Bài giảng Bài 1. vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong sản xuất và đời sống

I. KIẾN THỨC

- HS biết được một số khái niệm về bản vẽ kỹ thuật, nội dung và phân loại bản vẽ kỹ thuật.

- HS biết được vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất và đời sống.

 II. KỸ NĂNG

- Tạo niềm say mê học tập bộ môn.

 III. THÁI ĐỘ

- Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn Vẽ kỹ thuật.

 

docx37 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 5793 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 1. vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong sản xuất và đời sống, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1. VAI TRÒ CỦA BẢN VẼ KỸ THUẬT TRONG SẢN XUẤT VÀ ĐỜI SỐNG TIẾT PPCT 1 NGÀY DẠY: / /2013 LỚP 8A1, 8A2 A. MỤC TIÊU I. KIẾN THỨC - HS biết được một số khái niệm về bản vẽ kỹ thuật, nội dung và phân loại bản vẽ kỹ thuật. - HS biết được vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất và đời sống. II. KỸ NĂNG - Tạo niềm say mê học tập bộ môn. III. THÁI ĐỘ - Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn Vẽ kỹ thuật. B. CHUẨN BỊ - GV: Các tranh vẽ hình 1.1, 1.2, 1.3 SGK, tranh ảnh các công trình kiến trúc xây dựng (nếu có) - HS: chuẩn bị tập vở, sách giáo khoa, dụng cụ học tập… C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP Giới thiệu bài: Xung quanh chúng ta có biết bao nhiêu là sản phẩm do bàn tay khối óc của con người sáng tạo ra, từ chiếc đinh vít đến chiếc ô tô hay tàu vũ trụ, từ ngôi nhà đến các công trình kiến trúc, xây dựng… Vậy những sản phẩm đó được làm ra như thế nào? Đó là nội dung của bài học hôm nay. 1. Giảng kiến thức mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm chung - Em nào có thể nêu lại vai trò của bản vẽ kỹ thuật (đã học trong bài 1)? - Trong sản xuất có nhiều lĩnh vực khác nhau, em hãy kể 1 số lĩnh vực đã học ở bài 1? Mỗi lĩnh vực đều phải có trang bị các loại máy, thiết bị và cần có cơ sở hạ tầng, nhà xưởng… I. Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật - Muốn chế tạo các sản phẩm, thi công các công trình, sử dụng có hiệu quả và an toàn các sản phẩm, các công trình đó phải có bản vẽ kỹ thuật của chúng. - VD như: cơ khí, điện lực, kiến trúc, nông nghiệp, quân sự, xây dựng, giao thông… Bản vẽ kỹ thuật (gọi tắt là bản vẽ) trình bày các thông tin kỹ thuật của sản phẩm dưới dạng các hình vẽ và các ký hiệu theo các qui tắc thống nhất và thường vẽ theo tỉ lệ. Bản vẽ kỹ thuật được chia làm 2 loại lớn: - Bản vẽ cơ khí thuộc lĩnh vực chế tạo máy và thiết bị. - Bản vẽ xây dựng thuộc lĩnh vực xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng. Hoạt động 2: Tìm hiểu bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất Cho HS quan sát hình 1.1 SGK. - Trong giao tiếp hàng ngày, con người thường dùng các phương tiện gì? Cho HS quan sát các tranh ảnh, các công trình kiến trúc, xây dựng. - Các sản phẩm và công trình đó muốn được chế tạo và thi công đúng như ý muốn của người thiết kế thì người thiết kế phải thể hiện nó bằng cái gì? - Người công nhân