Bài giảng Bài 2: Trình bày một số mẫu liệu

MỤC TIÊU: Qua bài học học sinh (HS) cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây:

1.Kiến thức:

Tiết 1: + Nhận thức được tầm quan trọng của thống kê trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người. Nắm được các khái niệm: đơn vị điều tra, dấu hiệu, mẫu, kích thước mẫu.

 + Đọc và hiểu nội dung một số bảng phân bố tần số - tần suất.

Tiết 2 : + Đọc và hiểu nội dung một số bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp.

2.Kỹ năng: Rèn cho HS:

 

doc7 trang | Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 1123 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 2: Trình bày một số mẫu liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/03/2012 CHƯƠNG V: THỐNG KÊ BÀI 1: MỘT VÀI KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU BÀI 2: TRÌNH BÀY MỘT SỐ MẪU LIỆU Số tiết: 03 I.MỤC TIÊU: Qua bài học học sinh (HS) cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây: 1.Kiến thức: Tiết 1: + Nhận thức được tầm quan trọng của thống kê trong nhiều lĩnh vực hoạt động của con người. Nắm được các khái niệm: đơn vị điều tra, dấu hiệu, mẫu, kích thước mẫu. + Đọc và hiểu nội dung một số bảng phân bố tần số - tần suất. Tiết 2 : + Đọc và hiểu nội dung một số bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp. 2.Kỹ năng: Rèn cho HS: Tiết 1: + Rèn luyện kỹ năng nhận biết khái niệm thống kê. + Kỹ năng tìm kích thước mẫu. + Biết lập bảng phân bố tần số - tần suất từ mẫu số liệu ban đầu. Tiết 2: + Biết vẽ biểu đồ tần số, tần suất hình cột; biểu đồ tần suất hình quạt; đường gấp khúc tần số, tần suất để thể hiện bảng phân bố tần số - tần suất ghép lớp. 3.Tư duy và thái độ: + Biết đưa những kiến thức kĩ năng mới về kiến thức kĩ năng quen thuộc .... + Biết nhận xét và đánh giá bài làm của bạn cũng như tự đánh giá kết quả học tập của mình. + Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập. II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1.Chuẩn bị của thầy: Ngoài giáo án, phấn, bảng, đồ dùng dạy học còn có: Bài sọan, các hoạt động của SGK, tình huống GV chuẩn bị, bảng phụ, Phiếu học tâp 2.Chuẩn bị của trò: Ngoài đồ dùng học tập như SGK, bút,... còn có: Đồ dùng học tập , SGK , máy tính cầm tay. III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Mở vấn đáp thông qua các hoạt động để điều khiển tư duy học sinh IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Tiết : 68 Ngày day: 05/03 Lớp : 10A3 1.Ổn định tổ chức: 2.Bài cũ: Nêu khái niệm : Mẫu , kích thước mẫu 3.Nội dung bài mới: BÀI 1: MỘT VÀI KHÁI NIỆM MỞ ĐẦU HOẠT ĐỘNG 1: Thống kê là gì? Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng- Trình chiếu. GV: Nêu một ví dụ về thống kê, hỏi học sinh thống kê là gì? HS: Chú ý quan sát lên bảng kết hợp SGK nêu khái niệm thống kê là gì. GV: Nhận xét, phát biểu chính xác lên bảng. HS: Ghi nhận kiến thức. Ví dụ 1: điều tra về số học sinh trong mỗi lớp học khối 10A ở trường THPT Lê Hông Phong cho kết quả thống kê trong bảng sau: Lớp 10A1 10A2 10A3 10A4 10A5 Số HS 41 43 42 42 40 Thống kê là