Bài giảng Bài 2: Hàm số bậc nhất (tiếp)

I. MỤC TIÊU: Qua bài học học sinh (HS) cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:

1.Kiến thức: Giúp HS nắm được:

-Hiểu được chiều biến thiên và đồ thị của hàm số bậc nhất.

-Hiểu cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất và đồ thị hàm số y = | x | , hàm số y = | ax +b | ( a 0)

-Biết được đồ thị hàm số y = | x| nhận Oy làm trục đối xứng.

2.Kỹ năng: Rèn cho HS:

-Thành thạo việc xác định chiều biến thiên và vẽ đồ thị hàm số bậc nhất.

 

docx5 trang | Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 942 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 2: Hàm số bậc nhất (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THPT Lê Hồng Phong GV : Trần Đông Phong Ngày soạn: 15/9/2010 Tuần: 7 Ngày dạy: 21/9/2010 Tiết PPCT: 18 LỚP 10 Đại số nâng cao: CHƯƠNG II: HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI BÀI 2: HÀM SỐ BẬC NHẤT I. MỤC TIÊU: Qua bài học học sinh (HS) cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây: 1.Kiến thức: Giúp HS nắm được: -Hiểu được chiều biến thiên và đồ thị của hàm số bậc nhất. -Hiểu cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất và đồ thị hàm số y = | x | , hàm số y = | ax +b | ( a0) -Biết được đồ thị hàm số y = | x| nhận Oy làm trục đối xứng. 2.Kỹ năng: Rèn cho HS: -Thành thạo việc xác định chiều biến thiên và vẽ đồ thị hàm số bậc nhất. -Vẽ được đồ thị các hàm số : y = b ; y = | x | ; y = | ax + b | ( a0) -Biết cách tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng có phương trình cho trước. -Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số cho bởi những hàm số bậc nhất trên những khoảng khác nhau 3.Tư duy và thái độ: -Cẩn thận, chính xác khi vẽ đồ thị -Thấy được ý nghĩa của hàm số và đồ thị trong thực tế và đời sống. II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1.Chuẩn bị của thầy: Ngoài giáo án, phấn, bảng, đồ dùng dạy học còn có: Bài sọan, các hoạt động của SGK, tình huống giáo viên chuẩn bị, phiếu học tập, Hình vẽ 2.12 SGK 2.Chuẩn bị của trò: Ngoài đồ dùng học tập như SGK, bút,... còn có: - Kiến thức cũ về đường thẳng có dạng y= ax+b -Đồ dùng học tập , SGK , máy tính cầm tay. III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện và chiếm lĩnh các tri thức như: thuyết trình, giảng giải , gợi mở và nêu vấn đề . Trong đó phương pháp chính là gợi mở và nêu vấn đề IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2.Bài cũ: -Cho đường thẳng (d) : y = 2x . Ta được đồ thị hàm số nào nếu tịnh tiến (d) : -Lên trên 4 đơn vị ? -Sang trái 2 đơn vị ? -Vẽ đường thẳng (d) và đường thẳng nhận được ở câu a)b). 3.Nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1:NHẮC LẠI HÀM SỐ BẬC NHẤT HĐTP 1: ÔN TẬP GV:Treo bảng phụ ( chừa chỗ trống để HS điền vào ). -Nhấn mạnh : +Tính đồng biến , nghịch biến. +Cách vẽ đồ thị :Đồ thị là 1 đường thẳng đi qua 2 điểm : A(0;b) ; B(-b/a ; 0 ). +Khi b = 0 , đường thẳng y = ax đi qua gốc tọa độ. +Vị trí tương đối của 2 đường thẳng : y = ax + b HS đã đọc trước bài ở nhà , và lên bảng điền vào chỗ trống các tính chất của hàm số bậc nhất. 1. Nhặc lại về hàm số bậc nhất -Hàm số bậc nhất y=ax+b (a0) + Tập xác định D=R + Bảng biến thiên: SGK + Đồ thi là một đường thẳng không song song và không trùng với các trụ tọa độ -Vẽ đường thẳng y = ax + b chỉ cần xác định hai điểm khác nhau của của nó HĐTP 2: HÀM SỐ HẰNG GV: Hàm số y = ax + b trong TH a = 0 Có nhận xét gì về tập xác định , tính chẵn,lẻ của hàm số HS: Nhận xét trả lời GV: Cho HS ghi nhận kiến thức 2. Hàm số hằng y = b -Tập xác định D=R -Hàm số hằng là một hàm số chẵn -Đồ thị là một đường thẳng song