khi chế tạo các sản phẩm và thi công các công trình thì căn cứ vào cái gì? GV nhấn mạnh bản vẽ diễn tả chính xác hình dạng, kết cấu của sản phẩm hoặc công trình. II. Bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất - Tiếng nói (trao đổi điện thoại), cử chỉ (dùng cử chỉ để giao tiếp), chữ viết (viết thư), hình vẽ (cấm hút thuốc). - Hình vẽ là một phương tiện quan trọng dùng trong giao tiếp. - Bản vẽ kỹ thuật là ngôn ngữ chung trong kỹ thuật. Hoạt động 3: Tìm hiểu bản vẽ kỹ thuật đối với đời sống Cho HS quan sát hình 1.3 SGK, tranh ảnh máy thu hình màu cùng với các bảng hướng dẫn, sơ đồ bản vẽ của máy. - Muốn sử dụng hiệu quả, an toàn các đồ dùng và thiết bị đó thì chúng ta cần phải làm gì? III. Bản vẽ kỹ thuật đối với đời sống - HS thảo luận theo nhóm được phân công và nêu lên kết luận chung: bằng bản vẽ kỹ thuật. Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu cần thiết kèm theo sản phẩm dùng trong trao đổi, sử dụng. Hoạt động 4: Tìm hiểu bản vẽ kỹ thuật dùng trong các lĩnh vực kỹ thuật Cho HS xem sơ đồ hình 1.4 SGK - Bản vẽ được dùng trong lĩnh vực nào? Nêu một số lĩnh vực mà em biết? - Các lĩnh vực đó cần trang thiết bị gì? Có cần xây dựng cơ sở hạ tầng không? IV. Bản vẽ kỹ thuật dùng trong các lĩnh vực kỹ thuật -HS thảo luận theo nhóm: căn cứ theo bản vẽ kỹ thuật. - Theo chỉ dẫn bằng lời và bằng hình (bản vẽ, sơ đồ). - Cơ khí, xây dựng, giao thông, nông nghiệp…. - Cơ khí: máy công cụ, nhà xưởng; xây dựng: máy xây dựng, phương tiện vận chuyển; giao thông: phương tiện giao thông, đường sá, cầu cống; nông nghiệp: công trình thuỷ lợi, cơ sở chế biến, máy nông nghiệp Các lĩnh vực kỹ thuật đều gắn liền với bản vẽ kỹ thuật và mỗi lĩnh vực kỹ thuật đều có loại bản vẽ riêng của ngành mình. 2. Củng cố bài giảng - Nêu khái niệm bản vẽ kỹ thuật? - Vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất? - Vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với đời sống? - Cho biết bản vẽ được dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật nào? 3. Hướng dẫn học tập ở nhà - Dặn dò HS làm bài tập ở nhà. - Chuẩn bị trước bài 2. D. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. BÀI 2 HÌNH CHIẾU TIẾT PPCT 2 NGÀY DẠY: / /2013 LỚP 8A1, 8A2 A. MỤC TIÊU I. KIẾN THỨC - HS hiểu được thế nào là hình chiếu và nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kỹ thuật. II. KỸ NĂNG - Nhận biết được các hình chiếu của vật thể trên bản vẽ kỹ thuật. III. THÁI ĐỘ - Có nhận thức đúng đối với việc học tập môn Vẽ kỹ thuật. B. CHUẨN BỊ - GV: Máy lap top, máy chiếu, sử dụng bài giảng điện tử - HS: bút chì, thước, compa… C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Kiểm tra kiến thức cũ - Nêu khái niệm bản vẽ kỹ thuật? - Vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với sản xuất? - Vai trò của bản vẽ kỹ thuật đối với đời sống? - Cho biết bản vẽ được dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật nào? 2. Giảng kiến thức mới Giới thiệu bài: Hình chiếu là hình thể hiện một mặt nhìn thấy của vật thể đối với người quan sát đứng trước vật thể. Phần khuất được thể hiện bằng nét đứt. Vậy có các phép chiếu nào? Tên gọi hình chiếu ở trên bản vẽ như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu bài “Hình chiếu”. