I. Chuẩn kiến thức và kĩ năng
1. Kiến thức
a. Học sinh biết
Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử của aminoaxit
Tính chất vật lí, những ứng dụng trong thực tế và vai trò quan trọng của aminoaxit
b. Học sinh hiểu
Tính chất hóa học của aminoaxit
2. Kỹ năng
7 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4571 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 12 aminoaxit lớp 12 tiết 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 12 AMINOAXIT
Lớp 12
Tiết 1
Người soạn: Đặng Thị Nhành
I. Chuẩn kiến thức và kĩ năng
1. Kiến thức
a. Học sinh biết
Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử của aminoaxit
Tính chất vật lí, những ứng dụng trong thực tế và vai trò quan trọng của aminoaxit
b. Học sinh hiểu
Tính chất hóa học của aminoaxit
2. Kỹ năng
Dự đoán được tính lưỡng tính của aminoaxit, kiểm tra dự đoán và kết luận
Rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng và giải bài tập
II. Trọng tâm
Đặc điểm cấu tạo phân tử của aminoaxit
Tính chất hóa học của aminoaxit: tính lưỡng tính, phản ứng este hóa, phản ứng
trùng ngưng của và - amino axit.
III. Chuẩn bị
Giáo viên
Các dung dịch aminoaxit, ống nghiệm,
quỳ tím
Hệ thống câu hỏi và bài tập về aminoaxit
Học sinh
Ôn lại kiến thức bài amin và bài axit
cacboxylic
Rèn luyện kỹ năng viết phương trình
phản ứng và giải bài bài tập.
IV. Phương pháp
Đàm thoại + nêu vấn đề + hoạt động nhóm
V. Tổ chức hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
Để trung hòa 1,475g một amin no đơn chức mạch hở cần 250ml dung dịch HCl
0,1M. Xác định công thức phân tử của amin trên?
Số mol HCl = 0,25.0,1 = 0,025(mol)
RNH2 + HCl RNH3Cl
0,025 0,025
Khối lượng amin = (R + 16).0,025 =1,475g
R = 43 Công thức amin là C3H9NH2
Hoạt động giáo viên Hoạt
động học
sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1
Tìm hiểu định nghĩa, cấu tạo của
amino axit.
Giáo viên giảng: Trong môn sinh học
các e đã được biết protein, protein là
thành phần quan trọng nhất của các tế
bào trong cơ thể, là cơ sở vật chất của
mọi sự sống các loài sinh vật trên trái
đất. Vậy các em có biết thành phần
chính cấu tạo nên protein là gì không?
Đó chính là các amino axit, một loại
hợp chất hữu cơ tạp chức quan trọng.
Và để tìm hiểu về cấu tạo phân tử, tính
chất cũng như những ứng dụng thực tế
của amino axit, hôm nay chúng ta qua
bài 12- AMINO AXIT.
Giáo viên: Cho các amino axit sau:
H2N-CH2-COOH Glysin
CH3 CH COOH Alanin
NH2
Bài 12 AMINO AXIT
I Định nghĩa, cấu tạo và danh pháp
1 Định nghĩa
Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức
mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino
(NH2) và nhóm cacboxyl (COOH).
(Giáo viên viết các công thức này ở
phần ghi bảng để làm ví dụ)
Nhận xét đặc điểm cấu tạo của 2 chất
trên?
Giáo viên gọi học sinh trả lời và nhận
xét, giải đáp câu hỏi nêu ra. Sau đó gợi
mở cho học sinh: vậy amino axit là gì?
(Gọi học sinh trả lời và tổng kết lại và
ghi bảng).
Và để biết được trong thực tế amino
axit tồn tại chủ yếu ở dạng nào, phân tử,
ion hay các dạng khác chúng ta đi vào
phần 2-Cấu tạo phân tử.
Giáo viên: Qua việc tìm hiểu trước sách
giáo khoa, hãy cho biết, amino axit tồn
tại chủ yếu ở dạng nào?
Gọi học sinh trả lời và nhận xét.
Giáo viên cung cấp thêm một số thông
tin: Qua việc khảo sát tính chất vật lí và
tính axit-bazơ, người ta thấy rằng,
amino axit tồn tại dạng ion lưỡng cực
khi kết tinh. Trong dung dịch dạng ion
lưỡng cực chuyển một phần nhỏ thành
dạng phân tử.Nguyên nhân là do amino
axit có nhóm COOH mang điện âm và
nhóm NH2 mang điện dương.
Vừa có
nhóm axit
vừa có
nhóm
amin
Dạng ion
lưỡng cực.
