Bài giảng Bài 12.các mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ tiết 17

I. Mục tiêu: Qua tiết học này, GV làm cho HS:

- Biết được mối quan hệ về tính chất hóa học giữa các loại hợp chất vô cơ vớinhau, viết được phương trình hóa học biểu diễn cho sự chuyển đổi hóa học

- Vận dụng những hiểu biết vềmối quan hệ này để giải thích những hiện tượng tự nhiên, áp dụng trong sản xuất và đời sống, làm những bài tập hóa học, thực hiện những thí nghiệm hóa học biến đổi giữa các hợp chất.

 

doc6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3325 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 12.các mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ tiết 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: - Tiết: 17 Ngày soạn: 2008 Ngày dạy: 2008 Bài 12. MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ Mục tiêu: Qua tiết học này, GV làm cho HS: Biết được mối quan hệ về tính chất hóa học giữa các loại hợp chất vô cơ vớinhau, viết được phương trình hóa học biểu diễn cho sự chuyển đổi hóa học Vận dụng những hiểu biết vềmối quan hệ này để giải thích những hiện tượng tự nhiên, áp dụng trong sản xuất và đời sống, làm những bài tập hóa học, thực hiện những thí nghiệm hóa học biến đổi giữa các hợp chất. Chuẩn bị: GV: Bảng ghi sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ HS: Xem trước bài. Ôn lại tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ , muối Hoạt động dạy - học: Giới thiệu bài: Giữa các loại hợp chất vô cơ chất oxit, axit, bazơ , muối có sự chuyển đổi hóa học qua lại với nhau như thế nào, điều kiện cho sự chuyển đổi đó là gì ® bài mới Phát triển bài: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Nội dung bài Hoạt động 1. Tìm hiểu mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ GV cho HS quan sát sơ đồ(chưa ghi tên các loại hợp chất vô cơ chất) GV gọi đại diện HS lên điền vào ô trống tên các loại chất GV yêu cầu HS điền vào tại các mũi tên các loại chất tác dụng, sau đó cho khác nhận xét và hoàn chỉnh sơ đồ trên. I.Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ Các nhóm thảo luận để hoàn thành sơ đồ HS tiếp tục thảo luận: chọn các loại chất tác dụng với dụng để thực hiện các chuyển hóa ở sơ đồ trên HS lên hoàn chỉnh trên sơ đồ Sơ đồ SGK trang 40 Hoạt động 2. Viết những phương trình hóa học minh họa GV yêu cầu HS viết các phương trình phản ứng minh họa cho sơ đồ trên (Đối với những phản ứng giữa axit với bazơ, axit với oxit bazơ: gọi HS yếu kém lên viết). HS làm việc cá nhân: viết các phương trình hóa học thể hiện sự chuyển hóa trên Đại diện 3 HS lên viết các phương trình hóa học ghi trạng thái các chất MgO(r)+ H2SO4 (dd) ® MgSO4 (dd) + H2O(l) SO3 (k)+ 2NaOH (dd) ® Na2SO4 (dd) + H2O(l) Na2O(r) + H2O(l) ® 2NaOH(dd) 2Fe(OH)3 Fe2O3(r) + 3H2O(l) P2O5 (r) + 3H2O(l) ® 2 H3PO4(dd) KOH(dd) + HNO3 (dd) ® KNO3(dd) + H2O(l) CuCl2(dd) + 2KOH(dd) ® 2Cu(OH)2+ 2KCl(dd) AgNO3(dd) + HCl(dd) ® AgCl(r) + HNO3 (dd) 6HCl(dd) +Al2O3(r) ®2AlCl3 (dd) + 3H2O(l) Củng cố: GV cho HS làm bài tập 1 trang 41: HS đọc kỹ bài, thảo luận xem dùng dung dịch nào phản ứng ứng lần lượt với dd natri sunfat và dd natri cacbonat, có dấu hiệu nhận biết rõ Dặn dò: Giải lại bài 1. Làm bài 2, 3 trang 41. Học sinh khá giỏi làm thêm bài 4. Xem bài Luyện tập chương 1. Ôn lại tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối. ²²² Tuần: - Tiết: 18 Ngày soạn: 2008 Ngày dạy: 2008 Bài 13: LUYỆN TẬP CHƯƠNG 1 CÁC LOẠI HỢP CHẤT VÔ CƠ Mục tiêu: Qua tiết học này, GV làm cho HS: Biết được sự phân loại của các hợp chất vô cơ, học sinh nhớ lại và hệ thống hóa những tính chất hóa học