Bài giảng Bài 16 phương trình hóa học (tiếp theo)

A.MỤC TIÊU

 

1. HS hiểu được ý nghĩa của phương trình hóa học.

2. Biết xác định tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng.

3. Tiếp tục rèn luyện kĩ năng lập phương trình hóa học.

B.CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Sử dụng bảng phụ, giấy A4

C.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY

 

doc7 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 16 phương trình hóa học (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12 Ngày soạn: 04 – 11 – 2008 Ngày dạy: 13 – 11 – 2008 Tiết: 4, Lớp: 8A2 Tiết PPCT: 23 BÀI 16 PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (TIẾP THEO) A.MỤC TIÊU 1. HS hiểu được ý nghĩa của phương trình hóa học. 2. Biết xác định tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng. 3. Tiếp tục rèn luyện kĩ năng lập phương trình hóa học. B.CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Sử dụng bảng phụ, giấy A4 C.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1.Ổn định lớp 2.Hoạt động dạy – học HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ. Câu 1: Em hãy viết lên bảng các bước lập phương trình hóa học? Có minh hoạ bằng phương trình hoá học Câu 2: Cho sơ đồ của các phản ứng sau: a) Na + O2 4 Na2O b) P2O5 + H2O 4 H3PO4 Lập phương trình hoá học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng. Câu 3: Cho sơ đồ của các phản ứng sau: a) HgO 4 Hg + O2. b) Fe(OH)3 4 Fe2O3 + H2O. Lập phương trình hoá học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử của các chất trong mỗi phản ứng. Sau khi nhận xét cho điểm, GV lưu lại để dùng cho bài mới. HS1: Ba bước lập phương trình hoá học: - Viết sơ đồ của phản ứng, gồm công thức hoá học của các chất phản ứng và sản phẩm. H2 + O2 4 H2O - Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức (nếu có). 2H2 + O2 4 2H2O - Viết phương trình hoá học. 2H2 + O2 g 2H2O HS2: a) 4Na + O2 g 2Na2O Số ntử Na : số ptử O2 : số ptử Na2O = 4 : 1 : 2 b) P2O5 + 3H2O g 2H3PO4 Số ptử P2O5 : số ptử H2O : số ptử H3PO4 = 1:3 : 2 HS3: 3/ a) 2HgO g 2Hg + O2. Số ptử HgO : số ntử Hg : số ptử O2 = 2 : 2 : 1. b) 2Fe(OH)3 g Fe2O3 + 3H2O. Số ptử Fe(OH)3:số ptử Fe2O3:số ptử H2O= 2:1:3 Hoạt động 2: Ý nghĩa của phương trình hóa học. Đặt vấn đề: Các em đã biết cách lập PTHH. Vậy nhìn vào một phương trình hoá học, các em biết được những điều gì? GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi và lấy ví dụ minh họa. GV gọi HS trả lời. GV tổng kết ý kiến của các nhóm rồi kết luận nội dung cần thảo luận. GV: Em hiểu tỉ lệ trên như thế nào? ( Cứ 2 ptử hiđro tác dụng vừa đủ với 1 ptử oxi tạo ra 2 ptử nước). II. Ý nghĩa của phương trình hóa học: Thảo luận nhóm và trả lời. HS: phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. thí dụ: phương trình hoá học: 2H2 + O2 g 2H2O Ta có tỉ lệ: Số ptử H2 : Số ptử O2 : Số ptử H2O = 2 : 1 : 2 HS: cứ 2 ptử hiđro tác dụng vừa đủ với 1 ptử oxi tạo ra 2 ptử nước. Hoạt động 3: GV cho HS làm bài tập Bài 4: cho sơ đồ của phản ứng sau: Na2CO3 + CaCl2 4 CaCO3 + NaCl a. lập phương trình hoá học của phản ứng. b. cho biết tỉ lệ số phân tử của 4 cặp chất trong phản ứng. Bài 5: biết rằng kim loại magie Mg tác dụng với axit sunfuric H2SO4 tạo ra khí hidro H2 và chất magie sunfat MgSO4. a. lập phương trình hoá học của phản ứng. b. cho biết tỉ lệ số nguyên tử magie lần lượt với số phân tử của ba chất khác trong phản ứng. Bài 7. Chọn hệ số và công thức hoá học thích hợp đặt vào chỗ có dấu chấm hỏi trong các phương trình hoá học sau: a) ?Cu + ? 