Học sinh biết:
- Khái niệm liên kết hoá học – Quy tắc bát tử
- Tinh thể và mạng tinh thể Ion. Tính chất chung của mạng tinh thể ion.
Học sinh hiểu: Sự tạo thành Ion và liên kết Ion.
Kỹ năng: Giải thích sự hình thành liên kết ion từ kim loại điển hình và phi kim điển hình.
23 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1389 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 15: khái niệm liên kết hoá học – liên kết ion (2 tiết), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 15:
Khái niệm liên kết hoá học – liên kết ion
(2 tiết)
I – Mục tiêu bài học:
Học sinh biết:
Khái niệm liên kết hoá học – Quy tắc bát tử
Tinh thể và mạng tinh thể Ion. Tính chất chung của mạng tinh thể ion.
Học sinh hiểu: Sự tạo thành Ion và liên kết Ion.
Kỹ năng: Giải thích sự hình thành liên kết ion từ kim loại điển hình và phi kim điển hình.
II – Chuẩn bị:
Đồ dùng dạy học:
Hoá chất: Na, khí Cl2, muỗng đốt, đèn cồn, kẹp
Mẫu vật: tinh thể muối hột
Mô hình: tinh thể NaCl
Các phiếu học tập: 1,2
Phương pháp dạy học: PP đàm thoại – gợi mở, nêu vấn đề.
III – Tiến trình giảng dạy:
Hoạt động 1: đàm thoại, gợi mở
1. Khái niệm về liên kết hoá học.
a) Khái niệm về liên kết:
Phiếu học tập số 1
Viết phương trình của tinh thể muối ăn, nước, khí hiđrô, clorua, khí clo, khí hiđrô. Chỉ rõ loại phân tử đơn chất hay hợp chất.
Chọn cụm từ thích hợp và điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh khái niệm về liên kết hoá học.
một, nguyên tố, nguyên tử, đơn chất, hợp chất, hai, liên kết.
Liên kết hoá học là….…. được thực hiện giữa……...nguyên tử trong phân tử….…hay……...
2. Quy tắc bát tử (8 electron).
Hoạt động 2: Gợi mở
Phiếu học tập số 2
Viết cấu hình electron của 2He, 10Ne, 18Ar
Gạch chéo vào ô chọn thích hợp:
Khí hiếm (1) e được phân lớp ngoài cùng (1) có không
ở điều kiện thường, khí hiếm tồn tại dưới dạng (2) ng.tử ph.tử
Các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng đạt được cấu hình e giống khí hiếm với 8e ngoài cùng (hay 2e như He)
II – Liên kết Ion.
1. Sự tạo thành Ion:
Hoạt động 3: Dạng câu hỏi
Ion dương: + Viết cấu hình e của Na
+ Để đạt cấu hình e giống khí hiếm nào ?
Natri sẽ nhường hay nhận bao nhiêu e ?
Na ---------> Na+ (ion Natri) + e : nhường e
1s22s22p63s1 1s22s22p6
Ghi chú: Nguyên tử kim loại dễ nhường 1, 2, 3e cùng.
Ion âm (anion): + Viết cấu hình e của Cl
+ Để đạt cấu hình e giống khí hiếm nào ?
Clo sẽ nhường hay nhận bao nhiêu e ?
Cl + e ---------> Cl- (ion Clorua) : nhận e
1s22s22p63s23p5 1s22s22p63s23p6
Ghi chú: Nguyên tử phi kim nhận thêm 1, 2, 3,e cùng cho đủ 8e.
Ion: - Ion là gì ?
Là nguyên tử hay nhóm nguyên tử có mang điện.
Phiếu học tập số 3
Cho ví dụ về ion đơn nguyên tử (anion, cation)
ion đa nguyên tử (anion, cation)
Trong các hợp chất sau, chất nào chứa ion đơn nguyên tử, gọi tên ion đó: NaCl, Na2SO4, CaCl2
Viết phương trình biểu diễn biến hoá sau:
Ca ----> Ca2+
S ----> S2-
2. Sự tạo thành liên kết ion:
a) Sự tạo thành liên kết ion trong phân tử 2 nguyên tử.
Hoạt động 4: Thí nghiệm biểu diễn -> gợi mở -> kết luận
Thí nghiệm 1: + Đốt Natri trong khí Clo.
