hoạt động 5 SGK trang 16
Để củng cố quy tắc I GV gọi một HS trung bình lên bảng thực hiện hoạt động 5
GV yêu cầu HS làm bài tập 1 phần c
GV nêu định lý 2 và quy tắc II
Để củng cố định lý 2 và quy tắc 2 GV yêu cầu HS thực hiện các ví dụ 4, 5-SGK trang 17, 18
Lưu ý : Đối với nhiều hàm số thông dụng (như hàm đa thức, hàm lượng giác, ...) sử dụng quy tắc II thuận tiện hơn quy tắc I
Đối với hàm số không có đạo hàm cấp 1(và do đó không có đạo hàm cấp 2), không thể sử dụng quy tắc II để tìm cực trị được.
GV yêu cầu HS làm bài tập 2 phần c
GV yêu cầu HS nhận xét các bài làm của các nhóm
GV đánh giá bài làm của các nhóm
HS ghi nhận kiến thức
HS thực hiện hoạt động 5
Kết quả :
Hàm số đạt cực đại tại ;
đạt cực tiểu tại
Bài tập 1 c – SGK (18)
Bảng biến thiên
Hàm số đạt cực đại tại
Hàm số đạt cực tiểu tại
HS ghi nhận kiến thức
HS thảo luận và thực hiện ví dụ 4, 5
HS thảo luận nhóm và làm bài tập
Bài tập 2c – SGK (18)
Do đó, hàm số đạt cực đại tại các điểm và đạt cực tiẻu tại các điểm
4 - Củng cố:
Nêu các quy tắc tìm cực trị của hàm số?
5 - Hướng dẫn học bài và ra bài tập về nhà
Về nhà học phần lý thuyết và hoàn thành bài tập 1, 2 và làm các bài tập 3, 4, 5 SGK trang 18
6 - Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng ký duyệt
Ngày
Bài tập cực trị của hàm số
Tiết: 5
Ngày soạn: 11 /08 / 2008.
A- Mục tiêu
1 - Về kiến thức
- Hiểu các khái niệm điểm cực đại, điểm cực tiểu, điểm cực trị của hàm số.
- Hiểu các điều kiện đủ để hàm số có điểm cực trị, các quy tắc tìm cực trị.
2 - Về kỹ năng
- Biết cách tìm điểm cực trị của hàm số.
- Biết tìm điều kiện của tham số để hàm số có cực trị.
3 – Tư duy, thái độ
- Biết quy lạ về quen. Biết nhận xét và đánh giá bài làm của bạn cũng như tự đánh giá kết quả học tập.
- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập.
B. - Chuẩn bị của GV và HS:
1 - Giáo viên: Giáo án, phấn
2 - Học sinh: Ngoài đồ dùng học tập như SGK, bút, làm bài tập đã cho về nhà
C – Phương pháp dạy học
Vận dụng linh hoạt các PPDH nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức như: trình diễn, thuyết trình, giảng giải, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề Trong đó, phương pháp chính được sử dụng là đàm thoại phát hiện vấn đề, luyện tập.
D - Tiến trình bài học
Tiết 5
1 - ổn định tổ chức lớp, sĩ số:
2 - Kiểm tra bài cũ:
Tiến hành trong quá trình học
3 - Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS chữa bài tập 3 – SGK trang 18
GV hỏi: Để chứng minh một hàm số không có đạo hàm tại thì làm như thế nào?
GV yêu cầu HS chữa bài tập 4
GV hướng dẫn HS
Để chứng minh hàm số có điểm cực trị thì ta phải chứng minh y’ đổi dấu qua các nghiệm của nó.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 5
Hãy xét các trường hợp xảy ra đối với hệ số a
+)
+) . Lập bảng biến của hàm số theo 2 trường hợp:
*
*
Từ đó giả thiết các cực trị của hàm số đều là số dương và là điểm cực đại để tìm a và b
GV hướng dẫn HS làm trường hợp , trường hợp còn lại yêu cầu HS làm tương tự và về nhà hoàn thiện.
GV hướng dẫn HS làm bài tập 6 – SGK trang 38
Để làm được bài này ta phải sử dụng điều kiện cần để hàm số đạt cực trị.(chú ý 3 – SGK trang 14)
Hàm số có đạo hàm trên khoảng và đạt cực trị tại điểm thì
Từ kềt quả trên ta sẽ tìm được tham số m nhưng đây chỉ là điều kiện cần chứ chưa đủ vì vậy ta phải thử lại với các giá trị m vừa tìm được và loại bỏ những giá trị không thỏa mãn.
