Bài giảng Bài 2: axit, bazơ và muối

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

* Kiến thức liên quan: chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.

* Trọng tâm:

 Viết được phương trình điện li của axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính theo A-rê-ni-ut.

 Phân biệt được muối trung hòa và muối axit theo thuyết điện li.

*Biết được :

 Định nghĩa : axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut.

 Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit.

 

doc7 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3064 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 2: axit, bazơ và muối, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 2: AXIT, BAZƠ VÀ MUỐI I - MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức * Kiến thức liên quan: chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu. * Trọng tâm: - Viết được phương trình điện li của axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính theo A-rê-ni-ut. - Phân biệt được muối trung hòa và muối axit theo thuyết điện li. *Biết được : - Định nghĩa : axit, bazơ, hiđroxit lưỡng tính và muối theo thuyết A-rê-ni-ut. - Axit một nấc, axit nhiều nấc, muối trung hoà, muối axit. 2. Kĩ năng - Phân tích một số ví dụ về axit, bazơ, muối cụ thể, rút ra định nghĩa. - Nhận biết được một chất cụ thể là axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit theo định nghĩa. - Viết được phương trình điện li của các axit, bazơ, muối, hiđroxit lưỡng tính cụ thể. - Tính nồng độ mol ion trong dung dịch chất điện li mạnh. II - CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN, HỌC SINH: PHƯƠNG PHÁP: Sử dụng phương pháp đàm thoại nêu vấn đề, hoạt động nhóm và sử dụng thí nghiệm trực quan. 1. Giáo viên: Rèn luyện kĩ năng thực hành quan sát, so sánh. Rèn luyện kĩ năng lập luận logic. Chuẩn bị thí nghiệm: Dụng cụ: ống nghiệm, giá thí nghiệm, ống nhỏ giọt. Hóa chất: + Dung dịch NaOH + Dung dịch ZnSO4 + Dung dịch HCl 2. Học sinh: Xem lại các kiến thức đã học. III - TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ Viết phương trình điện li các chất sau: HCl, CH3COOH, KOH, NaOH GV: yêu cầu HS ở dưới nhắc lại khái niệm chất điện li mạnh, chất điện li yếu. Trả lời: HCl H+ + Cl- CH3COOH H+ + CH3COO- KOH K+ + OH- NaOH Na+ + OH- - Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion. - Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước chỉ có một số phần tử hòa tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch. 3. Bài mới a) Đặt vấn đề b) Triển khai bài Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Trình bày bảng Hoạt động 1: AXIT - GV: yêu cầu HS nhắc lại khái niệm axit (đã học ở lớp 8)? Trong những chất trên, chất nào là axit? - GV: Dựa vào phương trình phân li trên, hãy nhận xét về các ion do axit phân li ra. - GV: kết luận: Theo thuyết A-rê-ni-ut, axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+. Ví dụ: HCl H+ + Cl-CH3COOHH+ +CH3COO- - GV: viết thêm pt điện li của H2SO3 - GV: Các axit khi tan trong nước đều phân li ra H+ nên chúng sẽ có những tính chất chung do ion H+ quyết định. Hãy nêu một số tính chất hóa học cơ bản của axit? - HS: + Axit là hợp chất gồm một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit. + các axit: CH3COOH, HCl - HS: Chúng đều phân li ra cation H+ và gốc axit. quỳ → hóa đỏ t/d với bazơ T/c chung t/d với oxit bazơ (do H+ quyết định) t/d với dd muối t/d với kim loại (đứng trước hiđro) I – AXIT 1. Định nghĩa Theo thuyết A-rê-ni-ut, axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+. Ví dụ: - HCl H+ + Cl- - CH3COOH H+ + CH3COO- - H2SO3 H+ + HSO3- H+ + quỳ → hóa đỏ t/d với bazơ T/c chung t/d với oxit bazơ (do H+ quyết định) t/d với dd muối t/d với kim loại (đứng trước H2) Hoạt động 2: AXIT NHIỀU NẤC - GV: + Dựa vào phương trình điện li, yêu cầu HS nhận xét mỗi phân tử HCl, CH3COOH phân li ra bao nhiêu ion H+? + Phân tử H2SO3 phân li ra bao nhiêu H+, qua bao nhiêu nấc? - GV: gợi ý HS các axit HCl, CH3COOH được gọi là axit một nấc, H2SO3 được gọi là axit nhiều nấc. yêu cầu HS rút ra kết luận. - GV nhận xét và kết luận. -BTVD: Viết phương trình điện li của các axit sau trong dung dịch: HNO3, H2S HClO, H3PO4 - HS: + HCl, CH3COOH