+ Viết phương trình tạo thành ion dương, ion âm
+ Giảng sơ về hình thành liên kết ion.
Phương trình tạo ion: Na ----> Na + e : nhường e
Cl + e ----> Cl- : nhận e
Sơ đồ hình thành:
2 ion trái dấu hút nhau
tạo liên kết ion.
Na + Cl -------> Na+ + Cl-
1s22s22p63s1 1s22s22p63s23p5 1s22s22p6 1s22s22p63s23p6
Xét sự tạo thành phân tử CaCl2
Phương trình tạo ion: Ca ---> Ca2+ + 2e : nhường e
Cl + e ---> Cl- : nhận e
Sơ đồ hình thành:
Các ion trái dấu hút nhau
tạo liên kết ion.
Cl + Ca + Cl ----> Cl- + Ca2+ + Cl-
1s22s22p63s23p5 1s22s22p63s23p64s2 1s22s22p63s23p5 1s22s22p63s23p6 1s22s22p63s23p6 1s22s22p63s23p6
- Liên kết ion là gì ? Bản chất lực liên kết trong NaCl.
3. Định nghĩa liên kết ion:
- Là liên kết tạo thành do lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.
Bài 15:
Khái niệm liên kết hoá học – liên kết ion
I – Mục tiêu:
Nguyên nhân hình thành phân tử
Phân tử có những kiểu liên kết hoá học nào ?
Sự hình thành liên kết ion
Định nghĩa liên kết ion
II – Chuẩn bị: Sách giáo khoa và SBT lớp 10 – KHTN
III – Bài học:
1. Khái niệm về liên kết hoá học:
a) Khái niệm về liên kết.
- Phân tử là những phần tử cực nhỏ đại diện cho chất.
Ví dụ: CTPT Loại phân tử
Tinh thể muối ăn
Nước
Khí hiđrôclorua
Khí Clo
Khí hiđrô
Liên kết hoá học là…..được thực hiện giữa………..nguyên tử trong phân tử…. ………..hay ……………..
Ghi chú: Sự hình thành liên kết trong phân tử sẽ làm giảm năng lượng khiến hệ phân tử bền hơn .
b) Quy tắc bát tử (8 electron).
Cấu hình electron số e lớp ngoài cùng
2He
10Ne
18Ar
Cấu hình với 8e ngoài cùng hoặc 2e lớp 1 là cấu hình vững bền.
Theo quy tắc bát tử: Các nguyên tử của các nguyên tố có khuynh hướng đạt được cấu hình e vững bền của khí hiếm với 8e (hay 2e ở He) lớp ngoài cùng.
2. Liên kết Ion:
a) Sự tạo thành Ion:
Ion dương (cation)
11Na:
Để đạt cấu hình electron vững bền giống khí hiếm, nguyên tử Natri (nhường/ nhận) electron 3 lớp ngoài cùng.
Na ---------->
Ghi chú: Nguyên tử kim loại _________ 1, 2, 3e ngoài cùng.
Ion âm (anion).
17Cl:
Để đạt cấu hình electron vững bền giống khí hiếm ___ nguyên tử Clo (nhường / nhận) electron ở lớp ngoài cùng.
Cl ------------>
Ghi chú: nguyên tử phi kim _______ 1, 2, 3e ngoài cùng cho đủ 8.
Ion:
VD: cation anion
Ion đơn nguyên tử
Ion đa nguyên tử
b) Sự tạo thành liên kết Ion:
* Phân tử 2 nguyên tử:
Đốt Natri trong khí Clo:
Phương trình tạo Ion: Na --------->
Cl ---------->
Sơ đồ hình thành liên kết ion:
Na + Cl --------->
Xét sự tạo thành phân tử CaCl2
Phương trình tạo ion: Ca --------->
Cl ---------->
Sơ đồ hình thành liên kết ion:
Cl + Ca + Ca --------->
c) Định nghĩa liên kết Ion:
3. Tinh thể và mạng tinh thể:
a) Khái niệm về tinh thể:
b) Mạng tinh thể ion:
Xem mạng tinh thể NaCl:
c) Tính chất chung của hợp chất ion:
Bài soạn: Liên kết ion
(Sách giáo khoa lớp 10 – Ban KHTN)
I – Mục tiêu:
* Học sinh hiểu:
Liên kết ion là gì ? Sự hình thành nên liên kết Ion.