4 2CuO b) Zn + ?HCl 4 ZnCl2 + H2 c) CaO + ?HNO3 4 Ca(NO3)2 + ? HS1: Phương trình hoá học: Na2CO3 + CaCl2 g CaCO3 +2NaCl - Số ptử Na2CO3 :số ptử CaCl2 = 1 : 1 - Số ptử Na2CO3: số ptử CaCO3 = 1 : 1 - Số ptử Na2CO3: số ptử NaCl = 1 : 2 - Số ptử CaCO3 : số ptử NaCl = 1 : 2 HS2: Phương trình hoá học: Mg + H2SO4 g MgSO4 + H2 - Số nguyên tử Mg: số phân tử H2SO4 = 1 : 1 - Số nguyên tử Mg: số phân tử MgSO4 = 1 : 1 - Số nguyên tử Mg: số phân tử H2 = 1 : 1 HS3: Các phương trình hoá học: a) 2Cu + O2 g 2CuO b) Zn + 2HCl g ZnCl2 + H2 c) CaO + 2HNO3 g Ca(NO3)2 + H2O Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung đã học GV cho HS làm bài luyện tập sau: * Lập PTHH của các phản ứng sau và cho biết tỉ lệ số ntử, ptử của các chất trong phản ứng: - Đốt cháy kẽm Zn trong không khí (O2) thu được kẽm oxit ZnO. - Cho nhôm Al tác dụng với axit clohiđric HCl tạo nhôm clorua AlCl3 và khí hiđro H2. HS trả lời Cho HS thảo luận nhóm để làm bài luyện tập này vào vở Về nhà: ôn tập Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng, Cách lập PTHH, ý nghĩa của PTHH. Làm các bài tập còn lại và coi bài luyện tập 3 Tuần: 13 Ngày soạn: 04 – 11 – 2008 Ngày dạy: 22 – 11 – 2008 Tiết: 3, Lớp: 8A3 Tiết PPCT: 26 CHƯƠNG 3 MOL VÀ TÍNH TOÁN HÓA HỌC BÀI 18. MOL A.MỤC TIÊU 1. HS biết được các khái niệm: mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí. 2. Vận dụng các khái niệm trên để tính đươc khối lượng mol của các chất, thể tích khí (ở đktc). 3. Củng cố các kỹ năng tính phân tử khối và củng cố về công thức hóa học của đơn chất và hợp chất. B.CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC Tranh hình vẽ 3.1 C.TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY 1.Ổn định lớp 2.Hoạt động dạy – học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Mol là gì? GV đặt vấn đề: Các em đã biết kích thước và khối lượng của nguyên tử, phân tử là vô cùng nhỏ, không thể cân, đo, đếm được. Nhưng trong Hóa Học lại cần biết có bao nhiêu nguyên tử hoặc phân tử và khối lượng, thể tích của chúng tham gia và tạo thành trong một phản ứng hóa học. Để đáp ứng được yêu cầu này, các nhà khoa học đã đề xuất một khái niệm dành cho các hạt vi mô (hạt vô cùng nhỏ), đó là MOL. GV cho HS thảo luận phần I 05 phút, sau đó GV hỏi: Mol là gì? GV: con số 6.1023 được gọi là số Avogadro, kí hiệu là N. GV: 1 mol nguyên tử nhôm có chứa bao nhiêu nguyên tử nhôm. 0,5 mol phân tử nước có chứa bao nhiêu phân tử nước. GV cho HS thảo luận nhóm làm bài tập sau: Em hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô trống trước những câu mà em cho là đúng hoặc sai trong các câu sau: ¨ 1/ Số nguyên tử sắt có trong 1 mol nguyên tử sắt bằng số nguyên tử magie có trong 1 mol nguyên tử magie. ¨ 2/ Số nguyên tử oxi có trong 1 mol phân tử oxi bằng số nguyên tử đồng có trong 1 mol nguyên tử đồng. ¨ 3/ 0,25 mol phân tử CO2 có 1,5.1023 phân tử CO2. GV yêu cầu HS đọc phần “em có biết”. I. Mol là gì? HS thảo luận nhóm, sau đó trả lời (2HS trả lời) Mol là lượng chất có chứa N(6.1023) nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. HS trả lời 1 mol nguyên tử nhôm có chứa 6.1023 nguyên tử