1.Kiến thức: HS biết lập công thức hóa học của hợp chất dựa vào của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
2.Kĩ năng:. Rèn luyện kỹ năng lập CTHH của chất và kỹ năng tính toán hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử
3.Thái độ: Tiếp tục củng cố về ý nghĩa của CTHH
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 10 hóa trị tiết 14, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 14
ND:……./…../………. Bài 10 HÓA TRỊ ( tt )
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS biết lập công thức hóa học của hợp chất dựa vào của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
2.Kĩ năng:. Rèn luyện kỹ năng lập CTHH của chất và kỹ năng tính toán hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử
3.Thái độ: Tiếp tục củng cố về ý nghĩa của CTHH
II. Trọng tâm: Cách lập công thức của một chất dựa vào hoá trị.
III. Chuẩn bị:
-GV: Bộ bìa keo 2 mặt dán để HS lập CTHH của hợp chất, phiếu học tập
-HS: Bảng nhóm
IV. Tiến trình:
Ổn định tổ chứcvàKiểm diện HS(1p)
8A1
8A2
2. Kiểm tra miệng: (5p)
Câu hỏi
Đáp án
a/ Hoá trị của một nguyên tố hay nhóm nguyên tử là gì? Cách xác định hóa trị? (4đ)
b/ Làm bài tập 2a sgk/37.(6đ)
a/ Hóa trị của nguyên tố(hay nhóm nguyên tử)là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của O là 2 đơn vị. (4đ)
b/ K (I), S(II), C(IV) (6đ)
3. Bài mới: (30p)
HOẠT ĐỘNG THẦY TRÒ
NỘI DUNG BÀI DẠY
-GV: Hiểu được hóa trị một nguyên tố nhưng làm thế nào để lập cũng như viết đúng CTHH. Ta tìm hiểu bài “ Hóa trị” tiếp theo
* Hoạt động 1: Tìm hiểu quy tắc hóa trị. (15p)
GV: Quy ước H (I), O(II) thì Al có hóa trị mấy trong công thức sau: Al3 và Al2O3?
+HS: III
GV: trực quan sơ đồ sau:
III II a b IV II
Al2O3 AxBy SO2
? GV: em hãy so sánh và rút ra MQH giữa
(a. x ) ? (b.y)
+HS: a.x =b.y
+ 2.III =3.II (trong Al2O3)
+ 1. IV = 2.II (trong SO2)
GV: a.x =b.y => nội dung quy tắc hoá trị.
? phát biểu quy tắc hoá trị?
+HS: Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia”
GV: nhận xét và kết luận.
GV:Hướng dẫn HS rút ra tỉ lệ x/y => a, b (tính hoá trị của nguyên tố hoặc tìm chỉ số x, y để lập CTHH)
*GV:Lưu y:ù
+ Qui tắc được vận dụng chủ yếu cho các hợp chất vô cơ
+ = => x =b, y = a (a = b => x = y =1)
-GV: Áp dụng qui tắc hóa trị để làm gì?
* Hoạt động2: Vận dụng QTHT lập CTHH và tính hóa trị nguyên tố(15p)
Vd: Tính hóa trị của nguyên tố Fe trong các hợp chất FeCl3, FeCl3
GV: Hướng dẫn và gọi HS lên bảng tính hoá trị của Fe.
+HS: làm theo hướng dẫn ( vận dụng QTHT)
GV: Nhận xét chung.
GV: VD1: lập CTHH của hợp chất lưu huỳnh (IV) oxit?
Hướng dẫn HS viết dưới dạng SIVxOIIy
-Áp dụng qui tắc hóa trị như thế nào?
- Hãy chuyển về tỉ lệ ? ?
+HS: nhóm thảo luận, phát biểu
Theo QTHT ta có: IV . x = II .y
+Chuyển thành tỉ lệ: =
=> x =2 , y =4
?GV: thường thì tỉ lệ số nguyên tử trong phân tử là những số đơn giản nhất. Vậy x, y bao nhiêu?
+HS: x= 1, y =2
-GV: Thay x,y vào CTTQ ta được CTHH của hợp chất cần lập.
HS: trả lời và viết thành CTHH theo yêu cầu của đề bài : SO2
*Tương tự GV yêu cầu HS làm bài tập sau:
*Mở rộng:
Vd2; Lập CTHH của hợp chất tạo bởi nguyên tố Ca(II) và NO3 (I)
GV: Hướng dẫn và gọi HS lên bảng làm
+HS: Thảo luận làm theo hướng dẫn
GV: nhận xét chung.
GV: yêu cầu Hs thảo luận nêu các bước lập CTHH theo QTHT
+ HS nhóm thảo luận 5p trả lời các bước lập CTHH của hợp chất.
GV: nhận xét chung và bổ sung
II.Qui tắc hóa trị(QTHT)
1.Qui tắc:
“ Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia”
CTHH: AxBy => Biểu thức hóa trị:
a.x =b.y
=> = => x =b, y = a
Vd: Từ CTHH của hợp chất Al(OH)3
Ta có: 1x III = 3 x I
2. Vận dụng:
a) Tính hóa trị của một nguyên tố
Vd: Tính hóa trị của nguyên tố Fe trong các hợp chất FeCl3, FeCl3
Giải:
Gọi a là hóa trị của nhuyên tố Fe
*CTHH: FeCl2
Ta có a x 1 = 2 x I
à a = II
*CTHH: FeCl3
Ta có a x 1 = 3 x I
à a = III
Vậy nguyên tố Fe có hóa trị II trong hợp chất FeCl2 và có hóa trị III trong hợp chất FeCl3
b. Lập CTHH của hợp chất theo hóa trị:
VD1:Giải:
-Viết CT dạng chung:SIVxOIIy
- Theo QTHT ta có: IV . x = II .y
+ Chuyển thành tỉ lệ: =
=> x =2 , y =4 (x =1, y =2)
- CTHH: SO2
VD2:Giải:
- Viết CTHH của hợp chất dạng chung:
là Cax(NO3)y
- Theo qui tắc hóa trị
x. II = y. I
- Chuyển thành tỉ lệ:
=
Chọn x = 1; y = 2
CTHH hợp chất: Ca(NO3)2
* Các bước lập CTHH của hợp chất:
1- Viết CTHH có dạng chung: AxBy
2- Theo qui tắc hóa trị: x. a = y. b
+ Chuyển thành tỉ lệ
= =
+ Lấy x = b hay b’
y = a hay a’ ( nếu a’, b’ là những
số nguyên đơn giản hơn so với a, b )
3- Viết thành CTHH: Thay x, y vào CTC
4. Câu hỏi , bài tập củng cố: (5p)
-HS làm bài tập 6/38/SGK
-Một số CTHH viết như sau:MgCl, KO, CaCl2, NaCO3 .Cho biết: Cl, K, Na có hóa trị I; Mg, Ca, nhóm (CO3) có hóa trị II. Hãy chỉ ra những CTHH viết sai và sữa lại cho đúng
-CTHH viết sai là: MgCl, KO, NaCO3.
-Sửa lại: MgCl2, K2O, Na2CO3
5. Hướng dẫn tự học ở nhà: (3p)
-Bài cũ: + Học bài, học thuộc hóa trị các nguyên tố trong bảng 1 sgk
+ Làm BT 5,7 / 38 sgk
- bài mới: + Chuẩn bị bài luyện tập 2
+ Xem lại CTHH chung của đơn chất, hợp chất
+ Học thuộc hóa trị các nguyên tố bảng 1/42sgk
V. Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- 14.doc