Đặc điểm của liên kết Ion.
* Học sinh biết vận dụng: giải thích liên kết ion trong một số phân tử.
II – Chuẩn bị:
Các phiếu học tập
Phương pháp dạy học: Đàm thoại, gợi mở.
III – Tiến trình giảng dạy:
1. Sự tạo thành Ion:
* Hoạt động 1: Vào bài
- GV: sử dụng phiếu học tập số 1 có 2 câu hỏi:
Viết cấu hình electron của Na, Cl, H ? Biểu diễn sự hình thành liên kết trong phân tử HCl ? Sự hình thành liên kết trong phân tử HCl dựa trên nguyên tắc nào ?
Biểu diễn sự hình thành các ion Na+, Cl- ? Có thể hình thành phân tử NaCl theo quy tắc trên không ?
- HS:
a) Cấu hình : 11Na: [Ne] 3s1
17Cl: [Ne] 3s23p5
1H: 1s1
Sự hình thành liên kết trong phân tử HCl: H + Cl -> HCl
Sự hình thành liên kết trong phân tử HCl dựa vào nguyên tắc: Các nguyên tử bỏ của mình ra dùng chung theo quy tắc bát tử.
b) Sự hình thành các ion: Na ---> Na+ + 1e
Cl + 1e ---> Cl-
Khi tạo thành 2 ion Na+ và CL-, hai ion này hút nhau tạo nên liên kết ion theo nguyên tắc tĩnh điện.
* Hoạt động 2: Ion dương, ion âm và ion đơn, đa nguyên tử.
- GV: sử dụng phiếu học tập số 2.
Tính kim loại, tính phi kim là gì ?
Khi nguyên tử nhường vì sao lại tạo thành ion dương hay ion âm.
- HS:
Tính KL là tính dễ nhường của mình để tạo thành ion dương (cation)
Tính phi kim là tính dễ nhận để tạo thành ion âm (anion)
Nguyên tử trung hoà điện -> nguyên tử có z prôton (mang điện dương) thì cũng có z electron (mang điện âm)
- Khi kim loại nhường : M – ne ; lúc này vỏ nguyên tử còn lại (Z-n) số prôtôn vẫn là z -> ion dương, n đơn vị dương -> KL mang điện dương.
M – ne = Mn+
- Tương tự khi phi kim nhận n: X + ne = Xn-
Giáo viên giới thiệu ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử.
2. Sự tạo thành liên kết ion:
Hoạt động 3: Sự tạo thành liên kết ion của phân tử hai nguyên tử.
- GV: Sử dụng phiếu học tập số 3.
Xác định số lớp ngoài cùng của ion Na+ và ion Cl-? Nêu nhận xét về cấu hình của 2 ion này theo quy tắc bát tử?
Xác định nguyên tử Na nhường thì nguyên tử nào nhận? Nguyên tử Clo nhận của nguyên tử nào ? trong sơ đồ Na + Cl -> NaCl.
Hãy viết cấu hình thể hiện sự cho nhận đó.
- HS:
Hoạt dộng 4: Sự tạo thành liên kết ion trong phân tử nhiều nguyên tử.
- GV: Sử dụng phiếu học tập số 4 như phiếu số 3.
Thay sơ đồ: Na + Cl -> NaCl
Bằng sơ đồ: Na + Cl2 -> CuCl2
- HS:
3. Liên kết ion:
Hoạt động 5:
- GV: Sử dụng phiếu học tập số 5
Liên kết ion được hình thành giữa nguyên tử các nguyên tố nào ?
- HS:
* Định nghĩa:
Hoạt động 6: Củng cố bằng bài tập 5, 7 (Trang 70/ Sgk)
Bài 16: Liên kết cộng hoá trị
( Sách giáo khoa hoá học lớp 10 Ban KHTN)
I. Mục tiêu Học sinh hiểu:
- Liên kết cộng hoá trị là gì ? Nguyên nhân của sự hình thành liên kết cộng hoá trị.
- Đặc điểm của liên kết cộng hoá trị.