Phần thử lại giáo viên yêu cầu HS về nhà làm
Bài tập 3 – SGK (18)
HS trả lời: Để chứng minh một hàm số không có đạo hàm tại ta chứng minh giới hạn không tồn tại
Bài tập 4 – SGK (18)
Bài tập 5 – SGK (18)
Xét hai trường hợp:
Với , ta có bảng biến thiên
Theo giả thiết là điểm cực đại nên
Mặt khác, giá trị cực tiểu là số dương nên
HS về làm tiếp trường hợp còn lại
Bài tập 6 – SGK (18)
4 - Củng cố:
HS biết cách vận dung hai quy tắc tìm cực trị vào giải bài tập
Nắm được điều kiện đủ và điều kiện cần để hàm số có cực trị và biết vận dụng vào giải các bài tập chứa tham số.
5 - Hướng dẫn học bài và ra bài tập về nhà
Về nhà học phần lý thuyết và hoàn thành bài tập 5, 6 SGK trang 18. Đọc bài tiếp theo và chuẩn bị trước các hoạt động 1, 2 SGK trang 20, 21
6 - Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng ký duyệt
Ngày
i3 giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số
Tiết: 6, 7
Ngày soạn: 18 /08 / 2008.
Ngày dạy:.....................................
A- Mục tiêu
1 - Về kiến thức
- Hiểu khái niệm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số trên một tập hợp số.
2 - Về kỹ năng
- Biết cách tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số trên một đoạn, một khoảng.
3 – Tư duy, thái độ
- Biết quy lạ về quen. Biết nhận xét và đánh giá bài làm của bạn cũng như tự đánh giá kết quả học tập.
- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập.
B. - Chuẩn bị của GV và HS:
1 - Giáo viên: Giáo án, phấn, bảng...
2 - Học sinh: Ngoài đồ dùng học tập như SGK, bút, đọc trước bài ở nhà
C – Phương pháp dạy học
Vận dụng linh hoạt các PPDH nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức như: trình diễn, thuyết trình, giảng giải, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề Trong đó, phương pháp chính được sử dụng là đàm thoại phát hiện vấn đề, gợi và giải quyết vấn đề.
D - Tiến trình bài học
Tiết 6
1 - ổn định tổ chức lớp, sĩ số:
2 - Kiểm tra bài cũ:
Tìm các điểm cực trị của hàm số sau
3 - Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
I - Định nghĩa
GV giới thiệu cho HS định nghĩa và kí hiệu về GTLN và GTNN của hàm số
GV quy ước khi nói giá trị lớn nhất hay nhỏ nhất của hàm số mà không nói trên tập nào thì ta hiểu đó là GTLN hay NN của hàm số trên tập xác định của nó.
GV giới thiệu ví dụ 1 – SGK trang 19 để củng cố định nghĩa cho HS
GV khẳng định phương pháp thường được sử dụng để tìm GTLN và GTNN của hàm số trên một tập hợp là lập bảng biến thiên của hàm số trên tập hợp đó.
II – Cách tính giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số trên một đoạn
Hoạt động 1
GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 1 – SGK trang 20
GV chỉ cho HS thấy các hàm số trên đều liên tục trên các đoạn đã cho và chúng đều có GTLN và GTNN
GV giới thiệu định lí – SGK trang 20
1 - Định lí
GV nói ta thừa nhận định lí này
GV giới thiệu ví dụ 2 – SGK trang 20, 21 để HS hiểu định lí hơn
HS ghi nhận kiến thức
HS nhớ quy ước
HS thực hiện ví dụ 1 dưới sự hướng dẫn của GV
HS thực hiện hoạt động 1
HS thảo luận nhóm để xét tính đồng biến và nghịch biến của các hàm số : y = x2 trên đoạn vàà y = trên đoạn .
Từ đó tìm được GTLN và GTNN của các hàm số trên các đoạn đã cho.
HS ghi nhận kiến thức
4 - Củng cố:
1) Nếu trên khoảng hàm sốcó một điểm cực tiểu duy nhất thì là GTNN của hàm số trên khoảng đó đúng hay sai? Tại sao?
2) Nếu hàm sốxác định và nghịch biến trên thì là GTNN của hàm số trên nửa khoảng đó đúng hay sai? Tại sao?
5 - Hướng dẫn học bài và ra bài tập về nhà
Về nhà học phần lý thuyết và làm bài tập 2, 3, 4 SGK trang 24.
6 - Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng ký duyệt
Ngày
Tiết 7
1 - ổn định tổ chức lớp, sĩ số:
2 - Kiểm tra bài cũ:
Tiến hành trong quá trình học bài
3 - Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
II – Cách tính giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số trên một đoạn
2 – Quy tắc tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số liên tục trên một đoạn
Hoạt động 2
GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động 2 – SGK trang 21
GV nêu nhận xét trong SGK trang 21
GV nêu quy tắc tìm GTLN và GTNN của hàm số trên một đoạn
GV chú ý cho HS rõ định lí ở phần 1 không đúng khi ta xét hàm số trên một khoảng và để tính GTLN và GTNN trên một khoảng ta khảo sát sự biến thiên của hàm số trên một khoảng rồi tứ đó rút ra kết luận.