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về hình chiếu Ánh sáng chiếu đồ vật lên mặt đất, mặt tường tạo thành bóng các đồ vật, bóng các đồ vật gọi là hình chiếu của vật thể. GV thực nghiệm: dùng đèn pin chiếu vật mẫu đã chuẩn bị lên tường, sau đó di chuyển vị trí của đèn pin. Con người đã mô phỏng hiện tượng tự nhiên này để diễn ta hình dạng của vật thể bằng phép chiếu. - Cách vẽ hình chiếu 1 điểm của vật thể như thế nào? Từ đó suy ra cách vẽ hình chiếu của vật thể? I. Khái niệm về hình chiếu HS quan sát và thấy được sự liên hệ giữa các tia sáng và bóng của vật mẫu. Vật thể được chiếu lên mặt phẳng, hình nhận được trên mặt phẳng đó gọi là hình chiếu của vật thể. Hoạt động 2: Tìm hiểu các phép chiếu Cho HS quan sát hình 2.2 SGK - Hãy quan sát và nêu nhận xét về đặc điểm các tia chiếu trong các hình 2.2? Vậy đặc điểm của các tia chiếu khác nhau cho ta phép chiếu khác nhau. - Các em hãy cho ví dụ về các phép chiếu này trong tự nhiên. Vậy các tia sáng của mặt trời chiếu vuông góc với mặt đất là hình ảnh của phép chiếu vuông góc. II. Các phép chiếu HS lắng nghe sự gợi ý của GV để hình thành khái niệm và cách vẽ hình chiếu 1 điểm như SGK? - HS thảo luận: + Phép chiếu xuyên tâm. + Phép chiếu song song. + Phép chiếu vuông góc. Đặc điểm của các tia chiếu khác nhau cho ta các phép chiếu khác nhau: - Phép chiếu xuyên tâm. - Phép chiếu song song. - Phép chiếu vuông góc. Hoạt động 3: Tìm hiểu các hình chiếu vuông góc Cho HS quan sát tranh vẽ các mặt phẳng chiếu và mô hình 3 mặt phẳng chiếu, nêu rõ vị trí của các mặt phẳng chiếu, tên gọi của chúng và tên gọi các hình chiếu tương ứng. -Hãy nêu vị trí của các mặt phẳng chiếu đối với vật thể? Cho HS quan sát mô hình 3 mặt phẳng chiếu và cách mở các mặt phẳng chiếu để có vị trí các hình chiếu. - Các mp chiếu được đặt như thế nào đối với người quan sát? - Vật thể được đặt như thế nào đối với các mặt phẳng chiếu? III. Các hình chiếu vuông góc 1.Các mặt phẳng chiếu -Tia chiếu các tia sáng của 1 ngọn đèn; Tia chiếu các tia sáng của 1 ngọn nến; Tia sáng của mặt trời ở xa vô tận. HS quan sát và lắng nghe GV giảng bài. - Mp bằng ở dưới vật thể. - Mp đứng ở sau vật thể. - Mp cạnh ở bên phải vật thể. 2. Các hình chiếu: - Hình chiếu đứng. - Hình chiếu bằng. - Hình chiếu cạnh. Hoạt động 4: Tìm hiểu vị trí các hình chiếu - Vì sao phải mở các mp chiếu? - Vị trí của mp chiếu bằng và mp chiếu cạnh sau khi mở như thế nào? - Vì sao phải dùng nhiều hình chiếu để biểu diễn vật thể? Nếu dùng 1 hình chiếu để biểu diễn được không? IV. Vị trí các hình chiếu - Mp bằng ở dưới vật thể. Mp đứng ở sau vật thể. Mp cạnh ở bên phải vật thể. - Hình chiếu đứng có hướng chiếu từ trước tới. Hình chiếu bằng có hướng chiếu từ trên xuống. Hình chiếu cạnh có hướng chiếu từ trái sang. - Vật thể được đặt trên mp chiếu bằng, trước mp chiếu đứng và bên trái mp chiếu cạnh. - Vì hình chiếu phải được vẽ trên cùng 1 bản vẽ. - HS thảo luận theo nhóm được phân công. Mỗi hình chiếu là hình 2 chiều, vì vậy phải dùng nhiều hình chiếu để diễn tả hình dạng của vật thể. - Hình chiếu bằng ở dưới hình chiếu đứng. - Hình chiếu cạnh ở bên phải hình chiếu đứng. 3. Củng cố bài giảng - Nêu khái niệm về hình chiếu? - Nêu các phép chiếu? Các mặt phẳng chiếu? Các hình chiếu? Vị trí các hình chiếu? 