Học sinh vận dụng : Giải thích liên kết cộng hoá trị trong một số phân tử.
II. chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
Giáo viên: - Các phiếu học tập
- Sơ đồ xen phủ các obitan s–s, p–p, s–p (hình 3.2, 3.3, 3.4 SGK)
- Các bản trong vẽ các obitan s, p
- Phần mềm dạy học trên máy vi tính biểu diễn sự xen phủ các obitan
2. Phương pháp dạy học: phương pháp đàm thoại, gợi mở .
III. tiến trình giảng dạy:
1. Sự hình thành liên kết cộng hoá trị.
hoạt động 1: Vào bài
- GV sử dụng phiếu học tập số 1 có 2 câu hỏi
a/ Viết cấu hình e của Na, Cl, H? Biểu diễn sự hình thành các ion Na+,
Cl -, H+. Sự hình thành phân tử NaCl dựa trên quy tắc nào?
b/ Có thể hình thành phân tử Cl – Cl, H – Cl theo quy tắc trên được không? Tại sao (biết nguyên tử H bão hoà lớp ngoài cùng là 2e)?
- HS: a/ Cấu hình e và sự hình thành ion:
1H 1s1
11Na [10Ne] 3s1 ; Na - e đ Na+
17Cl [10Ne] 3s23p5 ; Cl + e đ Cl -
Nguyên tử Na nhường 1e để có cấu hình bão hoà lớp e ngoài cùng đ ion +
Nguyên tử Cl thu 1e để có cấu hình bão hoà lớp e ngoài cùng đ ion -
Hai ion Na+ và Cl - có điện tích trái dấu hút nhau tạo nên liên kết ion theo quy tắc tĩnh điện.
b/ Hai nguyên tử Cl và nguyên tử H đều có khả năng thu thêm 1e để đạt cấu hình bão hoà lớp e ngoài cùng đ không nguyên tử nào chịu nhường e đ không hình thành phân tử theo quy tắc trên được.
Để hình thành phân tử, mỗi nguyên tử trên đưa ra một e để góp chung thành đôi e nhằm thoả mãn quy tắc bát tử cho mỗi nguyên tử. Liên kết hoá học hình thành theo cách này gọi là liên kết cộng hoá trị.
hoạt động 2: Sự xen phủ các obitan nguyên tử
1.1. Sự hình thành phân tử H2:
- GV: đưa ra hình vẽ 3.2 SGK,
trình bày sự xen phủ 2 obitan s ở 2 bản trong trên máy chiếu hoặc biểu diễn sự xen phủ 2 obitan s trong phần mềm dạy học
Hướng dẫn HS quan sát vùng xen phủ và đưa ra phiếu học tập số 2:
a/ Xác suất có mặt e lớn nhất ở đâu? ở đó có mặt mấy e?
b/ Vùng xen phủ này chịu các lực đẩy và lực hút nào? Khi các lực đẩy và lực hút cân bằng nhau thì phân tử H2 ở trạng thái năng lượng cao hay thấp?
- HS: a/ Xác suất có mặt e lớn nhất ở vùng xen phủ của 2 obitan. ở đó có mặt 2 e
b/ Vùng xen phủ này chịu các lực đẩy tương hỗ giữa hai hạt nhân tích điện dương với nhau, hai e tích điện âm với nhau và lực hút giữa các e với hai hạt nhân hướng về tâm phân tử.
Khi các lực đẩy và lực hút cân bằng nhau thì phân tử H2 ở trạng thái năng lượng thấp nhất, còn thấp hơn tổng năng lượng của hai nguyên tử riêng rẽ.
- GV giới thiệu: cặp e góp chung giữa 2 nguyên tử gọi là cặp e liên kết được biểu diễn : , ãã hay - .
Công thức electron H : H và công thức cấu tạo H – H
1.2. Sự hình thành phân tử Cl2:
1.3. Sự hình thành phân tử HCl:
Trong 2 phần sau GV đều đưa ra hình vẽ 3.3, 3.4 hoặc dùng bản trong để biểu diễn sự xen phủ của các obitan p – p và s – p.
- GV đưa phiếu học tập số 3: Phân tử Cl2 được hình thành bởi sự xen phủ các obitan nào? công thức electron và công thức cấu tạo?