GV nêu ví dụ 3 – SGK trang 22 để HS thấy được ứng dụng của việc tìm GTLN và GTNN của hàm số vào thực tế.
Để củng cố chú ý trên GV cho HS thực hiện hoạt động 3
GV hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1 – SGK trang 23, 24
Vận dụng quy tắc để tìm GTLN và GTNN của hàm số trên các đoạn đã cho
GV yêu cầu HS chia nhóm làm các phần a; b
HS thực hiện hoạt động 2
HS ghi nhận kiến thức
HS thực hiện ví dụ 3
Hoạt động 3
Bảng xét dấu
-1
-
+
0
0
0
0
+
Ơ
-
Ơ
y
y'
x
Vậy
Bài tập 1 – SGK trang 23, 24
4 - Củng cố:
HS hiểu định nghĩa GTLN và GTNN của hàm số trên một tập
Biết được điều kiện để hàm số có GTLN và GTNN trên một đoạn là hàm số đó phải liên tục trên đoạn đang xét.
5 - Hướng dẫn học bài và ra bài tập về nhà
Về nhà học phần lý thuyết và làm bài tập 1 SGK trang 23, 24. Đọc phần tiếp theo và chuẩn bị trước các hoạt động 2, 3 SGK trang 21, 23
6 - Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng ký duyệt
Ngày
Bài tập giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số
Tiết: 8
Ngày soạn: 18 /08 / 2008.
Ngày dạy:.....................................
A- Mục tiêu
1 - Về kiến thức
- Hiểu khái niệm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số trên một tập hợp số.
2 - Về kỹ năng
- Biết cách tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm số trên một đoạn, một khoảng.
3 – Tư duy, thái độ
- Biết quy lạ về quen. Biết nhận xét và đánh giá bài làm của bạn cũng như tự đánh giá kết quả học tập.
- Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập.
B. - Chuẩn bị của GV và HS:
1 - Giáo viên: Giáo án, phấn, bảng...
2 - Học sinh: Ngoài đồ dùng học tập như SGK, bút, bài tập đã cho về nhà
C – Phương pháp dạy học
Vận dụng linh hoạt các PPDH nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức như: trình diễn, thuyết trình, giảng giải, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề Trong đó, phương pháp chính được sử dụng là luyện tập, đàm thoại phát hiện vấn đề, gợi và giải quyết vấn đề.
D - Tiến trình bài học
1 - ổn định tổ chức lớp, sĩ số:
2 - Kiểm tra bài cũ:
Tiến hành trong quá trình học
3 - Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
GV hỏi: Khi khảo sát sự biến thiên của hàm số , bạn Hoà làm như sau:
TXĐ
Kết luận hàm số luôn nghịch biến trên D
Theo em kết luận của bạn Hoà đúng hay sai? Vì sao?
GV yêu cầu HS chữa bài tập trong SGK
GV gọi HS lên bảng chữa bài 2
Bài tập 3 yêu cầu cả lớp làm tương tự bài 2
Bài tập 4, 5 để tìm GTLN và GTNN thì phải lập bảng biến thiên
HS trả lời : Kết luận của bạn Hòa sai vì định lý về tính đồng biến và nghịch biến của hàm số chỉ phát biểu trong một khoảng hoặc đoạn hoặc nửa khoảng, trong khi đó tập xác định D của hàm số gồm hai khoảng rời nhau.
KL đúng hàm số luôn nghịch biến trên mỗi khoảng
Bài tập 2 (24) SGK
Gọi chiều rộng của hình chữ nhật là x cm
(8> x > 0)
Khi đó chiều dài của h.c.n là 8 – x cm
Vậy diện tích của h.c.n là
Lập bảng biến thiên suy ra tại
Vậy hình vuông có cạnh bằng 4 cm là hình có diện tích lớn nhất bằng 16 cm2
Bài tập 4 – SGK
Vậy
Bài tập 5 – SGK
4 - Củng cố:
Biết cách tìm GTLN và GTNN của hàm số trên một đoạn hoặc một khoảng.
5 - Hướng dẫn học bài và ra bài tập về nhà
Ôn tập chuẩn bị cho bài kiểm tra một tiết giữa chương
6 - Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tổ trưởng ký duyệt
Ngày
Kiểm tra giữa chương
Tiết: 8
Ngày soạn: 15 /09 / 2008.
Ngày dạy:.....................................
A – Mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra
- Đề kiểm tra để đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi học ba bài đầu của chương.
- Đề kiểm tra để lấy điểm một tiết
B - Mục tiêu dạy học
1 - Về kiến thức
- Hiểu và nắm v
File đính kèm:
- GA giai tich 12CB.doc