4. Hướng dẫn học tập ở nhà - Dặn dò HS làm bài tập ở nhà và chuẩn bị trước bài 3. - Đọc thêm phần “ Có thể em chưa biết “ SGK trang 11. - Chuẩn bị dụng cụ vẽ, giấy A4 để thực hành. D. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. BÀI 4 BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN TIẾT PPCT 3 NGÀY DẠY: / /2013 LỚP 8A1, 8A2 A. MỤC TIÊU I. KIẾN THỨC - HS nhận dạng được các khối đa diện thường gặp: hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều. - Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình hộp chữ nhật, hình lăng trụ đều, hình chóp đều. II. KỸ NĂNG - Rèn luyện kỹ năng vẽ đẹp, vẽ chính xác các khối đa diện và hình chiếu của nó. III. THÁI ĐỘ - Vẽ đúng các khối đa diện, làm việc nghiêm túc. B. CHUẨN BỊ - GV: Máy lap top, máy chiếu, sử dụng bài giảng điện tử - HS: bút chì, thước, compa… C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Kiểm tra kiến thức cũ - Nêu khái niệm về hình chiếu? - Nêu các phép chiếu? Các mặt phẳng chiếu? Các hình chiếu? Vị trí các hình chiếu? 2. Giảng kiến thức mới Giới thiệu bài: Khối đa diện là một khối được bao bởi các hình đa giác phẳng. Để nhận dạng được các khối đa diện thường gặp và đọc được bản vẽ của chúng, chúng ta cùng nghiên cứu bài: “Bản vẽ các khối đa diện” Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu các khối đa diện Cho HS quan sát tranh và mô hình các khối đa diện. Hỏi: Các khối hình học đó được bao bởi các hình gì? Hãy kể 1 số vật thể có dạng khối đa diện mà em biết? I. Khối đa diện - Hình tam giác, hình chữ nhật. Khối đa diện được bao bởi các hình đa giác phẳng. Hoạt động 2: Tìm hiểu hình hộp chữ nhật Cho HS quan sát tranh và mô hình hình hộp chữ nhật. - Hình hộp chữ nhật được bao bởi các hình gì? Các cạnh và các mặt của nó có đặc điểm gì? GV đặt vật mẫu hình hộp chữ nhật trong mô hình 3 mặt phẳng chiếu. - Khi chiếu hình hộp lên mặt phẳng chiếu đứng thì hình chiếu đứng là hình gì? Hình chiếu đó phản ánh mặt nào của hình hộp chữ nhật? Kích thước nào của hình hộp chữ nhật? - Khi chiếu hình hộp lên mặt phẳng chiếu bằng thì hình chiếu bằng là hình gì? Hình chiếu đó phản ánh mặt nào của hình hộp chữ nhật? Kích thước nào của hình hộp chữ nhật? - Khi chiếu hình hộp lên mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình gì? Hình chiếu đó phản ánh mặt nào của hình hộp chữ nhật? Kích thước nào của hình hộp chữ nhật? Cho HS quan sát hình 4.3 - Các hình 1, 2, 3 là các hình chiếu gì? Chúng có hình dạng như thế nào? Chúng thể hiện các kích thước nào của hình hộp chữ nhật? II. Hình hộp chữ nhật 1. Thế nào là hình hộp chữ nhật? - Bao diêm, hộp thuốc lá: hình hộp chữ nhật; Bút chì 6 cạnh: hình lăng trụ đều; Kim tự tháp: hình chóp đều… Hình hộp chữ nhật được bao bởi 6 hình chữ nhật phẳng. 