- HS: Do cấu hình e lớp ngoài cùng của nguyên tử Cl có 1 electron pz độc thân nên Phân tử Cl2 được hình thành bởi sự xen phủ hai obitan pz . Công thức electron Cl : Cl và công thức cấu tạo Cl – Cl
- GV đưa phiếu học tập số 4: Phân tử HCl được hình thành bởi sự xen phủ các obitan nào? công thức electron và công thức cấu tạo?
- HS: Phân tử HCl được hình thành bởi sự xen phủ obitan s của H và obitan pz của Cl. Công thức electron H : Cl và công thức cấu tạo H – Cl
hoạt động 3:
- GV: Liên kết CHT trong 2 phân tử Cl2 và HCl có gì khác nhau?
- HS: Trong phân tử Cl2 cặp e góp chung không lệch về phía nguyên tử Cl nào, còn trong phân tử HCl cặp e góp chung lệch về phía nguyên tử Cl có độ âm điện lớn hơn.
- GV giới thiệu: Phân tử Cl2 có liên kết CHT không phân cực, phân tử HCl có liên kết CHT có phân cực.
1.4. Sự hình thành phân tử H2S:
- GV đưa ra hình vẽ 3.5 và yêu cầu HS tự nghiên cứu. Lưu ý HS đến cấu hình e lớp ngoài của nguyên tử S có 2 obitan py, pz độc thân và góc liên kết HSH = 920.
2. Định nghĩa liên kết cộng hoá trị:
hoạt động 4: GV đưa phiếu học tập số 5:
- Liên kết cộng hoá trị là liên kết được hình thành bởi ...............................
(chú ý sửa chữa cho HS về “ một hay nhiều cặp e chung”)
- Viết công thức e của phân tử SO2 ? Hãy quan sát xem số e lớp ngoài của nguyên tử S có phù hợp với quy tắc bát tử không?
- Làm thế nào để viết được công thức cấu tạo của phân tử SO2 phù hợp với quy tắc bát tử?
a) Định nghĩa:
b) Liên kết cho nhận:
(Lưu ý cặp e cho nhận được biểu diễn bằng mũi tên hướng về phía nguyên tử nhận)
hoạt động 5: Củng cố bằng bài tập số 2,5 trang 74 SGK
Họ và tên: Vương Ngọc Yên
Tỉnh Tuyên Quang
Ngày soạn: 16/ 7/ 2004
Bài 16 (tiết 16)
Liên kết cộng hoá trị
A – Mục tiêu:
- Học sinh hiểu: + Liên kết cộng hoá trị là gì ?
+ Nguyên nhân của sự hình thành lk cộng hoá trị.
+ Đặc điểm của liên kết cộng hoá trị.
- Học sinh vận dụng: + Giải thích LK cộng hoá trị trong 1 số phân tử.
B – Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Phương pháp: Trực quan, đàm thoại, gợi mở.
2. Đồ dùng dạy học:
- Gv chuẩn bị tranh vẽ sơ đồ xen phủ các obitan: s – s, p – p, s – p.
C – Tiến trình giảng dạy:
I/ Sự hình thành liên kết cộng hoá trị:
1. Sự xen phủ của các obitan nguyên tử trong sự tạo thành phân tử đơn chất.
a) Sự tạo thành phân tử Hiđrô:
- Giáo viên: Các em đã viết được dễ dàng công thức phân tử của hiđrô (H2) nhưng trong phân tử đó các nguyên tử hiđrô liên kết với nhau như thế nào? Đó là vấn đề chúng ta tiếp tục nghiên cứu.
* Hoạt động 1:
- Giáo viên: yêu cầu học sinh nhắc lại hình dạng obitan 1s và viết cấu hình electron của nguyên tử hiđrô (1s1)
- Giáo viên: theo tranh 1 sơ đồ sen phủ (s – s) giúp học sinh hình thành sự xen phủ của 2 obitan 1s.
- Sau khi học sinh quan sát tranh đưa ra nhận xét.
- Giáo viên gợi mở, định hướng dẫn đến công thức.