của mỗi loại hợp chất, viết được phương trình hóa học biểu diễn cho mỗi tính chất của hợp chất. Giải được các bài tập có liên quan đến những tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ Chuẩn bị: GV: Sơ đồ mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ HS: Xem trước bài. Ôn lại tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối Hoạt động dạy - học: Giới thiệu bài: Để củng cố các kiến thức đã học về các loại hợp chất vô cơ, vận dụng để giải một số bài tập Phát triển bài: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò - Nội dung bài Hoạt động 1. Ôn lại các kiến thức cần nhớ Yêu cầu HS kể tên các loại hợp chất vô cơ đã học ?Oxit được chia thành mấy loại chính? ?Axit được phân loại như thế nào? ?Bazơ được phân loại ra sao? ?Muối được chia thành mấy loại? Cho HS quan sát sơ đồ(chưa ghi tên các loại hợp chất vô cơ chất), gọi đại diện HS lên điền vào ô trống tên các loại chất và tại các mũi tên các loại chất tác dụng ?Ngoài những tính chất trên, muối còn có những tính chất hóa học nào? I. Kiến thức cần nhớ 1.Phân loại các hợp chất vô cơ HS kể tên các loại hợp chất vô cơ: Oxit, axit, bazơ, muối. HS lần lượt hoàn chỉnh sơ đồ Đối với mỗi loại hợp chất, HS nêu được ít nhất 2 ví dụ cụ thể 2.Tính chất hóa học của các loại hợp chất vô cơ: Các nhóm thảo luận để hoàn thành sơ đồ HS tiếp tục thảo luận: chọn các loại chất tác dụng với dụng để thực hiện các chuyển hóa ở sơ đồ trên, từ đó phát biểu tính chất hóa học của chất HS: Muối có thể tác dụng với muối, với kim loại, bị nhiệt phân hủy Hoạt động 2. Giải các bài tập Cho HS chọn những chất thích hợp để hoàn chỉnh phương trình chữ, sau đó thay các loại chất trên bằng các công thức hóa học cụ thể (Gọi HS yếu kém lên hoàn chỉnh phương trình chữ) Yêu cầu HS viết các phương trình hóa học cho mỗi loại hợp chất. Hướng dẫn HS làm bài tập 2: ?Khí bay ra làm đục nước vôi trong đó là khí gì? ?Chất rắn màu trắng tác dụng với HCl sinh ra CO2 ® thuộc loại muối gì? ?Trên tấm kính có mẩu natri hiđroxit ® muối ban đầu là gì? II.Bài tập HS làm bài tập 1: 1.Oxit: Oxit bazơ + nước® bazơ Oxit bazơ + axit ® muối + nước Oxit axit + nước ® axit Oxit axit + bazơ ® muối + nước Oxit axit+ oxit bazơ® muối 2. Bazơ: Bazơ + axit ® muối + nước Bazơ + oxit axit ® muối + nước Bazơ + muối ® muối + bazơ Bazơ oxit bazơ + nước 3. Axit: Axit + kim loại ® muối + hiđro Axit + bazơ ® muối + nước Axit + oxit bazơ® muối + nước Axit + muối ® muối + axit 4. Muối: Muối + axit ® axit + muối Muối + bazơ ® muối + bazơ Muối + muối ® muối + muối Muối + kim loại® muối + kim loại HS dựa vào đề bài trả lời: cacbon đioxit Các nhóm thảo luận: muối cacbonat HS xác định: Na2CO3 ®chọn được đáp án: Câu e Dặn về nhà: Học bài theo sơ đồ 2, nắm vững tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ, muối Giải lại các bài tập đã giải. Làm bài tập: Trong các chất sau: Mg(OH)2, CaCO3, K2SO4, HNO3, CuO, P2O5 , chất nào tác dụng được với: a. Dung dịch HCl b. Dung dịch Ba(OH)2 c.Dung dịch BaCl2 . Viết các phương trình hóa học Xem bài 14: Thực hành: Tính chất hóa học của bazơ và muối ²²² Tuần: 10 - Tiết: 19 Ngày soạn: 2008 Ngày kiểm tra: 2008 Bài 14: THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ VÀ MUỐI Mục tiêu: Qua tiết học này, GV làm cho HS: - Khắc sâu những tính chất hóa học của bazơ và muối - Tiếp tục rèn luyện cho học sinh các kỹ năng thực hành hóa học - Có tính cẩn thận, tiết kiệm trong thực hành hóa học Chuẩn bị: - GV: Dụng cụ: Ống nghiệm, giá gỗ, kẹp gỗ Hóa chất: Dung dịch: HCl, CuSO4, BaCl2, Na2SO4, H2SO4, FeCl3, NaOH - HS: Xem trước bài. Ôn lại tính chất hóa học của bazơ, muối