HS hiểu được hóa trị của nguyên tố là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) được xác định theo hóa trị của H được chọn làm đơn vị và hóa trị của O bằng 2 đơn vị.
- HS hiểu và vận dụng được quy tắc về hóa trị trong hợp chất 2 nguyên tố.
- Biết cách tính hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất khi biết CTHH của hợp chất và hóa trị của nguyên tố kia (hoặc nhóm nguyên tử).
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1482 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 10: hóa trị tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 7
Tiết : 13 Ngày soạn: 28/09/2008
Bài 10: Hóa trị
A. Mục tiêu:
- HS hiểu được hóa trị của nguyên tố là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) được xác định theo hóa trị của H được chọn làm đơn vị và hóa trị của O bằng 2 đơn vị.
- HS hiểu và vận dụng được quy tắc về hóa trị trong hợp chất 2 nguyên tố.
- Biết cách tính hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất khi biết CTHH của hợp chất và hóa trị của nguyên tố kia (hoặc nhóm nguyên tử).
- Biết cách lập CTHH và xác định được 1 CTHH đúng, sai khi biết hóa trị của 2 nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
- Rèn luyện kỹ năng lập CTHH.
- Lòng yêu thích môn học.
B. Chuẩn bị:
GV chuẩn bị: Bảng quy tắc hóa trị.
HS chuẩn bị: - Đọc và tìm hiểu bài.
Phương pháp : Đàm thoại - tìm tòi, thảo luận nhóm.
C. Tiến trình lên lớp:
I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra bài cũ:
Trình bày CTHH của đơn chất? Cho ví dụ? Nêu ý nghĩa của CTHH?
III. Bài mới:
Hoạt động
của giáo viên và học sinh
Nội dung
Bổ sung
Hoạt động 1: Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng cách nào?
- GV thông báo: muốn so sánh, đều phải chọn mốc so sánh, tức đơn vị so sánh. ở đây, ta muốn so sánh khả năng liên kết của nguyên tử. Nguyên tử H chỉ gồm có 1 proton và 1 electron người ta chọn khả năng liên kết của H làm đơn vị tức gán cho H hóa trị I. Rồi xem thực tế một nguyên tử nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H sẽ nói nguyên tố có hóa trị bằng bấy nhiêu.
- HS đọc thông tin, trả lời câu hỏi:
? Dựa vào đâu nói clo có hóa trị I, oxi có hóa trị II.
- HS trả lời.
- GV nhận xét.
- GV thông báo: Việc xác định hóa trị của một nguyên tố nào đó còn dựa vào khả năng liên kết của nó với nguyên tử oxi.
? Na có hóa trị I, Mg có hóa trị II, C có hóa trị IV, Vì sao như vậy?
- HS trả lời, bổ sung.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Quy tắc hóa trị.
- HS đọc thông tin mục II.1, trả lời câu hỏi:
? Có thể rút ra kết luận gì về quy tắc hóa trị?
- HS trả lời, bổ sung.
- GV nhận xét.
- HS thảo luận nhóm làm bài tập vận dụng SGK. Đại diện nhóm trình bày, bổ sung.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2: Củng cố
-Xác định hoá trị của một nguyên tố (Nhóm nguyên tử )
-Quy tắc hoá trị ?
I. Hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng cách nào?
1. Cách xác định:
- Người ta quy ước gán cho H hóa trị I. Muốn xác định được hóa trị của một nguyên tố nào đó thì dựa vào khả năng liên kết của nó với mấy nguyên tử H.
VD: HCl, H2O ta nói Cl có hóa trị I, O có hóa trị II.
- Người ta còn dựa vào khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố khác với oxi. Hóa trị của oxi được xác định bằng 2 đơn vị.
VD: CuO, Na2O ta nói Cu có hóa trị II, Na có hóa trị I.
- Cách xác định hóa trị của nhóm nguyên tử cũng tương tự.
VD: H2SO4, H3PO4 ta nói nhóm SO4 có hóa trị II, PO4 có hóa trị III.
2. Kết luận: SGK
II. Quy tắc hóa trị.
1. Quy tắc:
Trong CTHH, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.
AaxBby
-A, B là nguyên tố hoá học.
-x, y lần lượt là chỉ số ntử của A,B
-a, b lần lượt là hoá trị của A,B
Suy ra : x . a = y . b
2. Vận dụng
a. Tính hoá trị của một nguyên tố.
VD: tính hoá trị của sắt trong hợp chất FeCl3 , biết clo có hoá trị I.
BL :
Gọi a là hoá trị của Fe, theo QTHT ta có : 1 . a = 3 . I
a = III, (Fe (III)
b. Lập CTHH của hợp chất tạo bởi S(VI) và O
BL : Công thức dạng chung : SxOy
Theo qui tắc hoá trị : x . VI = y . II
x = 1, y = 3
CTHH của hợp chất : SO3
IV. Dặn dò:
- Về nhà học bài và làm các bài tập sgk.
* Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- T 13.doc