Hã + ãH H : H H - H
(Công thức electron) (Công thức cấu tạo)
- Học sinh đưa ra kết luận
- Giáo viên khẳng định: trong phân tử H2, hai nguyên tử hiđrô liên kết với nhau nhờ một cặp electron dùng chung, có sự xen phủ của 2 obitan s (xen phủ s – s).
b) Sự hình thành phân tử Clo:
* Hoạt động 2:
- Học sinh viết cấu hình electron của nguyên tử Cl.
1s2, 2s2, 2p6, 3s2 3p5
- Nhận xét về số electron lớp ngoài cùng ?
- Giáo viên đưa ra tranh vẽ 2 “Sự xen phủ 2 obitan p”
Gợi ý:
+ 2 nguyên tử Clo liên kết với nhau nhờ cặp electron dùng chung. Có sự xen phủ của 2 obitan p (xen phủ p-p)
+ Mỗi nguyên tử trong phân tử đều đạt được cấu hình bền 8 electron lớp ngoài cùng giống khí kiếm cùng chu kỳ.
- Giáo viên gợi mở đưa ra công thức:
Cl + Cl -> Cl : Cl Cl - Cl
(Công thức electron) (Công thức cấu tạo)
2. Sự xen phủ của các obitan ng.tử trong sự tạo thành của ca phân tử hợp chất.
a) Phân tử HCl:
Dựa trên cơ sở của sự tạo thành liên kết của 2 phân tử đơn chất (H2, Cl2) chúng ta tiếp tục tìm hiểu sự tạo thành liên kết trong phân tử của các hợp chất, mà các chất thành phần có tính chất gần giống nhau.
* Hoạt động 3:
- Giáo viên đưa ra tranh vẽ 3, hướng dẫn HS tìm hiểu để hiểu được:
+ Phân tử H2S hình thành như thế nào ?
+ Cách biểu diễn liên kết trong phân tử H2S.
- Học sinh chủ động biểu diễn liên kết trong phân tử H2S.
H + S + H -> H S H H - S - H
- GIáo viên gợi ý định hướng học sinh rút ra kết luận.
- Giáo viên chốt lại: Nhờ sự xen phủ các obitan trong các phân tử H2, Cl2, HCl, H2S. Các nguyên tử liên kết với nhau bằng một cặp electron chung. Mỗi nguyên tử trong phân tử đều đạt được cấu hình bền của nguyên tử khí hiếm gần nhất.
II - Định nghĩa về liên kết cộng hoá trị:
* Hoạt động 5:
- Giáo viên mô tả lại nhanh các liên kết trong các phân tử trên, dựa vào cơ sở đó gợi ý học sinh phát hiện:
+ Bản chất của liên kết cộng hoá trị là gì ?
+ Khái niệm về liên kết cho nhận.
- Giáo viên kết luận:
+ Liên kết cộng hoá trị là liên kết được hình thành bằng cặp electron dùng chung.
+ Nếu cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp thì liên kết đó là liên kết cho nhận.
* Hoạt động 6: Củng cố bài
+ Liên kết cộng hoá trị là gì ? Bài tập 1
+ Sự hình tàhnh liên kết cộng hoá trị ? các bài tập 2, 3, 4, 5
+ Giáo viên gợi ý, hướng dẫn, định hướng học sinh chủ động trả lời phần bổ xung.
Tiết 16: Liên kết cộng hoá trị
A – Mục tiêu yêu cầu:
Học sinh hiểu
Liên kết CHT là gì ? nguyên nhân và sự hình thành theo liên kết cộng hoá trị.
Đặc điểm của liên kêt cộng hoá trị
Cho học sinh vận dụng: Giải thích trong một số phân tử điển hình có LK CHT
B – Chuẩn bị:
Phương pháp: + Đàm thoại, gợi mở
+ Trực quan
Phương tiện: + Tranh vẽ mô tả sự xen phủ ca obitan s-s, s-p, p-p
C – giảng bài:
I/ Sự hình thành liên kết cộng hoá trị.
1. Sự xen phủ các obitan ng tử trong sự tạo thành các phân tử đơn chất.
a) Sự hình thành phân tử H2:
Hoạt động của thầy:
* GV hỏi:
Viết cấu hình e của nguyên tử H. Z = 1: 1s1 rồi biểu diễn dạng obitan s.
Khi 2 nguyên tử H tiến lại gần nhau thì xảy ra hiện tượng gì ?