2. Hình chiếu của hình hộp chữ nhật - Hình chiếu đứng là hình chữ nhật, hình chiếu đó phản ánh mặt trước của hình hộp chữ nhật với kích thước là chiều dài và chiều cao của hình hộp chữ nhật. - Hình chiếu bằng là hình chữ nhật, hình chiếu đó phản ánh mặt trên của hình hộp chữ nhật với kích thước là chiều dài và chiều rộng của hình hộp chữ nhật. - Hình chiếu cạnh là hình chữ nhật, hình chiếu đó phản ánh mặt bên trái của hình hộp chữ nhật với kích thước là chiều rộng và chiều cao của hình hộp chữ nhật. Hình Hình chiếu Hình dạng Kích thước 1 đứng HCN a, h 2 bằng HCN a, b 3 cạnh HCN b, h Hoạt động 3: Tìm hiểu hình lăng trụ đều và hình chóp đều Cho HS quan sát hình 4.4 và mô hình hình lăng trụ đều. - Hãy cho biết khối đa diện ở hình 4.4 được bao bởi các hình gì? Cho HS quan sát hình chiếu của hình lăng trụ đều (hình 4.5) - Các hình 1, 2, 3 là các hình chiếu gì? Chúng có hình dạng như thế nào? Chúng thể hiện những kích thước nào của hình lăng trụ tam giác đều? Cho HS quan sát hình 4.6 và mô hình hình chóp đều - Hãy cho biết các khối đa diện ở hình 4.6 được bao bởi các hình gì? Cho HS quan sát hình chiếu của hình chóp đều đáy vuông - Các hình 1, 2, 3 là các hình chiếu gì? Chúng có hình dạng như thế nào? Chúng thể hiện những kích thước nào của hình chóp đều? Vậy các khối đa diện được xác định bằng các kích thước nào? III. Hình lăng trụ đều - HS trả lời HS chú ý quan sát và trả lời câu hỏi của GV Hình lăng trụ đều được bao bởi 2 mặt đáy là 2 hình đa giác đều bằng nhau và các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau. Hình Hình chiếu Hình dạng Kích thước 1 đứng HCN a, h 2 bằng HCN a, b 3 cạnh HCN b, h IV. Hình chóp đều HS trả lời Hình chóp đều được bao bởi mặt đáy là 1 hình đa giác đều và các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau có chung đỉnh. * Mỗi hình chiếu thể hiện 2 kích thước của khối đa diện, vậy chì cần 2 hình chiếu là đủ để xác định 3 kích thước của khối đa diện. Hình Hình chiếu Hình dạng Kích thước 1 đứng Tam giác cân a. h 2 bằng Hình vuông a. a 3 cạnh Tam giác cân a. h 3. Củng cố bài giảng - Khối đa diện là gì? - Thế nào là hình hộp chữ nhật? - Thế nào là hình lăng trụ đều? - Thế nào là hình chóp đều? 4. Hướng dẫn học tập ở nhà - Làm bài tập trang 19 SGK. - Dặn HS chuẩn bị bài 5. - Chuẩn bị dụng cụ vẽ, giấy A4 để thực hành. D. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. BÀI 5 THỰC HÀNH ĐỌC BẢN VẼ CÁC KHỐI ĐA DIỆN TIẾT PPCT 4 NGÀY DẠY: / /2013 LỚP 8A1, 8A2 A. MỤC TIÊU I. KIẾN THỨC - HS đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng khối đa diện. II. KỸ NĂNG - Hình thành kỹ năng đọc, vẽ các khối đa diện và phát huy trí tưởng tượng không gian. III. THÁI ĐỘ - Đọc và vẽ đúng các khối đa diện, làm việc nghiêm túc. B. CHUẨN BỊ - GV: giáo án, bản vẽ các khối đa diện (nếu có) - HS: bút chì, thước, compa, giấy A4, mô hình các vật thể A, B, C, D (hình 5.2 SGK). C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Kiểm tra kiến thức cũ - Khối đa diện là gì? - Thế nào là hình hộp chữ nhật? - Thế nào là hình lăng trụ đều? - Thế nào là hình chóp đều? 2. Giảng kiến thức mới Giới thiệu bài: Để đọc được bản vẽ hình chiếu của vật thể có dạng các khối đa diện, để từ đó hình thành kỹ năng đọc bản vẽ các khối đa diện và phát huy trí tưởng tượng không gian, hôm nay chúng ta sẽ học bài “bài tập thực hành đọc bản vẽ các khối đa diện”. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu bài GV nêu rõ mục tiêu, nội dung thực hành của bài 5, trình bày nội dung và trình tự tiến hành. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách trình bày bài làm (báo cáo thực hành ) GV nêu cách trình bày bài làm trên giấy khổ A4, có thể vẽ sơ đồ bố trí phần hình và phần chữ, khung tên lên bảng. HS lắng nghe, ghi chép những hướng dẫn của GV Hoạt động 3: Tổ chức thực hành HS làm bài của mình theo sự chỉ dẫn của GV, GV đến từng bàn hướng dẫn và kiểm tra cách tiến hành bài tập của HS. HS làm thực hành theo yêu cầu Hoạt động 4: Tổng kết, dặn dò - GV nhận xét giờ làm bài thực hành: sự chuẩn bị của HS, thực hiện qui định, thái độ học tập. - GV hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình dựa theo mục tiêu bài học. - GV thu bài về nhà chấm điểm. Về nhà - Dặn dò HS đọc trước bài 6. - Khuyến khích HS làm mô hình các vật thể đã vẽ. 3. Củng cố bài giảng - GV nhận xét thái độ học tập của HS 4. Hướng dẫn học tập ở nhà - Đọc thêm phần “ Có thể em chưa biết “ SGK trang 22. - Chuẩn bị bài 6. D. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. BÀI 6. BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY TIẾT PPCT 5 NGÀY DẠY: / /2013 LỚP 8A1, 8A2 A. MỤC TIÊU I. KIẾN THỨC - HS nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp: hình trụ, hình nón, hình cầu. - Đọc được bản vẽ vật thể có dạng hình trụ, hình nón, hình cầu. II. KỸ NĂNG - Rèn luyện kỹ năng vẽ đẹp, vẽ chính xác các khối tròn xoay và hình chiếu của nó. III. THÁI ĐỘ - Đọc và vẽ đúng các khối tròn xoay, làm việc nghiêm túc. B. CHUẨN BỊ - GV: giáo án, mô hình các khối tròn xoay: hình trụ, hình nón, hình cầu (nếu có), bài giảng điện tử (nếu có) - HS: vỏ hộp sữa, cái nón, quả bóng. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Giảng kiến thức mới Giới thiệu bài: Khối tròn xoay là khối hình học được tạo thành khi quay 1 hình phẳng quanh 1 đường cố định (trục quay) của hình. Để nhận dạng được các khối tròn xoay thường gặp và để đọc được bản vẽ vật thể của chúng, chúng ta cùng nghiên cứu bài: “Bản vẽ các khối tròn xoay” Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu khối tròn xoay Cho HS quan sát tranh và mô hình các khối tròn xoay. Hỏi: Các khối tròn xoay có tên gọi là gì? Chúng được tạo thành như thế nào? Em hãy kể 1 số vật thể mà em thường thấy có dạng khối tròn? I. Khối tròn xoay HS trả lời HS trả lời: hộp sữa, cái nón, quả bóng… - Hình trụ: khi quay hình chữ nhật 1 vòng quanh 1 cạnh cố định ta được hình trụ. - Hình nón: khi quay một tam giác vuông 1 vòng quanh 1 cạnh góc vuông cố định ta được hình nón. - Hình cầu: khi quay ½ hình tròn 1 vòng quanh đường kính cố định ta được hình