song hoặc trùng với trục hoành và cắt trục tung tại điểm có tọa độ (0;b) HĐTP 3: BÀI TẬP CỦNG CỐ GV: Cho HS thảo luận nhóm và đại diện lên bảng trình bày HS: Thảo luận và trình bày lên bảng Bài 1: Cho y = 3x + 5 a) Lập bảng biến thiên và vẽ đồ thị hàm số trên b)Vẽ trên cùng 1 hệ trục đồ thị câu a và đồ thị y = -1. Tìm trên đồ thị tọa độ giao điểm của hai đồ thị hàm số trên HOẠT ĐỘNG 2:HÀM SỐ HĐTP 1: HÀM SỐ CHO TRÊN TỪNG KHOẢNG GV: a. Hàm số bậc nhất trên từng khoảng Để thời gian HS nghiên cứu ví dụ SGK. Ví dụ: -GV giải thích : Đây không phải là hàm số bậc nhất , nó là sự “ lắp ghép “ của 3 hàm số bậc nhất khác nhau . -Treo đồ thị (đã vẽ sẵn ) lên bảng. HS: nghiên cứu ví dụ SGK. + Nắm được hàm số bậc nhất trên từng khoảng. + HS nêu cách vẽ đồ thị. Và lập bảng biến thiên dựa vào đồ thị hàm số Vẽ y = x + 1 lấy đồ thị ứng với 0x<2 Vẽ y = lấy đồ thị ứng với Vẽ y = 2x – 6 ứng với a. Hàm số bậc nhất trên từng khoảng Đây không phải là hàm số bậc nhất , nó là sự “ lắp ghép “ của 3 hàm số bậc nhất khác nhau . Ta có : TXĐ D= [0,5] x y 0 2 4 5 Bảng biến thiên HĐTP 2: HÀM SỐ GV: Nhắc lại định nghĩa | A | ? HS: * GV: yêu cầu HS mở dấu giá trị tuyệt đối HS: + Đây là hàm số bậc nhất trên từng khoảng , cách vẽ đồ thị ? GV: Yêu cầu HS vẽ đồ thị. + Dựa vào đồ thị lập BBT, Tìm GTNN ? HS vẽ đồ thị và lập BBT và dựa vào đồ thị lập BBT, Tìm GTNN ? HS nghiên cứu SGK và nêu cách vẽ đồ thị hàm số trên HS: dựa vào đồ thị suy ra BBT b. Đồ thị và sự biến thiên của hàm số y = | ax + b | Ví dụ 2/SGK: y = | x | Nhận xét :hàm số y = | x | là hàm số chẵn nhận Oy làm trục đối xứng Đô thị (SGK) - y - 0 + x Bảng biến thiên Ví dụ 3/SGK: y = | 2x – 4 | y = | 2x – 4 |= TXĐ: D=R Chú ý :Có thể vẽ đồ thị hàm số y = | ax + b | + Vẽ 2 đường thẳng : y = ax + b và y = -ax – b + Xóa đi hai phần đường thẳng nằm ở phía dưới trục hoành. HĐTP 3: BÀI TẬP CỦNG CỐ GV giao nhiệm vụ cho HS HS: Độc lập làm bài. + Tập xác định : D = [-2;3] + Đồ thị : + Bảng biến thiên. x y -2 -1 1 2 Bài 18: SGK Độc lập làm bài. x y -2 -2 2 2 + Tập xác định : D = [-2;3] + Đồ thị : + Bảng biến thiên. 4.Củng cố bài tập: Củng cố cho HS: -Chiều biến thiên và đồ thị của hàm số bậc nhất. -Cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất và đồ thị hàm số y = | x | , hàm số y = | ax +b | ( a0) 5.Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập ở nhà: - Hướng dẫn cách học, tự học bài. Nhắc nhở những HS chưa đạt yêu cầu bài học cách khắc phục, vươn lên. - Ra bài tập về nhà phần bài tập luyện tập 6.Rút kinh nghiệm: Trường THPT Lê Hồng Phong GV : Trần Đông Phong Ngày soạn:15/9/2010 Tuần: 7 Ngày dạy:21/9 /2010 Tiết PPCT: 19 LỚP 10 Đại số nâng cao: CHƯƠNG II: HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ BẬC HAI BÀI 2: LUYỆN TẬP HÀM SỐ BẬC NHẤT I. MỤC TIÊU: Qua bài học học sinh (HS) cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây: 1.Kiến thức: Giúp HS nắm được: -Hiểu được chiều biến thiên và đồ thị của hàm số bậc nhất. -Hiểu cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất và đồ thị hàm số y = | x | , hàm số y = | ax +b | ( a0) -Biết được đồ thị hàm số y = | x| nhận Oy làm trục đối xứng. 2.Kỹ năng: Rèn cho HS: -Thành thạo việc xác định chiều biến thiên và vẽ đồ thị hàm số bậc nhất. -Vẽ được đồ thị các hàm số : y = b ; y = | x | ; y = | ax + b | ( a0) -Biết cách tìm tọa độ giao điểm của hai đường thẳng có phương trình cho trước. -Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số cho bởi những hàm số bậc nhất trên những khoảng khác nhau 3.Tư duy và thái độ: -Cẩn thận, chính xác khi vẽ đồ thị -Thấy được ý nghĩa của hàm số và đồ thị trong thực tế và đời