Dùng sơ đồ xen phủ obitan s-s để kiểm chứng lại minh hoạ lại.
Hãy viết công thức để biểu diễn quá trình trên.
* Kết luận: Mỗi nguyên tử đều có xu hướng khi hình thành phân tử đơn chất đạt tới cấu hình bền vững hơn cấu hình nguyên tử đứng riêng rẽ (cấu hình khí hiếm gần nó nhất).
Hoạt động của trò:
Học sinh lên trả lời các câu hỏi của thầy rồi tự phát triển khi nào các nguyên tử tạo liên kết cộng hoá trị.
Học sinh trả lời với câu hỏi tương tự nhưng với phân tử Cl2.
2. Sự xen phủ của các obitan ngtử trong sự tạo thành các phân tử hợp chất.
a) Phân tử HCl, H2S:
Hoạt động của thầy:
* GV hỏi:
Viết cấu hình e của H, của Clo rồi biểu diễn sự xen phủ 2 obitan nguyên tử s-p.
Biểu diễn mô hình sự xen phủ 2 obitan của phân tử HCL và H2S.
Hãy biểu diễn cấu tạo e và CTCT của HCl và H2S.
Hãy nhận xét xem các cặp e chung ở chính giữa 2 nguyên tử như phân tử của đơn chất hay bị lệch đi như thế nào ?ư
Hoạt động của trò:
Trả lời các câu hỏi mà thầy đưa ra.
Kết luận lại khi hình thành liên kết cộng hoá trị xung quanh các nguyên tử số e ngoài cùng tuân theo quy tắc gì ? (Bát tử)
b) Sự tạo thành phân tử SO2, CO.
Hoạt động của thầy:
Hãy mô tả cấu tạo của SO2 dựa vào cấu tạo e của S và O. Từ đó viết CT e và CTCT của SO2 theo quy tắc (8e) lớp ngoài.
Hướng dẫn học sinh viết liên kết cộng hoá trị đặc biệt: liên kết cho nhận
O = S -> O C = O
Hãy phân biệt liên kết cho nhận và liên kết cộng hoá trị bình thường.
Hoạt động của trò:
Nghe hướng dẫn để viết CT e và CTCT của SO2, CO.
Nhận xét câu hỏi 2.
II - Định nghĩa về liên kết cộng hoá trị.
Hoạt động của thầy:
Hãy nhận xét: khi các nguyên tử liên kết hỗn hợp với nhau thì xảy ra hiện tượng gì ?
Mỗi liên kết trên thường xảy ra với những nguyên tử kim loại, phi kim hay khí hiếm.
Thế nào là liên kết cho nhận.
Hoạt động của trò:
Phát biểu bản chất của liên kết cộng hoá trị
Khái niệm về liên kết cho nhận.
Làm bài tập số 2 SGK.
D – Củng cố:
Học sinh làm bài tập số 2, 3, 4, 5 SGK.
Hoạt động của thầy:
Cho 2 HS lên trình bày lại khái niệm về liên kết CHT qua 2 bài tập.
Kết luận lại bản chất, điều kiện để có liên kết cộng hoá trị.
Liên kết CHT có cực, không cực, cho nhận.
Hoạt động của trò: Giải bài tập, nhận xét về LK CHT qua bài tập của mình.
Bài soạn 17:
Sự lai hoá các obitan nguyên tử
hình dạng của phân tử.
I – Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Giúp HS biết.
Khái niệm về sự lai hoá các ocbitan nguyên tử
Một số kiểu lai hoá điển hình.
2. Kỹ năng: HS vận dụng giải thích được dạng hình học của một số phân tử dựa vào các kiểu lai hoá.
II – Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh vẽ các kiểu lai hoá các ocbitan (hình 3.6, 3.7, 3.8) hoặc dùng các quả bong bóng để minh hoạ các kiểu lai hoá.
2. Phương pháp dạy học: Vấn đáp – gợi mở – giải thích minh hoạ.
III – Tiến trình giảng dạy.
1. Khái niệm về sự lai hoá.
a) Xét phân tử mêtan: CH4
Hoạt động 1: Vào vài
- Giáo viên sử dụng phiếu học tập
+ Viết cấu hình của C* ? H
+ Giải thích sự hình thành phân tử CH4 ?
