Mục đích yêu cầu :
1) Kiến thức :
– Củng cố kiến thức về: Cấu tạo của Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố, tính kim loại, tính phi kim.
2) Kỹ năng :
– Rèn luyện kỹ năng làm bài tập về mối quan hệ giữa vị trí, cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2219 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 11 : luyện tập : bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron của nguyên tử và tính chất hóa học của các nguyên tố hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT : 19, 20 (CB) .
BÀI 11 : LUYỆN TẬP : BẢNG TUẦN HOÀN, SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON CỦA NGUYÊN TỬ VÀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC.
I. Mục đích yêu cầu :
Kiến thức :
Củng cố kiến thức về: Cấu tạo của Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố, tính kim loại, tính phi kim.
Kỹ năng :
Rèn luyện kỹ năng làm bài tập về mối quan hệ giữa vị trí, cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.
Vận dụng kiến thức ® Giải bài tập liên quan.
II. Đồ dùng dạy học – Phương pháp:
Giáo án lên lớp.
Bảng Hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học .
Hoạt động GV + HS
Phần ghi bảng
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG.
1. CẤU TẠO CỦA BẢNG TUẦN HOÀN:
a). Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong Bảng tuần hoàn:
– Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
– Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng.
– Các nguyên tố có số electron hóa trị như nhau được xếp thành 1 cột.
b). Chu kỳ:
– Mỗi hàng là 1 chu kỳ.
– Bảng có 7 chu kỳ: 3 chu kỳ nhỏ (CK1,2,3) và 4 chu kỳ lớn (CK4,5,6,7).
– Nguyên tử các nguyên tố thuộc 1 chu kỳ có số lớp electron như nhau.
– Số TT của Chu kỳ = Số lớp electrron.
c). Nhóm:
– Các nhóm A : (IA ® VIIIA) gòm các nguyên tố ở chu kỳ nhỏ và chu kỳ lớn.
– Các nguyên tố nhóm A :IA,IIA là nguyên tố s, IIIA ® VIIIA là nguyên tố p.
– Các nhóm B : (IIIB ®VIIIB, IIB ® IIIB) gồm cácnguyên tố ở chu kỳ lớn, và là các nguyên tố d và f.
II. SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN :
· Cấu hình electron của nguyên tử.
Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở mỗi chu kỳ tăng từ 1 ® 8 thuộc các nhóm IA ® VIIIA.
· Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại, tính phi kim, bán kính nguyên tử và giá trị độ âm điện các nguyên tố theo chiều tăng như sau:
Giá trị độ âm điện
Tính phi kim
Bán kính nguyên tử
Tính kim loại
Giá trị độ âm điện
Tính phi kim
Bán kính nguyên tử
Tính kim oại
Chu kỳ
Nhóm A
III. ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN:
· Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử.
B. BÀI TẬP.
(Theo SGK – SBT)
· Củng cố :
HS làm các bài tập 1 ® 9 SGK.
BT về nhà : Bài tập liên quan HTTH (SBT).
File đính kèm:
- Chuong 2 Bai 11 (31-32).DOC