1. Kiến thức.
- Học sinh hiểu khái niệm chất tinh khiết, chất hỗn hợp.
- Qua các thí nghiệm tự làm biết được chất tinh khiết có những tính chất nhất định. Hỗn hợp không có tính chất nhất định.
2. Kỹ năng.
- Biết dựa vào lý thuyết để tách riêng từng chất trong hỗn hợp dựa vào tính chất vật lý.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 2: chất (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/8/07.
Ngày dạy :
Tiết : 3
bài 2: chất (tiếp theo).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
- Học sinh hiểu khái niệm chất tinh khiết, chất hỗn hợp.
- Qua các thí nghiệm tự làm biết được chất tinh khiết có những tính chất nhất định. Hỗn hợp không có tính chất nhất định.
2. Kỹ năng.
- Biết dựa vào lý thuyết để tách riêng từng chất trong hỗn hợp dựa vào tính chất vật lý.
- Thao tác một số thí nghiệm đơn giản.
3. Thái độ.
Nghiêm túc cẩn thận tiết kiệm hóa chất, bảo quản dụng cụ thí nghiệm.
II. Chuẩn bị.
1. Hóa chất: Nước cất, nước đường, nước khoáng, nước muối.
2. Dụng cụ: Đèn cồn, tấm kính, ống nghiệm , kẹp gỗ, ống hút.
III. Các hoạt động dạy và học.
1. ổn định lớp. (1')
2. Kiểm tra bài cũ. (5')
? Làm thế nào để biết được tính chất của chất? hiểu biết tính chất của chất có lợi gì.
3. Bài mới. (30')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (8')
Tìm hiểu hỗn hợp.
GV. ch hs quan sát ống đựng nước cất và chai đựng nước khoáng.
HS. quan sát nêu nhận xét về sự khác nhau giũa 2 loại nước trên.
GV. cho hs so sánh nước khoáng với nước ao hồ.
HS. so sánh và nêu nhận xét.
GV. y/c hs nghiên cứu thông tin sgk/9 trả lời câu hỏi.
? Thế nào là hỗn hợp.
HS . trả lời -> nhận xét-> bổ xung.
? Hỗn hợp có tính chất nhất định không.
III. Chất tinh khiết.
1. Hỗn hợp.
- Hỗn hợp gồm 2 hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
- Hỗn hợp có tính chất thay đổi phụ thuộc vào thành phần các chất trong hỗn hợp.
-VD, Nước khoáng, nước biển...
Hoạt động 2: (8')
Tìm hiểu chất tinh khiết.
GV. sử dụng tranh vẽ hình 1.4a giới thiệu về cách trưng cất nước tự nhiên thành nước cất.
HS. Theo dõi và ghi nhớ.
GV y/c hs nghiên cứu thông tin sgk/10.
HS. nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi.
? Nước tinh khiết có tính chất gì.
HS trẩ lời - nhận xét - bổ xung.
? Chất như thế nào thì có những tính chất nhất định.
HS. trả lời - nhận xét - bổ xung.
GV. nhận xét- kết luận.
HS. ghi nhớ.
2. Chất tinh khiết.
- Nước tinh khiết có; tonc= ooc.
tos= 100oc.
D = 1g/cm3.
- Chất tinh khiết chỉ gồm một chất
( không lẫn chất khác).
- Chất tinh khiết có tính chất vật lý và hóa học nhất định.
Hoạt động 3: (14')
Tìm hiểu cách tách riêng chất từ hỗn hợp.
? trong nước biển có chứa 3-> 5% là muối ăn vậy làm thế nào để tách muối ăn từ nước biển.
HS. trả lời dựa vào kiến thức hiểu biết của bản thân ( làm nước bay hơi).
? Dựa vào tính chất nào để tách.
HS. trả lời dựa vào tính chất vật lý.
GV. thông tin: ở to cao nước bay hơi còn muối sẽ kết tinh.
(ở tos 100oC nước đã bay hơi còn ở tos 1450oC muối mới bị phân hủy).
GV. cho hs từng nhóm làm thí nghiệm tách muối ăn từ dd nước muối.
HS các nhóm tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn của Gv.
? muốn tách riêng từng chất trong hỗn hợp ta cần dựa vào tính chất nào.
HS. trả lời dựa vào tính chất của chất.
? có một hỗn hợp gồm đường kính, cát,làm thế nào để tách riêng mỗi chất, ta dựa vào đâu.
HS. trả lời dựa vào tính chất vật lý.
? nêu cách tách riêng mỗi chất trong hỗn hợp trên bằng phương pháp vật lý.
HS trao đổi nêu cách tiến hành.
* Hòa tan hỗn hợp - lọc bỏ chất không tan ( cát), đem dd đã lọc (dd nứơc đường) đun sôi ở to cao nước bay hơi ta thu được đường tinh khiết.
GV. giới thiệu ngoài tính chất vật lý ta còn dựa vào tính chất hóa học để tách riêng các chất trong hỗn hợp ta sẽ học ở bài sau.
3. Tách riêng chất từ hỗn hợp.
- Muốn tách riêng từng chất trong hỗn hợp cần dựa vào tính chất của chất vì mỗi chất đều có tính chất nhất định.
4. Củng cố: (8')
? Chất tinh khiết và hỗn hợp có thành phần và cấu tạo khác nhau như thế nào.
HS. trao đổi trả lời.
HS. làm bài tập 6, 7 sgk/11.
Đ/án:
- bài 6. dùng ống nhựa thổi từ từ vào cốc nước vôi trong -> nước vôi vẩn đục.
- bài 7. a, Đo để xem thể tích.
b, Uống nước khoáng tốt hơn.
5. Dặn dò: (1')
- Bài tập về nhà. 8 sgk/11.
4, 5, 6, 7 sbt/4.
- xem trước bài thực hành.
File đính kèm:
- tiet 3.doc