Vd:
H2N CH2 COOH Glysin
CH3 CH COOH Alanin
NH2
2 Cấu tạo phân tử
Trạng thái kết tinh tồn tại dạng ion lưỡng cực.
Trong dung dịch chuyển một phần nhỏ thành
dạng phân tử.
R CH COO R CH COOH
NH3+ NH2
dạng ion lưỡng cực dạng phân tử
Hoạt động 2: Tìm hiểu danh pháp và
tính chất vật lí của amino axit
Giáo viên:
Với công thức hóa học gồm nhóm amin
và nhóm carboxyl thì tên gọi của amino
axit có gì đặc biệt, ta qua phần 3- Danh
pháp.
Giáo viên giảng: Có thể coi amino axit
là axit cacboxylic có nhóm thế amino ở
gốc hidrocacbon. Do đó, tên gọi của
3 Danh pháp
a) Tên thay thế
= vị trí nhóm amino+amino+tên axit tương
ứng.
Ví dụ: Hãy đọc tên các chất có công thức sau:
o-H2N C6H5 COOH: α-amino benzoic
amino axit xuất phát từ tên của axit
cacboxylic tương ứng, có thêm tiếp đầu
ngữ amino và chữ số (2, 3,…) hoặc chữ
cái Hi Lạp (α, β,…) chỉ vị trí nhóm NH2
trong mạch.
Để tìm hiểu kĩ hơn về amino axit, ta
qua phần II-Tính chất vật lý.
Giáo viên: Dựa vào sách giáo khoa, hãy
cho biết tính chất vật lý của amino
axit?Hãy nêu một ví dụ cụ thể?
Là chất
rắn,
không
màu,
không
mùi, vị
hơi ngọt.
Nhiệt độ
nóng chảy
cao, dễ tan
trong
nước.
Công thức Tên thay thế Tên
thường
Kí
hiệu
CH2COOH
NH2
Axit aminoetanoic Glyxin Gly
CH3CHCOOH
NH2
Axit 2-
aminopropanoic
Alanin Ala
CH3CHCHCOOH
CH3NH2
Axit
2-amino-3-
metylbutanoic
Valin Val
HOOC[CH2]CHCOOH
NH2
Axit
2-aminopentandioic
Axit
Glutamic
Glu
II-Tính chất vật lý
Là chất rắn ở dạng tinh thể, không
màu, không mùi, vị hơi ngọt.
Có nhiệt độ nóng chảy cao(200-
300oC).
Dễ tan trong nước.
Vd: Glyxin có Tnc khoảng 232-236oC, độ tan
25,5g/100g nước ở 25oC.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa
học của amino axit
Giáo viên: Từ công thức chung, hãy dự
đoán tính chất của amino axit?
Gợi ý: Amino axit có 2 loại nhóm chức
là nhóm amin và nhóm cacboxylic.
Giáo viên: Để kiểm tra dự đoán của
chúng ta về tính chất hóa học của amino
axit có đúng hay không hãy quan sát thí
nghiệm sau.
Giáo viên làm thí nghiệm nhúng quỳ
tím vào các dung dịch glyxin(ống 1),
dung dịch axit glutamic(ống 2) và dung
dịch lysin(ống 3) cho học sinh quan sát
hiện tượng và nhận xét.
Giáo viên tổng kết và giải thích:
Ô1 : Phân tử glyxin có 1 nhóm COOH
và 1 nhóm NH2 nên dung dịch gần như
trung tính.
Tính
lưỡng tính
Ô1 : không
đổi màu.
Ô2 :hồng
Ô3 : xanh
III-Tính chất hóa học
Ô2 : Phân tử axit glutamic có 2 nhóm
COOH và 1 nhóm NH2 nên dung dịch
có môi trường axit.
Ô3 : Phân tử lýin có 1 nhóm COOH và
2 nhóm NH2 nên dung dịch có môi
trường bazơ.
Giáo viên: Amino axit vừa có nhóm
(Nhắc học sinh: 1 phương trình tác
dụng với 1axit vô cơ, 1 phương trình
tác dụng với bazơ)
Giáo viên: Vậy amino axit vừa tác dụng
với axit vừa tác dụng với bazơ nên nó
có tính chất gì?
Tính lưỡng tính.
Giáo viên:Vì có nhóm COOH
NH2 nên có những phản ứng đặc
trưng của cả 2 nhóm đó.
Đầu tiên ta tìm hiểu phản ứng của nhóm
amino.