Hoạt động dạy - học: Ổn định lớp: Ổn định vị trí, phân phát dụng cụ, hóa chất cho các nhóm(3’) Kiểm bài cũ: GV kiểm tra nội dung lý thuyết có liên quan: Tính chất hóa học của bazơ, muối. (4’) Tiến trình thực hành: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động 1. Thí nghiệm về tính chất hóa học của bazơ (10’) Hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm 1: natri hiđroxit tác dụng với muối. GV theo dõi, hướng dẫn kỹ hơn đối với nhóm thực hành yếu. Sau đó cho HS nêu kết luận về tính chất hóa học của bazơ, viết phương trình hóa học. Cho HS làm thí nghiệm 2: Yêu cầu HS điều chế Cu(OH)2: cho khoảng 2ml CuSO4 vào ống nghiệm, nhỏ từ từ dd NaOH vào, lắc nhẹ, gạn lấy kết tủa. GV uốn nắn thao tác những nhóm làm chưa đúng. Yêu cầu HS viết phương trình hóa học của phản ứng giữa đồng(II) hiđroxit với axit clohiđric. Các nhóm làm thí nghiệm 1 theo từng bước: Cho 1ml dd FeCl3 vào ống nghiệm, nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào, lắc nhẹ, quan sát hiện tượng và giải thích: Có kết tủa màu nâu xuất hiện đó là Fe(OH)3. 3NaOH(dd)+FeCl3 (dd)® Fe(OH)3(r)+3NaCl(dd) HS tiếp tục với thí nghiệm 2: Tác dụng của Cu(OH)2 với dd HCl. HS điều chế Cu(OH)2 như hướng dẫn. Sau đó tiến hành thí nghiệm: nhỏ vài giọt dd HCl vào kết tủa thu được, quan sát hiện tượng: kết tủa màu xanh tan dần, tạo dung dịch màu xanh. HS nêu kết luận về tính chất hóa học của bazơ, viết phương trình hóa học: Cu(OH)2 (r) + 2HCl(dd)® CuCl2(dd) + H2O (l) Các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình. Hoạt động 2. Thí nghiệm về tính chất hóa học của muối (13’) Cho các nhóm làm thí nghiệm 3: Cho 1 đinh sắt sạch vào ống nghiệm chứa 1 ml dd CuSO4, đặt vào giá ống nghiệm, để yên 4 - 5 phút. Cho các nhóm làm thí nghiệm 4 Yêu cầu HS viết phương trình hóa học của phản ứng. Cho các nhóm làm tiếp thí nghiệm 5: Nhỏ vài giọt dd BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1ml dd H2SO4, quan sát hiện tượng và giải thích. Yêu cầu HS tiếp tục với thí nghiệm 3: quan sát hiện tượng, viết phương trình hóa học của phản ứng giữa đồng(II) sunfat với sắt HS làm thí nghiệm: Đồng (II) sunfat tác dụng với kim loại HS làm tiếp thí nghiệm 4: Nhỏ vài giọt dd BaCl2 vào ống nghiệm có chứa 1ml dd Na2SO4, quan sát hiện tượng và giải thích. HS viết phương trình hóa học của phản ứng BaCl2 (dd) + Na2SO4(dd) ®BaSO4(r) + 2NaCl(dd) HS làm thí nghiệm 5: Bari clorua tác dụng với axit HS viết phương trình hóa học của phản ứng. BaCl2 (dd) + H2SO4(dd) ®BaSO4(r) + 2HCl(dd) HS quan sát kết quả thí nghiệm 3: đinh sắt tan dần, có chất rắn màu nâu đỏ bám ngoài, màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần. HS viết phương trình hóa học của phản ứng giữa đồng(II) sunfat với sắt: CuSO4(dd) + Fe(r) ® FeSO4(dd)+ Cu(r) HS thu hồi dụng cụ, dọn dẹp nơi thực hành. Hoạt động 3. Viết tường trình Cho HS viết tường trình thí nghiệm: Nội dung gồm: Tên thí nghiệm, hiện tượng quan sát, phương trình hóa học HS làm việc cá nhân: Viết tường trình thí nghiệm. Nhận xét, đánh giá: (4’) GV nhận xét đánh giá: Sự chuẩn bị của HS, thao tác thực hành, kết quả thí nghiệm; ý thức giữ vệ sinh, trật tự khi thực hành và thu bản tường trình Dặn về nhà: (3’) Ôn lại: Tính chất hóa học của oxit, axit, bazơ và muối. Các dạng bài tập: Viết phương trình hóa học từ chuỗi phản ứng, lưu ý điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi. Bài tập tính theo công thức và phương trình hóa học. Xem bài mới: Tính chất vật lý của kim loại. Sưu tầm một số mảnh nhôm, lõi dây điện.

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa 9(14).doc
Giáo án liên quan