nhôm. 0,5 mol nước có chứa 0,5.6.1023 = 3.1023 phân tử nước. Thảo luận làm bài. HS đọc phần “em có biết”. Hoạt động 2: Khối lượng mol là gì? GV cho HS thảo luận 05 phút phần II GV gọi đại diện các nhóm trình bày khái khối lượng mol là gì? GV hỏi HS: - Khối lượng mol của nguyên tử hidro bằng bao nhiêu? - Khối lượng mol của nguyên tử oxi bằng bao nhiêu? - Khối lượng mol của phân tử hidro bằng bao nhiêu? - Khối lượng mol của phân tử oxi bằng bao nhiêu? - Khối lượng mol của phân tử nước bằng bao nhiêu? GV cho HS thảo luận nhóm 05 phút và tìm ra đáp án bài tập sau: Tính khối lượng mol của các chất: HCl, Fe2O3, Al2(SO4)3, NaOH, Fe, Cu GV gọi 3 HS lên bảng làm. II.Khối lượng mol là gì? Khối lượng mol (kí hiệu M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó. Có số trị với nguyên tử khối hay phân tử khối của chất đó. thí dụ: O2 = 32 đvC Þ MO2 = 32 g. H2O = 18 đvC Þ MH2O = 18 g. HS trả lời và viết vào vở MH = 1g MO = 16g MH2 = 2g MO2 = 32g MH2O = 18g HS thảo luận và đưa tay phát biểu HS lên bảng làm. Hoạt động 3: Thể tích mol của chất khí là gì? GV cho HS thảo luận nhóm 07 phút GV hỏi: thể mol của chất khí là gì? HS trả lời theo nội dung đã thảo luận GV hỏi: trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất thể tích các khí có bằng nhau không? HS trả lời: bằng nhau. GV dán hình vẽ 3.1 lên bảng. GV hỏi: ở điều kiện tiêu chuẩn thể tích mol các chất khí có bằng nhau không? Và bằng bao nhiêu lít? 1 mol các khí H2, N2, CO2 bằng bao nhiêu gam? HS trả lời, rút ra kết luận. HS: Ở đktc, ta có: VH2 = VN2 = VCO2 = 22,4 lít GV thông báo: ở 200C, 1atm), 1 mol chất khí có thể tích là 24 lít. III.Thể tích mol của chất khí là gì? - Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó. - Một mol của bất kì chất khí nào, trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất đều chiếm những thể tích bằng nhau. - Ở đktc ( 00C, 1atm), thể tích mol của bất kì chất khí nào cũng bằng 22,4 lít. Thí dụ: Ở đktc, 1 mol khí oxi có thể tích là 22,4 lít (Tất cả các khí ở cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất thì có thể tích bằng nhau) Hoạt động 4: Củng cố , dặn dò. GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung: - Mol là gì? - Khối lượng mol là gì? - Thể tích mol của chất khí là gì? Nếu còn thời gian GV cho HS làm một số bài tập như sau: Bài 1: Em hãy cho biết số nguyên tử hoặc phân tử có trong mỗi lượng chất sau: a. 1,5 mol nguyên tử Al b. 0,5 mol phân tử H2 Giải: Số nguyên tử nhôm có trong 1,5 mol nguyên tử nhôm: 1,5 . 6 . 1023 = 9. 1023 Số phân tử H2 có trong 0,5 mol phân tử H2: 0,5 . 6 . 1023 = 3. 1023 Bài 2: Em hãy tìm khối lượng của: a. 1 mol phân tử Cl2 b. 1 mol nguyên tử Cu c. 1 mol phân tử CuO Giải: a. Khối lượng của 1 mol phân tử Cl2 : Cl2 = 35,5.2= 71 đvC Þ MCl2 = 71 g. b. Khối lượng của 1 mol nguyên tử Cu : Cu = 64 đvC Þ MCu = 64 g. c. Khối lượng của 1 mol phân tử CuO : CuO = 64 + 16 = 80 đvC Þ MCuO = 80 g. Bài 3: Em hãy tìm thể tích (ở đktc) của: a. 1 mol phân tử CO2 b. 1,5 mol phân tử O2 Giải: a. Thể tích (ở đktc) của 1 mol phân tử CO2: 1.22,4 = 22,4 (lít). b. Thể tích (ở đktc) của 1,5 mol phân tử O2 : 1,5.22,4 = 33,6 (lít). HS trả lời theo yêu cầu của GV. HS làm các bài tập Về nhà: Học bài, xem trước bài 19. Làm bài tập sgk tr.65.

File đính kèm:

  • docgiao an hoa 8 thi gv day gioi.doc
Giáo án liên quan