ư¯
ư
ư
ư
ư
+ Nhận xét về năng lượng các liên kết ? Góc liên kết ?
H
H
H
H
- Học sinh: C*: H: 1s2
1s2 2s1 2p3
1 AO2s & 3AO2p xen phủ với 4AO13 của 4 nguyên tử H -> C
(HS có thể trả lời được yêu cầu 3, nếu không thì giáo viên giải quyết như sau: Theo như trên thì có liên kết (p – s) có NL bằng nhau và có 1 lk (s – s) có NL khác với (p – s) và góc liên kết 90o).
- Giáo viên thông báo: Tuy nhiên bằng thực nghiệm cho biêt 4 liên kết C – H trong phân tử CH4 giống hệt nhau. Để giải thích về hiện tượng này và các trường hợp khác tương tự người ta đã đề ra thuyết lai hoá.
b) Khái niệm về sự lai hoá:
- Giáo viên: Theo thuyết này, khinguyên tử C tham gia liên kết với 4 nguyên tử H thì AO2s đã trộn lẫn với 3 AO2p tạo thành 4 ocbitan mới giống hệt nhau. (GV dùng tranh vẽ như hình 3.9 để giảng)
Sau đó 4 ocbitan mới này xen phủ với 4 AO1s của 4 nguyên tử H tạo thành 4 liên kết C – H giống hệt nhau (GV cũng sử dụng hình 3.9)
- GV kết luận: Hiện tượng “trộn lẫn” như trên người ta gọi là sự lai hoá. Vậy sự lai hoá ? (Sgk)
- Giáo viên phát vần: Em có nhận xét gì về số ocbitan tham gia lai hoá và số ocbitan tạo ra ? Ca AO sau khi trộn lẫn có gì giống và khác nhau ? (gợi mở: đi từ sơ đồ hình thành CH4 theo thuyết trên).
* Đặc điểm của các ocbitan lai hoá (Sgk)
GV thông tin thêm về:
- Nguyên nhân sự lai hoá
- Điều kiện lai hoá.
2. Các kiểu lai hoá thường gặp:
a) Lai hoá SP3 (kiểu tứ diện).
Hoạt động 2: GV sử dụng 6 quả bong bóng sau đó châm 1 quả -> giới thiệu đó là kiểu lai hoá SP3 (như đã xét ở phân tử CH4) Vậy:
- Kiểu lai hoá SP3: Sự trộn lẫn 1AOs + 3AOp (chú ý: SP3 không phải là cấu hình )
- Hình dạng trong không gian: 4 ocbitan lai hoá hướng về 4 đỉnh của hình từ diện đều (GV nối các đỉnh từ các quả bong bóng).
- Góc lai hoá: 109o28’
b) Lai hoá SP2 (kiểu tam giác).
Hoạt động 3: GV sử dụng các quả bong bóng và lại tiếp tục châm -> giới thiệu đó là kiểu lai hoá SP2. Sau đó xét phân tử BF3. Vậy:
- Kiểu lai hoá SP2: Sự trộn lẫn 1AOs + 2SOp (SP2: không phải là cấu hình e)
- Hình dạng: Các (3) ocbitan lai hoá hướng về 3 đỉnh của tam giác đều.
- Góc lai hoá: 120o (phát vần HS)
c) Lai hoá SP (lai hoá đường thẳng).
Hoạt động 4: GV sử dụng các quả bong bóng còn lại tiếp tục châm -> giới thiệu đó là kiểu lai hoá SP. Sau đó xét phân tử BeH2. Vậy:
- Kiểu lai hoá SP: 1AO3 + 1AOp
- Hình dạng: 2 ocbitan lai hoá nằm trên 1 đường thẳng.
- Góc lai hoá: 180oc (phát vấn HS)
Hoạt động 5: Củng cố bài.
- Giáo viên sử dụng bài tập 1,2/77 (sgk)
- Đối với kiểu lai hoá SP, SP2: ocbitan P còn lại có phương như thế nào với mặt phẳng lai hoá ?
- Theo em thuyết lai hoá đã giải quyết được vấn đề gì trong liên kết hoá học ?
File đính kèm:
- GA lop 10(2).doc