1.Kiến thức:
- Phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp.
- Đặc điểm cấu tạo của nguyên tử
2. Kĩ năng :
- Bước đầu sử dụng ngôn ngữ hoá học chính xác: chất, chất tinh khiết, hỗn hợp.
- Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e, số e trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể(H, C, Cl, Na).
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1180 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 2 : chất – nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 2 Ngày soạn :
Tiết : 2 Ngày dạy :
BÀI 2 : CHẤT – NGUYÊN TỬ
I. MỤC TIÊU.
1.Kiến thức:
- Phân biệt được chất tinh khiết và hỗn hợp.
- Đặc điểm cấu tạo của nguyên tử
2. Kĩ năng :
- Bước đầu sử dụng ngôn ngữ hoá học chính xác: chất, chất tinh khiết, hỗn hợp.
- Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e, số e trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể(H, C, Cl, Na).
3.Tình cảm thái độ :
Hình thành thế giới quan khoa học và tạo cho HS hứng thú học bộ môn.
II. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên : GV xây dựng nội dung tiết học
2. Học sinh: HS nghiên cứu trước những nội dung trên ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY.
Sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, luyện tập.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY.
1. Ôn định lớp.
2.Bài mới :
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Chất tinh khiết- hỗn hợp
So sánh và chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa chất tinh khiết và hỗn hợp?
Hoạt động 2: Đặc điểm cấu tạo nguyên tử:
? Nguyên tử có những đặc điểm cấu tạo như thế nào?
? Hạt nhân nguyên tử có cấu tạo như thế nào?
? Hãy nêu các đặc điểm của 3 loại hạt cấu tạo nên nguyên tử?
? Lớp vỏ nguyên tử có đặc điểm cấu tạo như thế nào?
?Hãy vẽ sơ đồ các NT: Nhôm(13+); Kali(19+); Nitơ(7+) và cho biết số e, số lớp e, số e ở lớp ngoài cùng của mỗi NT?
I. Chất tinh khiết- hỗn hợp:
Chất tinh khiết
Hỗn hợp
Giống
Cấu tạo nên vật thể
Cấu tạo nên vật thể
Khác
- Có những t/c vật lý và t/c hóa học nhất định.
- Chỉ do 1 chất tạo nên
- Trộn lẫn 2 hay nhiều chất tinh khiết thì tạo thành hỗn hợp
- Tính chất thay đổi phụ thuộc vào những chất có trong hỗn hợp.
- Do 2 hay nhiều chất tạo nên
- Dựa vào sự khác nhau về t/c vật lý hoặc t/c hóa học có thể tách riêng được từng chất tinh khiết ra khỏi hỗn hợp
II. Đặc điểm cấu tạo nguyên tử:
- Nguyên tử được cấu tạo bởi hạt nhân mang điện tích (+) và lớp vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điên tích (-). Nguyên tử trung hòa về điện.
a) Hạt nhân nguyên tử:
Do 2 loại hạt cấu tạo nên là:
Proton: mang điện tích (+)
Nơtron: không mang điện
Cấu tạo NT
Đặc điểm
Hạt nhân
Lớp vỏ
Proton
Nơtron
Electron
Kí hiệu
p
n
e
Điện tích
(+)
0
(-)
Khối lượng
1
1
0,0005
Số p = số e
Khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử.
Trong mỗi nguyên tử:
b) Lớp vỏ nguyên tử:
- Các e luôn chuyển động rất nhanh quay quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp, trên mỗi lớp có một số e nhất định:
* Lớp 1: chứa tối đa 2e
* Lớp 2: chứa tối đa 8e
* Lớp 3: chứa tối đa 8e ……
Ví dụ:
3.Củng cố:
Làm thế nào để tách chất ra khỏi hỗn hợp?
GV hướng dẫn HS làm các BT (SGK tr 11, 15 và 16)
4.Hướng dẫn học bài ở nhà :
- Xem trước nội dung bài nguyên tố hoá học và trả lời các câu hỏi sau: Nguyên tố hoá học là gì? Kí hiệu hoá học được viết ntn? Có bao nhiêu NTHH và phân loại
V. RÚT KINH NGHIỆM.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
File đính kèm:
- tu chon tuan 2.doc