khoa học về các phương pháp thu thập, tổ chức, trình bày, phân tích và xử lý số liệu. HOẠT ĐỘNG 2: Mẫu số liệu Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng- Trình chiếu. GV:Trong ví dụ 1, số học sinh mỗi lớp là dấu hiệu điều tra, một lớp học gọi là đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu điều tra ở lớp 10A1 là 41. HS: Chú ý lên bảng và ghi nhận kiến thức. GV: Nêu định nghĩa mẫu điều tra. HS: chú ý lên bảng và ghi nhận kiến thức. GV:người ta phải kiểm định chất lượng các hộp sữa của một nhà máy chế biến sữa bằng cách mở hộp sữa để kiểm tra. Có thể điều tra toàn bộ hay không? HS: Không thể, vì như thế làm hư hết các sản phẩm. GV: Nêu chú ý. Một tập con hữu hạn các đơn vị điều tra được gọi là một mẫu, số phần tử của một mẫu được gọi là kích thước mẫu. Các giá trị của dấu hiệu thu được trên mẫu được gọi là một mẫu số liệu (mỗi giá trị như thế còn gọi là một số liệu của mẫu). Chú ý: +Nếu điều tra trên mọi đơn vị điều tra thì đó là điều tra toàn bộ. Nếu chỉ điều tra trên một mẫu thì đó là điều tra mẫu. +Điều tra toàn bộ đôi khi không khả thi. Chúng ta thường chỉ điều tra mẫu và phân tích xử lý số liệu thu đựơc. BÀI 2: TRÌNH BÀY MỘT SỐ MẪU LIỆU Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1: BẢNG PHÂN BỐ TẦN SỐ - TẦN SUẤT. -Yêu cầu học sinh đọc Ví dụ 1/SGK. và đưa ra khái niệm tần số . -Nếu muốn biết trong 120 thửa ruộng , có bao nhiêu phần trăm thửa ruộng có năng suất 30 , 32 , ta sẽ tính thêm tần suất của mỗi giá trị. -Tần suất, công thức tính tần suất. -Bảng phân bố tần số – tần suất có dạng sau: Giá trị (x) Tần số (n) N Tần suất (f) -Nhận xét về tổng tần số, tổng tần suất ? -Có thể viết bảng phân bố tần số – tần suất theo hàng dọc. -Nêu lại các bước lập bảng phân bố tần số – tần suất ? -Treo bảng 3/SGK. Yêu cầu hs hoạt động nhóm làm H1/SGK. Đại diện nhóm lên điền kết quả vào bảng. -Khái niệm tần số (SGK). -Định nghĩa tần suất và công thức tính . fi: Tần suất của gi trị xi . ni: Tần số của gi trị xi . N: Kích thước mẫu . Nhận xét : + Tổng tần số bằng kích thước mẫu N + Tổng tần suất là 100% - Để lập bảng phân bố tần số – tần suất trước tiên tìm các giá trị nhau trong dữ liệu ban đầu. Tính tần số ,tần suất điền vào bảng. + Tổng các tần số = N + Tổng các tần suất = 100% Tiết : 69 Ngày day: 05/03 Lớp : 10A3 TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2.Bài cũ: -Các cách trình bày một mẫu số liệu ? -Khái niệm tần số , tần suất ? Công thức tính tần suất ? 3.Nội dung bài mới: BÀI 2: TRÌNH BÀY MỘT SỐ MẪU LIỆU (tt) Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1: BẢNG PHÂN BỐ TẦN SỐ - TẦN SUẤT GHÉP LỚP. -Yêu cầu HS đọc Ví dụ 2 :Với dữ liệu gồm nhiều giá trị, để trình bày mẫu số liệu gọn gàng, súc tích ta thực hiện việc ghép số liệu. Chia số liệu thành các lớp có độ dài bằng nhau. -Hoạt động nhóm : + Nhóm 1 ,3 ,5 : Điền số liệu vào bảng 5. +Nhóm 2 , 4 , 6 : Điền số liệu vào bảng 6. -Lưu ý cho HS một số chú ý về các nhóm rời nhau và liền nhau (thông qua bảng 5 , bảng 6/SGK). - Bảng phân bố tần số – tần suất ghép lớp. Lớp Tần số Tần suất N HOẠT ĐỘNG 