Bài giảng Bài 14: bài thực hành 3: dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học tuần 10

. Kiến thức:

- HS phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.

- HS nhận biết được có phản ứng hóa học xảy ra.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm.

3. Thái độ:

- Tính cẩn thận, nghiêm túc trong thực hành.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1930 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 14: bài thực hành 3: dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học tuần 10, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 Ngày soạn: 20/10/2008 Tiết 20 Bài 14: bài thực hành 3: dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học A. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - HS phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học. - HS nhận biết được có phản ứng hóa học xảy ra. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng thực hành thí nghiệm. 3. Thái độ: - Tính cẩn thận, nghiêm túc trong thực hành. B. Chuẩn bị: 1. GV chuẩn bị: Các dụng cụ và hóa chất : -ống nghiệm, ống nghiệm L - ống nhỏ giọt - giá thí nghiệm, giá để ống nghiệm - muỗng thuỷ tinh, chổi rữa -thuốc tím, nước vôi trong, dd Na2CO3 2. HS chuẩn bị:- Đọc và tìm hiểu bài + mục tiêu bài thực hành. + dụng cụ và hoá chất. + cách tiến hành thí nghiệm. 3. Phương pháp : thực hành - quan sát, đàm thoại. C. Tiến trình lên lớp: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ : HS1 : Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học. HS 2: Thế nào là phản ứng hoá học ? 3. Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Bổ sung Hoạt động 1: Thí nghiệm 1: Hòa tan và đun nóng KMnO4. - GV đưa ra yêu cầu, chia nhóm và phân phát dụng cụ. - HS nêu cách tiến hành thí nghiệm. - GV nhận xét, mô tả lại, yêu cầu HS tiến hành TN, quan sát hiện tượng, ghi lại kết quả quan sát được vào bảng tường trình và xác định đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa học, giải thích vì sao? - HS tiến hành thí nghiệm, ghi lại hiện tượng quan sát được và kết quả thí nghiệm vào tường trình. - GV quan sát các nhóm thực hành, uốn nắn kịp thời những thao tác sai. Hoạt động 2: Thí nghiệm 2: Thực hiện phản ứng với Canxi hiđroxit. - GV yêu cầu HS nêu cách tiến hành thí nghiệm, phát dụng cụ và hóa chất cho các nhóm. - HS thực hành, quan sát hiện tượng ghi lại kết quả quan sát vào tường trình. - GV quan sát các nhóm hoạt động. Hoạt động 3 : Củng cố - Dấu hiệu nhận biết có pưhh xảy ra là gì ? - Thế nào là hiện tượng vật lý, hiện tượng hoá học ? 1. Thí nghiệm 1: Hòa tan và đun nóng Kalipemaganat (KMnO4). - Thí nghiệm : SGK - Hiện tượng: KMnO4 tan tạo thành dung dịch có màu tím (hiện tượng vật lý). + Que đóm bùng cháy, đổ nước vào ta có dung dịch màu xanh tím (hiện tượng hóa học). 2. Thí nghiệm 2: Thực hiện phản ứng với Canxi hiđroxit. - Thí nghiệm : SGK - Hiện tượng: Nước vôi trong bị vẩn đục do tạo thành CaCO3 ở cả 2 ống nghiệm. 4. Dặn dò: - Rửa dụng cụ và vệ sinh phòng học - Đọc và tìm hiểu bài 15. D. Rút kinh nghiệM

File đính kèm:

  • docT 20.doc
Giáo án liên quan