Tương tự amin, amino axit cũng phản
ứng với HNO2. Từ kiến thức cũ ở bài
amin, hãy cho biết sản phẩm của phản
ứng là gì?
Sau đó giáo viên làm thí nghiệm giữa
dung dịch glyxin và NaNO2 có mặt axit
axetic và đưa cho học sinh quan sát.
Hiện tượng: Có bọt khí bay lên.
Giáo viên nêu một số thông tin về phản
ứng: Phản ứng này dung để định lượng
amino axit và còn được gọi là phương
pháp Van slai.
Ngoài ra amino axit còn tham gia phản
ứng ngưng tụ với andehit fomic, phản
ứng này dung khóa nhóm NH2 khi
chuẩn độ amino axit và được gọi là
phương pháp sơrenxen
Amino axit còn phản ứng với axit nào
nữa không?Nếu có thì sản phẩm là gì?
Ancol và
khí N2.
học sinh
quan sát
hiện tượng
và nhận
xét.
1. Tác dụng lên thuốc thử màu:
(H2N)x – R – (COOH)y. Khi:
x = y thì amino axit trung tính, quỳ tím
không đổi màu.
x > y thì amino axit có tính bazơ, quỳ
tím hóa xanh.
x < y thì amino axit có tính axit, quỳ
tím hóa đỏ.
2. Phản ứng ở nhóm amino
a. Phản ứng với axit nitrơ
Phản ứng với HNO2 chuyển nhóm NH2
thành nhóm OH(tương tự amin).
VD:
NaNO2+CH3COOH HNO2 +CH3COONa
H2NCH2COOH+HNO2 HOCH2COOH+N2
+H2O
b. Phản ứng với axit HCl
H2NCH2COOH +HCl ClH3NCH2COOH
Hoặc
H3N+ CH2 COO +HCl ClH3NCH2COOH
Cho học sinh viết PTPƯ giữa glyxin và
HCl.
Tiếp theo ta đi tìm hiểu phản ứng ở
nhóm COOH.
Giáo viên: Giống như axit cacboxylic,
amino axit cũng có phản ứng este hóa
khi tác dụng với ancol và tác dụng với
bazơ mạnh tạo muối.
VD: Phản ứng este hóa giữa ancol
etylic và glyxin
Sau đó gọi học sinh lên bảng viết
PTPƯ.
VD: phản ứng giữa α-amino benzoic
với NaOH.
Giáo viên hỏi: Ta thấy rằng amino axit
vừa phản ứng với axit vừa phản ứng với
bazơ, vậy nó thể hiện tính chất gì?
Giáo viên: và phản ứng quan trọng nhất
được ứng dụng trong thực tế là phản
ứng trùng ngưng.
Giáo viên: Trong phản ứng trùng ngưng
amino axit, OH của nhóm COOH ở
phân tử amino axit này kết hợp với
nhóm NH2 ở phân tử amino axit kia tạo
thành nước và sinh ra polime do các
gốc amino axit kết hợp với nhau.
Phản ứng
với HCl
tạo muối
Tính
lưỡng
tính.
3. Phản ứng ở nhóm COOH
a. Phản ứng este hóa nhóm COOH
Khí HCl
H2NCH2COOH+C2H5OH
H2NCH2COOC2H5+H2O
b. Phản ứng với bazơ mạnh tạo muối và
nước.
H2N C6H5 COOH+NaOH
H2N C6H5 COONa+H2O
Nhận xét: Amino axit có tính lưỡng tính.
4. Phản ứng trùng ngưng
Khi đun nóng axit 6-aminohexanoic hoặc 7-
aminohelptanoic với xúc tác thì xãy ra phản
ứng trùng ngưng tạo thành polime thuộc loại
poliamit.
Hoạt động 4: Tìm hiểu ứng dụng của
amino axit
Giáo viên: Hãy nêu những ứng dụng
của amino axit trong thực tế?
IV Ứng dụng
Là cơ sở kiến tạo nên các loại protein của cơ
thể sống
Làm gia vị, dược phẩm
Sản xuất tơ, may mặc.
Củng cố:
...+ HNH[CH2]5 CO OH+ H NH[CH2]5 CO OH H NH[CH2]5 CO OH +
... NH [CH2]5 CO NH [CH2]5 CO NH [CH2]5 CO ... + nH2O
nH2N-[CH2]5COOH NH [CH2]5 CO + nH2O
t0 ( )nhay
Học bài và làm các bài tập 7,8 trang 67 sách giáo khoa.
Chuẩn bị bài mới, bài PEPTIT VÀ PROTEIN.
File đính kèm:
- Amino axit.pdf