cầu. Hoạt động 2: Tìm hiểu hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu Cho HS quan sát mô hình hình trụ và chỉ rõ các phương chiếu vuông góc: chiếu từ trước tới, chiếu từ trên xuống và chiếu từ trái sang. - Em hãy nêu tên gọi các hình chiếu, hình chiếu có hình dạng gì? Nó thể hiện kích thước nào của khối hình trụ? Cho HS quan sát mô hình hình nón và chỉ rõ các phương chiếu. GV vẽ các hình chiếu lên bảng - Em hãy nêu tên gọi các hình chiếu, hình chiếu có hình dạng gì? Nó thể hiện kích thước nào của khối hình nón? - Em hãy nêu tên gọi các hình chiếu, hình chiếu có hình dạng gì? Nó thể hiện kích thước nào của khối hình cầu? Hỏi: Để biểu diễn khối tròn xoay cần mấy hình chiếu và gồm những hình chiếu nào? Để xác định khối tròn xoay cần có các kích thước nào? II. Hình chiếu của hình trụ, hình nón, hình cầu 1. Hình trụ HS quan sát GV vẽ các hình chiếu và bảng 6.1 trên bảng. - HS trả lời và đối chiếu với hình 6.3 SGK. Hình chiếu Hình dạng Kích thước Đứng HCN d. h Bằng Tròn d Cạnh HCN d. h - HS trả lời và đối chiếu với hình 6.4 SGK. 2. Hình nón - HS trả lời và đối chiếu với hình 6.5 SGK. Hình chiếu Hình dạng Kích thước Đứng Tam giác d. h Bằng Đường tròn d Cạnh Tam giác d. h - Thường dùng 2 hình chiếu để thể hiện khối tròn xoay: 1 hình chiếu thể hiện đáy tròn, 1 hình chiếu thể hiện chiều cao (trục quay). - Kích thước của hình trụ và hình nón là đường kính đáy và chiều cao; Kích thước của hình cầu là đường kính của hình cầu. 3. Hình cầu Hình chiếu Hình dạng Kích thước Đứng Tròn d Bằng Tròn d Cạnh Tròn D 2. Củng cố bài giảng - Hình trụ được tạo thành như thế nào? - Hình nón được tạo thành như thế nào? - Hình cầu được tạo thành như thế nào? 3. Hướng dẫn học tập ở nhà - Làm bài tập trang 26 SGK. - Chuẩn bị cho bài tập thực hành 7. D. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. BÀI 7 THỰC HÀNH ĐỌC BẢN VẼ CÁC KHỐI TRÒN XOAY TIẾT PPCT 6 NGÀY DẠY: / /2013 LỚP 8A1, 8A2 A. MỤC TIÊU I. KIẾN THỨC - HS đọc được bản vẽ các hình chiếu của vật thể có dạng khối tròn xoay. II. KỸ NĂNG - Rèn luyện kỹ năng đọc bản vẽ các vật thể đơn giản và phát huy trí tưởng tượng không gian. III. THÁI ĐỘ - Đọc và vẽ đúng các khối tròn xoay, làm việc nghiêm túc. B. CHUẨN BỊ - GV: giáo án, mô hình các vật thể hình 7.2 SGK. - HS: giấy A4, bút. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Kiểm tra kiến thức cũ - Hình trụ được tạo thành như thế nào? - Hình nón được tạo thành như thế nào? - Hình cầu được tạo thành như thế nào? 2. Giảng kiến thức mới Giới thiệu bài: Để rèn luyện kỹ năng đọc bản vẽ các vật thể đơn giản có dạng khối tròn, nhằm phát huy trí tưởng tượng không gian của các em. Hôm nay chúng ta cùng làm bài tập thực hành: “Đọc bản vẽ các khối tròn xoay”. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Giới thiệu nội dung bài tập thực hành GV nêu rõ nội dung bài tập thực hành gồm 2 phần: - Phần 1: trả lời câu hỏi bằng phương pháp lựa chọn và đánh dấu (x) vào bảng 7.1 SGK để chỉ rõ sự tương quan giữa các bản vẽ với vật thể. - Phần 2: phân tích hình dạng của vật thể bằng cách đánh dấu (x) vào bảng 7.2 SGK. Hoạt động 2: Tìm hiểu cách trình bày bài làm (báo cáo thực hành ) GV nêu cách trình bày bài làm, có thể minh hoạ bằng hình vẽ trên bảng. - Các bài tập thực hành làm trên khổ giấy A4 để dọc, khung tên đặt ở dưới góc phải cách mép dưới và mép phải tờ giấy 10mm. - Bảng 7.1 và 7.2 SGK kẻ sát mép phải từ trên xuống. HS lắng nghe GV hướng dẫn Hoạt động 3: Tổ chức thực hành HS làm bài theo sự hướng dẫn của GV, chú ý đến các thao tác kẻ, vẽ và trình bày của HS trên bài thực hành. HS làm theo yêu cầu của GV Hoạt động 4: Tổng kết, dặn dò - GV nhận xét giờ làm bài thực hành. - GV hướng dẫn HS tự đánh giá bài làm của mình dựa theo mục tiêu bài học. - GV thu bài về nhà chấm điểm. - Dặn dò HS đọc trước bài 8. - Khuyến khích HS làm mô hình hay vẽ hình 3 chiều các vật thể của bài tập thực hành. 3. Củng cố bài giảng - GV nhận xét thái độ học tập của HS 4. Hướng dẫn học tập ở nhà - Đọc thêm phần “ Có thể em chưa biết “ SGK trang 28. - Chuẩn bị bài 8. D. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. ……………………………………………………………………………………….……………………. BÀI 8 KHÁI NIỆM VỀ HÌNH CẮT TIẾT PPCT 7 NGÀY DẠY: / /2013 LỚP 8A1, 8A2 A. MỤC TIÊU I. KIẾN THỨC - Từ quan sát mô hình và hình vẽ của ống lót, hiểu được vẽ như thế nào và hình cắt này dùng để làm gì? - Biết được khái niệm và công dụng của hình cắt. II. KỸ NĂNG - Biết được khái niệm và công dụng của hình cắt. III. THÁI ĐỘ - Hiểu hình cắt. B. CHUẨN BỊ - GV: giáo án, tranh vẽ các hình của bài 8 SGK, vật mẫu: quả cam và mô hình ống lót. - HS: chuẩn bị bài. C. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP 1. Giảng kiến thức mới Giới thiệu bài: Như ta đã biết, bản vẽ kỹ thuật là tài liệu kỹ thuật chủ yếu của sản phẩm. Nó được lập ra trong giai đoạn thiết kế, được dùng trong tất cả các quá trình sản xuất: từ chế tạo, lắp ráp, thi công đến vận hành, sửa chữa. Để biết được 1 số khái niệm về bản vẽ kỹ thuật, hiểu được khái niệm và công dụng của hình cắt, chúng ta cùng nghiên cứu bài: “Khái niệm về bản vẽ kỹ thuật - hình cắt ”. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm về hình cắt - Khi học về thực vật, động vật… muốn thấy rõ cấu tạo bên trong của hoa, quả, các bộ phận cuả cơ thể người, ta làm thế nào để quan sát? - Để diễn tả các kết cấu bên trong bị che khuất của vật thể (lỗ, rãnh của chi tiết máy) trên bản vẽ kỹ thuật cần phải dùng phương pháp cắt. - GV trình bày quá trình vẽ hình cắt thông qua vật mẫu ống lót bị cắt đôi và hình 8.2 SGK. Hỏi: Hình cắt được vẽ như thế nào và dùng để làm gì? I. Khái niệm về hình cắt - Khi vẽ hình cắt, vật thể được xem như bị mặt phẳng cắt tưởng tượng cắt thành 2 phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt, được chiếu lên mặt phẳng chiếu để được hình chiếu. Hình cắt là hình biểu diễn phần vật thể ở sau mặt phẳng cắt. Hình cắt dùng để biểu diễn rõ hơn hình dạng bên trong của vật thể. Phần vật thể bị mặt phẳng cắt cắt qua được kẻ gạch gạch. 2. Củng cố bài giảng - Nêu khái niệm về hình cắ

File đính kèm:

  • docxgiao an cong nghe 8 HKI 20132014.docx
Giáo án liên quan