sống. II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1.Chuẩn bị của thầy: Ngoài giáo án, phấn, bảng, đồ dùng dạy học còn có: Bài sọan, các hoạt động của SGK, tình huống giáo viên chuẩn bị, phiếu học tập, Hình vẽ 2.12 SGK 2.Chuẩn bị của trò: Ngoài đồ dùng học tập như SGK, bút,... còn có: - Kiến thức cũ về đường thẳng có dạng y= ax+b -Đồ dùng học tập , SGK , máy tính cầm tay. III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Vận dụng linh hoạt các phương pháp nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện và chiếm lĩnh các tri thức như: thuyết trình, giảng giải , gợi mở và nêu vấn đề . Trong đó phương pháp chính là gợi mở và nêu vấn đề IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2.Bài cũ: Gọi HS lên bảng và làm bài tập HS1: Vẽ đồ thị hàm số HS1: Vẽ đồ thị hàm số 3.Nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1: BÀI TẬP GV : Dạng của hàm số bậc nhất ? Yêu cầu HS nêu giả thiết của bài toán. -Gọi 1 HS lên bảng trình bày . .(HS đã làm bài tập ở nhà ; Lên bảng trình bày ) GV: Cho HS nhắc lại: Tịnh tiến đồ thị y = f(x) : + Lên trên p đơn vị ta được đồ thị của hàm số : y = f(x) + p + Xuống dưới p đơn vị: y = f(x) – p + Qua trái p đơn vị: y = f(x + p) + Qua phải p đơn vị: y = f(x - p) - Gọi HS lên áp dụng. - GV nhận xét củng cố. GV hướng dẫn: a) + Yêu cầu HS mở dấu giá trị tuyệt đối . + Nêu cách vẽ : Vẽ 2 đường thẳng : y = x – 2 và y = - x + 2 rồi xóa phần đồ thị nằm phía dưới trục hoành. + Gọi HS lên vẽ . b) + Yêu cầu HS mở dấu giá trị tuyệt đối . + Nêu cách vẽ : Vẽ đường thẳng y = x – 3 ,lấy phần x 0. Vẽ đường thẳng y = -x – 3 , lấy phần x < 0. + Gọi HS lên vẽ . ** Nhận xét: Để có đồ thị y = | x | - 3 ta phải tịnh tiến đồ thị y = | x – 2 | như thế nào? Hướng dẫn HS suy ra đồ thị y = |x| -3 dựa vào đồ thị y = | x – 2| thông qua biến đổi sau : Xét f(x) = | x – 2| g(x) = f(x + 2) = | x | h(x) = g(x) – 3 = | x | - 3 Bài 21/SGK a) Hàm số có dạng : y = ax + b (d) , trong đó : + A(-2;5) (d) + Hệ số góc a = -1,5. Ta có : -1,5. (-2) + b = 5 => b = 2 Vậy hàm số cần tìm là y = -1,5x + 2 b) Đồ thị ( HS tự vẽ ). Bài 23/SGK.Giải : a. Khi tịnh tiến (G) lên trên 3 đv ta được đồ thị của hàm y = 2| x | + 3 b. Khi tịnh tiến (G) sang trái 1 đv ta được đồ thị của hàm y = 2| x + 1| c. Khi tịnh tiến (G) sang phải 2 đơn vị rồi xuống dưới 1 đv ta được đồ thị của hàm y = 2| x - 2 | - 1 Bài 24/SGK. - HS mở trị tuyệt đối . a) y = | x – 2 | = b) y = | x | - 3 = - Vẽ đồ thị . - Nhận xét dựa vào đồ thị : Để được đồ thị hàm số y = | x | - 3 , ta tịnh tiến đồ thị y = | x – 2 | như sau: + Tịnh tiến sang trái 2 đơn vị. + Sau đó tịnh tiến xuống dưới 3 đơn vị. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KHÁI NIỆM-ĐỊNH LÍ + Mở dấu GTTĐ theo sự hướng dẫn của GV + Hướng dẫn HS bỏ dấu giá trị tuyệt đối:xét các khoảng hay đoạn (), [ - 1 ; 1 ) [ 1 ; + ) . x - -1 1 + | x -1 | -x + 1 - x + 1 x - 1 | 2x + 2 | -2x -2 2x + 2 2x + 2 y = f(x) -x + 5 - 5x + 1 x - 5 + Vẽ hàm bậc nhất trên từng khoảng b. Gọi HS vẽ đồ thị. Lập BBT Bài 26/SGK Từ bảng khử dấu trị tuyệt đối ta có y = + Vẽ đồ thị hàm số bậc nhất trên từng khoảng. b.Vẽ đồ thị. Lập BBT 4.Củng cố bài tập: Củng cố cho HS: - Định lý về tịnh tiến đồ thị ; Cách vẽ đường thẳng y = ax + b; Cách vẽ đồ thị hàm số y = | ax + b | -Mở trị tuyệt đối : 5.Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập ở nhà: - Học bài , xem lại các bài tập đã sửa . - Xem trước bài mới : Hàm số bậc hai + Một số tính chất , đặc điểm của đồ thị hàm số y = ax2 ( ) + Để được đồ thị hàm số y = ax2 + bx + c () , ta tịnh tiến đồ thị hàm số y = ax2 như thế nào ? 6.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docxTIET 18-19.docx