chỉ phân li ra 1 ion H+ + H2SO3 phân li 2 nấc ra 2 ion H+ - HS: Axit mà phân tử chỉ phân li một nấc ra ion H+ là axit một nấc. Axit mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ là axit nhiều nấc. - BTVD: a) HNO3 H+ + H2S H+ + HS- HS- H+ + S2- b) HClO H+ ClO- H3PO4 H+ + H+ + H+ + 2. Axit nhiều nấc - Axit mà phân tử chỉ phân li một nấc ra ion H+ là axit một nấc. Ví dụ: HCl, CH3COOH, HNO3… - Axit mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ là axit nhiều nấc. Ví dụ: H2SO4, H2SO3, H3PO4... - H2SO4 H+ + H+ + Hoạt động 3: BAZƠ - GV: yêu cầu HS nhắc lại khái niệm bazơ (đã học ở lớp 8)? Trong những chất trên, chất nào là bazơ? - GV: Dựa vào phương trình phân li trên, hãy nhận xét về các ion do bazơ phân li ra. - GV kết luận: Theo thuyết A-rê-ni-ut, bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra ion OH-. - GV: Các bazơ khi tan trong nước đều phân li ra ion OH- nên chúng sẽ có những tính chất chung do ion OH- quyết định. Hãy nêu một số tính chất hóa học cơ bản của bazơ? - HS: bazơ là hợp chất gồm nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit. + các bazơ: KOH, NaOH... - HS: các bazơ khi tan trong nước đều phân li ra anion OH- quỳ → hóa xanh t/d với axit T/c chung t/d với oxit axit (do OH- quyết định) t/d với dd muối II – BAZƠ - Theo thuyết A-rê-ni-ut, bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-. Ví dụ: - KOH K+ + OH- - NaOH Na+ + OH- quỳ → hóa xanh t/d với axit - T/c chung t/d với oxit axit (do OH- quyết định) t/d với dd muối Hoạt động 4: HIĐROXIT LƯỠNG TÍNH - GV: chia lớp thành 2 nhóm, tiến hành thí nghiệm: Hiđroxit lưỡng tính - GV: đầu tiên GV giới thiệu dụng cụ và hóa chất. sau đó GV đặt vấn đề? + Vẫn chưa có Zn(OH)2, yêu cầu HS nêu 1 cách điều chế Zn(OH)2 từ những hóa chất có sẵn. + Theo thuyết A-rê-ni-ut, Zn(OH)2 là axit hay bazơ? + Hãy nêu 1 tính chất hóa học cơ bản của Zn(OH)2? + Liệu nó có phản ứng với bazơ không? - GV: yêu cầu HS làm thí nghiệm kiểm chứng và kết luận. - GV: nhận xét và kết luận: + Hiđroxit lưỡng tính khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ. + ptpư: Zn(OH)2 + 2NaOH Na2ZnO2 + 2H2O + pt điện li: + phân li theo kiểu bazơ: Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH- + phân li theo kiểu axit: Zn(OH)2 2H+ + (H2ZnO2) - Một số hiđroxit lưỡng tính thường gặp là: Al(OH)3, Cr(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2... - Tính chất: ít tan trong nước, lực axit và lực bazơ đều yếu. - BTVD: viết pt điện li của LiOH, Ba(OH)2, Al(OH)3. - HS: Điều chế Zn(OH)2: cho NaOH tác dụng với ZnSO4 - HS: Xuất hiện kết tủa màu trắng Ptpư: 2NaOH +ZnSO4 Zn(OH)2 + Na2SO4 Theo thuyết A-rê-ni-ut, Zn(OH)2 là bazơ Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH- - HS: tính chất hóa học cơ bản của Zn(OH)2 là tác dụng với axit. - HS: + Zn(OH)2 không phản ứng với bazơ. + Zn(OH)2 có thể phản ứng với bazơ. - HS: tiến hành thí nghiệm và hoàn thành phiếu học tâp và rút ra kết luận. - HS: LiOH Li+ + OH- Ba(OH)2 Ba2+ + 2OH- Al(OH)3: hiđroxit lưỡng tính Al(OH)3 Al3+ + 3OH- Al(OH)3 H+ + + H2O III – HIĐROXIT LƯỠNG TÍNH Hiđroxit lưỡng tính khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ. + phân li theo kiểu bazơ: Zn(OH)2 Zn2+ + 2OH- + phân li theo kiểu axit: Zn(OH)2 2H+ + (H2ZnO2) - Một số hiđroxit lưỡng tính thường gặp là: Al(OH)3, Cr(OH)3, Sn(OH)2, Pb(OH)2... - Tính chất: ít tan trong nước, lực axit và lực bazơ đều yếu. Hoạt đông 5: củng cố và bài tập vận dụng Củng cố: yêu cầu HS hoàn thành bảng tóm tắt lý thuyết? Bài tập vận dụng: 1. Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sau đây là đúng? A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit. B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH- là bazơ. C. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro và phân li ra H+ là axit. D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH- trong thành phần phân tử. 2. Axit mạnh HNO3 và axit yếu HNO2 có cùng nồng độ 0,10 mol/lit và ở cùng nhiệt độ. Sự so sánh nồng độ mol ion nào sau đây là đúng A. < B. > C. = D. A và C đúng cation anion Loại chất H+ gốc axit Axit Kim loại OH- Bazơ H+ OH- Hiđroxit lưỡng tính 1. HS: đáp án C 2. HS: đáp án B

File đính kèm:

  • docaxit bazo muoi.doc
Giáo án liên quan