3: CỦNG CỐ Gv đưa phiếu học tập và yêu cầu hs hoàn thành Hãy tính tần số v tần suất theo lớp dưới đây? Lớp Tần số Tần suất (%) [150;152] [153;155] [156;158] [159;161] [162;164] .. .. .. . .. N = .. Đáp án : Lớp Tần số Tần suất (%) [150;152] [153;155] [156;158] [159;161] [162;164] 5 8 11 14 7 11.1 17.8 24.4 31.1 15.6 N =45 100 % Phiếu học tập Để mua áo quần thể dục cho học sinh khối 10. Nhà trường chọn ngẫu nhiên một lớp 10 gồm 45 học sinh và thực hiên do chiều cao của học sinh lớp đó. Kết quả được thống kê như sau: (đơn vị: cm) 150 159 151 156 154 160 155 161 157 155 157 159 160 161 161 163 150 160 156 161 158 152 153 164 157 159 154 158 153 155 163 164 151 160 164 161 162 160 162 156 159 158 154 157 157 Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng HOẠT ĐỘNG 2: BIỂU ĐỒ TẦN SỐ - TẦN SUẤT HÌNH CỘT. -GV nêu ví dụ 3 , treo hình 5.1 và đặt các câu hỏi như sau: +Độ rộng của mỗi cột so với mỗi lớp như thế nào? +Độ cao của mỗi cột so với tần số mỗi lớp ntn? +So sánh số lớp và số cột? +Nêu các bước vẽ biểu đồ tần số hình cột. -HS quan sát hình 5.1 trên bảng . -Trả lời các câu hỏi của GV -Đưa ra các vẽ biểu đồ tần số hình cột : +Xác định hệ trục ( 2 đường thẳng vuông góc). +Cách xác định giá trị trên hệ trục. +Cách tạo lập các cột của biểu đồ. -GV treo hình 5.2 và thực hiện tương tự như trên : Lưu ý : giữa các cột không có “khe hở” . -HS Quan sát Hình 5.2 . HOẠT ĐỘNG 3: VẼ BIỂU ĐỒ TẦN SUẤT HÌNH CỘT THỂ HIỆN Ở BẢNG 5/SGK. -Gọi HS lên bảng vẽ . -Yêu cầu các HS khác vẽ vào vở. + Xác định hệ trục ( 2 đường thẳng vuông góc). + Cách xác định giá trị trên hệ trục. + Cách tạo lập các cột của biểu đồ. -Nhận xét , củng cố. HOẠT ĐỘNG 4: ĐƯỜNG GẤP KHÚC TẦN SỐ - TẦN SUẤT -GV nêu ví dụ 4 đặt các câu hỏi: +Hãy tìm giá mỗi trung điểm? +Hẫy nêu tọa độ của các điểm: M1. M2, M3, M4, M5? -GV nêu khái niệm đường gấp khúc tần số và đường gấp khúc tần suất, cho HSnêu lại Khái niệm đường gấp khúc tần số và đường gấp khúc tần suất: (SGK) HOẠT ĐỘNG 5: ÁP DỤNG Hãy điền các số vào chỗ trống trong bảng 6 rồi vẽ đường gấp khúc tần suất thể hiện bảng đó (H4/SGK) -Gọi HS lên bảng vẽ. -Các HS khác vẽ vào vở. Lớp Tần số Tần suất (%) [160;162] [163;165] [166;168] [169;171] [172;174] 6 12 10 5 3 16.7 33.3 27.8 13.9 8.3 N = 36 100 % HOẠT ĐỘNG 6: BIỂU ĐỒ HÌNH QUẠT. -GV nêu ví dụ 5, treo hình 5.4 và đặt các câu hỏi +So sánh diện tích mỗi hình quạt và tần số? +Hãy tìm góc ở tâm của mỗi hình quạt? -GV nêu chú ý SGK -Quan sát Hình 5.4/SGK. -HStrả lời các câu hỏi 4.Củng cố bài tập: Củng cố cho HS: Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng -HS làm lại bài tập này vào giấy , nộp cho GV Nhóm 1:Vẽ biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần suất. Nhóm 2 : Vẽ biểu đồ tần suất hình cột và đường gấp khúc tần số. -Yêu cầu HS làm lại Bài tập vào tờ giấy và nộp. -Sửa bài,cho điểm những HS vẽ đúng , chính xác Lớp của độ dài (cm) Tần số Tần suất [70;80) [80;90) [90;100) [100;110) [110;120] 3 6 12 6 3 10 20 40 20 10 Cộng 30 100(%) . 5.Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập ở nhà: -Về nhà học bài ; Làm bài 6,7,8/169 /SGK -Xem trước bài tập phần Luyện tập 6.Phụ lục Ngày soạn:03/03/2012 Ngày dạy :07/03 Lớp :10A3 Tiết : 70 LUYỆN TẬP Số tiết: 01 I.MỤC TIÊU: Qua bài học học sinh (HS) cần đạt được yêu cầu tối thiểu sau đây: 1.Kiến thức: -Thông qua các bài tập luyện tập , giúp học sinh nắm được: Tần số, tần suất; bảng phân bố tần số, tần suất. -Đọc và vẽ các loại biểu đồ 2.Kỹ năng: Rèn cho HS: -Tính thành thạo tần số, tần suất. -Đọc và thành lập được bảng phân bố tần số, tần suất. -Đọc và vẽ các loại biểu đồ. 3.Tư duy và thái độ: -Biết đưa những kiến thức kĩ năng mới về kiến thức kĩ năng quen thuộc .... -Biết nhận xét và đánh giá bài làm của bạn cũng như tự đánh giá kết quả học tập của mình. -Chủ động phát hiện, chiếm lĩnh tri thức mới. Có tinh thần hợp tác trong học tập. II.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH: 1.Chuẩn bị của thầy: Ngoài giáo án, phấn, bảng, đồ dùng dạy học còn có: Bài sọan, các hoạt động của SGK, tình huống GV chuẩn bị, bảng phụ, Phiếu học tâp 2.Chuẩn bị của trò: Ngoài đồ dùng học tập như SGK, bút,... còn có: Đồ dùng học tập , SGK , máy tính cầm tay. III.PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Mở vấn đáp thông qua các hoạt động để điều khiển tư duy học sinh IV.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định tổ chức: 2.Bài cũ: -Nêu khái niệm dấu hiệu, đơn vị điều tra? -Nêu khái niệm: Tần số, tần suất, bảng phân bố tần số, tần suất. -Nêu các bước vẽ biểu đồ: Tần số hình cột, tần suất hình quạt, đường gấp khúc tần số, đường gấp khúc tần suất. 3.Nội dung bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng HOẠT ĐỘNG 1: BÀI 6/212 Câu a) - Dấu hiệu điều tra ở đây là gì? - Đơn vị điều tra ở đây là gì? Câu b) Chia học sinh làm 4 tổ, điền vào chỗ trống sau đó cử đại diện lên điền. Câu c) HS vẽ biểu đồ và nhận xét Câu a) - Dấu hiệu điều tra là doanh thu của cửa hàng trong 1 tháng - Đơn vị điều tra là một cửa hàng Câu b) Lớp Tần số Tần suất (%) [26,5 – 48,5) [48,5 – 70,5) [70,5 – 92,5) [92,5 – 114,5) [114,5 – 136,5) [136,5 – 158,5) [158,5 – 180,5) N = 50 HOẠT ĐỘNG 2: BÀI 7 SGK Câu a) - Dấu hiệu điều tra ở đây là gì? - Đơn vị điều tra ? Câu b) HS làm việc theo nhóm sau đó lên điền Câu c) HS vẽ biểu đồ và nhận xét Câu a) -Số cuộn phim của nhà nhiếp ảnh trong tháng trước -Một nhà nhiếp ảnh Câu b) Lớp Tần số [0 ; 2] [3 ; 5 ] [6 ; 8 ] [ 9 ; 11 ] [ 12 ; 14 ] [15 ; 17] 10 N = 50 HOẠT ĐỘNG 3:BÀI 8 SGK Câu b) HS làm việc theo nhóm sau đó lên điền . Câu c) HS vẽ biểu đồ và nhận xét -Yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ sau : +Vẽ biểu đồ đường gấp khúc tần số, tần suất của mỗi bài tập trên. +Vẽ biểu đồ hình quạt hình 8b) Lớp Tần số Tần suất (%) [25 -34] [35 – 44] [45 – 54 ] [55 – 64 ] [65 - 74] [75 – 84 ] [85 – 94] N = 30 4.Củng cố bài tập: Củng cố cho HS: Tần số , tần suất ; Cách tính tần suất. 5.Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài tập ở nhà: -Xem trước bài: CÁC SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA MẪU SỐ LIỆU 6.Phụ lục

File đính kèm:

  • docTIET 68-70.doc
Giáo án liên quan