Chất có ở đâu?
- Định nghĩa vật thể: Tất cả những gì thấy được(kể cả cơ thể ta) đều là những vật thể.
- Phân loại: Vật thể bao gồm 2 loại:
Vật thể tự nhiên: người, cây, cỏ, không khí
Vật thể nhân tạo: nhà ở, công cụ sản xuất
- Một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau, một loại vật thể có thể làm bằng nhiều chất khác nhau.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1594 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 2: (2 tiết) chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: (2 tiết)
CHẤT
I. Chất có ở đâu?
- Định nghĩa vật thể: Tất cả những gì thấy được(kể cả cơ thể ta) đều là những vật thể.
- Phân loại: Vật thể bao gồm 2 loại:
Vật thể tự nhiên: người, cây, cỏ, không khí…
Vật thể nhân tạo: nhà ở, công cụ sản xuất…
- Một chất có thể có trong nhiều vật thể khác nhau, một loại vật thể có thể làm bằng nhiều chất khác nhau.
- Vd:
Vật thể khác nhau làm bằng cùng một chất: chậu, cốc, xoong, chảo…đều được làm bằng nhôm.
Một loại vật thể làm bằng nhiều chất: cùng là cốc uống nước nhưng có thể lam bằng: thủy tinh, sứ, nhôm, nhựa…
Kết luận: Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể ở đó có chất.
II. Tính chất của chất
1. Mỗi chất có những tính chất nhất định không đổi
-Tính chất của chất bao gồm: tính chất vật lí và tính chất hóa học
Tính chất vật lí: Không có sự biến đổi chất này thành chất khác: trạng thái, màu sắc, mùi vị, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy…
Tính chất hóa học: Có sự biến đổi chất này thành chất khác: cháy, phân hủy…
2. Để nghiên cứu một chất ta cần làm gì?
a. Quan sát
- Cho học sinh quan sát:
S: rắn, màu vàng tươi
Al: rắn, có ánh kim, màu trắng
Cu: rắn, có ánh kim, màu đỏ
a Nhận ra một số tính chất bề ngoài như trạng thái, màu sắc…
b. Dùng dụng cụ đo
- Muốn biết được tonc, tos, khối lượng riêng d… ta phải dùng dụng cụ đo.
c. Làm thí nghiệm
- Muốn xác định những tính chất vật lí như tính tan trong nước, dẫn điện, dẫn nhiệt…hay các tính chất hóa học như cháy, phân hủy… tac cần phải tiến hành làm thí nghiệm.
3. Việc hiểu biết tính chất của các chất có lợi gì?
a. Giúp phân biệt chất này vói chất khác(nhận biết chất)
Vd: Nước và cồn đều là những chất lỏng trong suốt không màu, nhưng cồn cháy được còn nước thì không, cồn có mùi còn nước thì không.
b. Biết cách sử dụng chất
c. Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất.
III. Chất tinh khiết
1. Hỗn hợp
- Nước tự nhiên như nước khoáng, nước biển, nước sông, suối… và kể cả nước máy đều có lẫn một số các chất khác. Nước tự nhiên là một hỗn hợp.
- Định nghĩa: Hai hay nhiều chất trộn lẫn với nhau được gọi là hỗn hợp.
- Khi đo nhiệt độ nóng chảy tonc, nhiệt độ sôi tos, khối lượng riêng d… của nước tự nhiên lấy từ các nguồn khác nhau thì giá trị đo được đều có sai khác ít nhiều so với nước cất a tính chất của hỗn hợp không cố định, mà thay đổi theo thành phần của hỗn hợp.
- So sánh nước khoáng và nước cất:
Giống nhau:
Trong suốt, không màu.
Đều uống được.
Khác nhau:
Nước cất dung để pha thuốc tiêm và sử dụng trong phòng thí nghiệm.
Nước khoáng không có các ứng dụng trên.
2. Chất tinh khiết
- Vd: Nước cất được gọi là chất tinh khiết.
- Định nghĩa: Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất khác.
- Khi đo nhiệt độ nóng chảy tonc, nhiệt độ sôi tos, khối lượng riêng d… của nước tinh khiết ta thấy các giá trị này là cố định a Mỗi chất tinh khiết có một tính chất nhất định.
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp
TN: muối ăn + nước a hỗn hợp nước và muối ăn trong suốt (gọi là dung dịch muối ăn).
- Đun nóng dd, nước sôi và bay hơi (tos = 100oC)
- Muối ăn kết tinh vì có nhiệt độ sôi cao hơn (tos = 1450oC).
º Dựa vào nhiệt độ sôi có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.
- Ngoài ra còn có thể dựa vào các tính chất vật lí khác như: d, tính tan… để tách chất ra khỏi hỗn hợp.
Kết luận:
Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Mỗi chất (tinh khiết) có những tính chất vật lí và hóa học nhất định.
Nước tự nhiên gồm nhiều chất trộn lẫn là một hỗn hợp. Nước cất là chất tinh khiết.
Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp.
File đính kèm:
- Bai 2 Chat(2).doc