Bài giảng bài 20 tiết 29 Tỉ khối của chất khí

I.Mục tiêu:

1.Kiến thức:

-Biết được biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và tỉ khối của chất khí đối với không khí

2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng tính toán

-Tính tỉ khối của khí A đối với khí B và tỉ khối của chất khí A đối với không khí

3.Thái độ:

-Giáo dục hs yêu thích môn học, tính toán chính xác

 

doc7 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng bài 20 tiết 29 Tỉ khối của chất khí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ Bài 20-Tiết 29 Tuần dạy:15 I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: -Biết được biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và tỉ khối của chất khí đối với không khí 2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng tính toán -Tính tỉ khối của khí A đối với khí B và tỉ khối của chất khí A đối với không khí 3.Thái độ: -Giáo dục hs yêu thích môn học, tính toán chính xác II.Trọng tâm -Biết cách sử dụng tỉ khối để so sánh khối lượng các chất khí III. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: bảng phụ ghi bài tập 2.Học sinh: đọc trước bài tỉ khối ở nhà IV.Tiến trình: 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện 2. Kiểm tra miệng: @ Câu hỏi: Hãy tính: -Số phân tử của 1.75 mol CO2 - Khối lượng khí CO2 nêu trên -Thể tích của 32 g khí SO2 ở đktc -Thể tích của 9.1023 phân tử khí H2 ở điều kiện phòng ? Để sánh mức độ nặng nhẹ giữa 2 chất khí ta dựa vào đâu để so sánh? @ Đáp án - Số phân tử CO2 =1.75 x 6.1023 =10.5.1023 -mCO2 =1.75 x44 = 77g * nSO2 =32 :64 = 0.5 mol -V SO2đktc = 0.5 x 22.4 =11.2 (l) * nH2 =9.1023 :6.1023 = 1.5mol -VH2 = 1.5 x 24 =36 (l) * Dựa vào khối lượng mol 2 chất khí 3.Bài mới: Hoạt động giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1:GV: Đặt vấn đề: Người ta bơm khí nào vào bong bóng bay để bóng có thể bay lên được? HS: Bơm khí hidro vào bong bay thì bóng bay lên được GV: Nếu bơm khí oxi hoặc khí cacbonic thì có bay lên được hay không? Vì sao? HS: Nếu bơm khí oxi hoặc khí cacbonic thì bóng bay sẽ không bay lên được? GV: Gợi ý HS trả lời vì khí CO2 và O2 nặng hơn không khí. Từ đó GV có thể đưa ra vấn đề bài mới: Hoạt động 2 Để biết được khí này nặng hay nhẹ hơn khí kia và nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần, ta phải dùng đến khái niệm tỉ khối của chất khí. GV: ghi công thức tính d A/B lên bảng và gọi HS giải thích các ký hiệu có trong công thức. GV: phát phiếu học tập HS làm BT 1: Hãy cho biết khí CO2, khí clo nặng hơn hay nhẹ hơn khí hidro bao nhiêu lần? HS: viết vào bảng nhóm M CO2 = 12 + 16 x 2 = 44 g M Cl2 = 35,5 x 2 = 71 g M H2 = 1 x 2 = 2 g => dCO2/ H2= M CO2/ M H2 = 44/ 2 = 22 => dCl2/ H2 = M Cl2 / M H2 = 71 : 2 = 35,5 Trả lời: Khí cacbonic nặng hơn khí hidro 22 lần; khí clo nặng hơn khí hidro 35,5 lần GV: Viết biểu thức biểu diễn cách tính tỉ khối của khí A đối với khí B HS: dA/B = M A/ M B -Gv Từ công thức trên tìm MA =? -GV HD: MA = dA/B x MB Ví dụ2: Hãy cho biết khối lượng mol chất A Biết A có d A/ H2 = 8 -GỌi 1 hs lên bảng làm Hoạt động : GV: Từ công thức: dA/B = M A/ M B Nêu B là không khí. Ta có: dA/kk = M A/ M KK Hãy tính khối lượng mol của A ( MA =?) GV: đưa đề BT 3lên bảng: Có các khi sau: SO3; C3H6. Hãycho biết các khí trên nặng hơn không khí hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần? HS: M SO3 = 80 g; M C3H6 = 42g => d SO3/kk = = 2, 759 => d C3H6/kk= = 1,448 Trả lời: Khí SO3 nặng hơn không khí 2,759 lần; khí C3H6 nặng hơn không khí 1,448 lần -Gv nêu ví dụ 2: Khí A có công thức chung là RO2. Biết dA/kk = 1,5862. Hãy tìm : a. MA =? b. công thứccủa khí A? GV: hướng dẫn: Xác định MA? Xác định MR?( MR + MO2= MA=> MR =?) Em hãy tra bảng 42 để xác định R HS: MA = 29 x dA/kk = 29 x 1,5862 = 46 g MR = 46 - 32 = 14 g Vậy R là khí nitơ ( kýhiệu là N ) Công thức của A là NO2 GVmở rộng kiến thức: Giải thích Mkk là khối lượng mol trung bình của hỗn hợp không khí. Các em hãy tính Mkk trung bình ( Biết thành phân của không khí là 20% oxi; 80% nitơ ) HS : Mkk = ( 28 x 0,8) + ( 32x 0,2) = 29 (g) I.Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B? dA/B= Trong đó: dA/B là tỉ khối của khí A so với khí B MA là khối lượng mol của khí A MB là khối lượng mol của khí B => MA = dA/B x MB Ví du 2ï: Ta có : d A/ H2 = 8 => MA = d A/ H2 x MH2 = 2 x 8 = 16 (g) II. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí? dA/kk = => MA = 29 x dA/kk VD: BT3: : M SO3 = 80 g; M C3H6 = 42g => d SO3/kk = = 2, 759 => d C3H6/kk= = 1,448 Trả lời: Khí SO3 nặng hơn không khí 2,759 lần; -khí C3H6 nặng hơn không khí 1,448 lần VD2: Giải MA = 29 x dA/kk = 29 x 1,5862 = 46 g MR = 46 - 32 = 14 g Vậy R là khí nitơ ( kýhiệu là N ) Công thức của A là NO2 4.Câu hỏi , bài tập củng cố: - treo bảng phụ ghi đề bài tập -Gọi 2 hs lên làm bài tập 3/69sgk a. dH2/kk = = Vậy H2 nhẹ hơn không khí 18 lần b.dCO2/kk == 1.5 Vậy khí CO2 nặng hơn không khí 1.5 lần 5.Hướng dẫn HS tự học: *Đối với tiết học hôm nay -Học bài, làm BT 1, 2, / 69 sgk - đọc: Em có biết/ 69 sgk GV hỏi: Vì sao trong tự nhiên khí cacbonic CO2 thường tích tụ ở đáy giếng khơi hay đáy hang sâu? Gợi ý HS: Vì khí cacbonic nặng hơn không khí * Đối với tiết học sau: Chuẩn bị bài: “ Tính theo công thức hóa học “ Đọc phần I Có mấy bước tính thành phần phần trăm mỗi nguyên tố trong hợp chất? V.Rút kinh nghiệm TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC Bài 21-Tiết 30 Tuần dạy:15 I. Mục tiêu: 1.Kiến thức:Biết được -Ý nghĩa của CTHH cụ thể theo số mol, theo khối , theo thể tích (nếu là chất khí) -Các bước tính thành phần phấn trăm vế khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hóa học -Các bước lập CTHH của hợp chất khi biết thành phần phần tăm khối lượng của các nguyên tố tao nên hợp chất 2.Kĩ năng: -Dựa vào công thức hóa học + Tính được tỉ lệ số mol, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố và hợp chất +Tính thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố khi biết công thức hóa học của một số hợp chất và ngược lại - Xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố tạo nên hợp chất 3.Thái độ: -Giáo dục tinh thần hứng thú trong học tập, say mê tìm hiểu. II.Trọng tâm -Xác định tỉ lệ tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố ,phần trăm về khối lượng của các nguyên tố, khối lượng mol của chất từ công thức hóa học cho trước III. Chuẩn bị: 1.Giáo viên: bảng phụ ghi bài tập hoặc phiếu học tâp 2.học sinh: xem trước bài học ở nhà IV. Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện 2. Kiểm tra miệng: Câu1: Viết công thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và công thức tính tỉ khối của khí A so với không khí (4đ) Áp dụng: Tính tỉ khối của khí CH4 và khí N2 so với hidro (6đ) Đáp án: 1. công thức tính tỉ của khí A so với khí B: MA MA dA/B = ; dA/KK = MB 29 M CH4 = 16 g ; M N2 = 14 x 2 = 28 g Áp dụng: dCH4/ H2 = = 8 dN2/ H2 = = 14 Câu2: Tính khối lượng mol của khí A và khí B, biết tỉ khối của khí A so với là: 13 Có mấy bước tính thành phần phần trăm mỗi nguyên tố trong hợp chất? (10đ) Giải: MA = dA/ H2 x M H2 = 13 x 2 = 26 (g) -Các bước tìm thành phần % +Tìm khối lượng mol (M) của hợp chất +Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất +Tìm thành phần theo khối lượng của mỗi nguyên tố 3. Bài mới: Hoạt động Gv -HS Nội dung bài học Hoạt động 1:Gv giới thiệu bài như sgk Hoạt động 2 GV: Nếu biết công thức đồng sunfat là CuSO4 thì khi tính % các nguyên tố trước hết phải làm gì? HS: Tìm phân tử khối của CuSO4. ( à M CuSO4 = 160 g ) GV: Tiếp theo khẳng định lượng mỗi nguyên tố HS: Khối lượng: mCu = 64 ; mS = 32 ; mO = 64 GV: Tỉ lệ khối lượng 3 nguyên tố HS: mCu : mS : mO = 64 : 32 : 64 = 2 : 1 : 2 GV: Tính thành phần % mỗi nguyên tố % Cu = % O = . 100% = 40% ( hay bằng . 100% = 40% ) % S = . 100% = 20% (hay từ tỉ lệ 2 : 1 suy ra 20% ) GV: Gọi HS làm ví dụ 2: Tính thành phần % khối lượng oxi trong SO3 HS: SO3 = 80 đ v. C à M SO3 = 80 (g ) mO = 16 x 3 = 48 g Thành phần % khối lượng oxi là: %O = . 100% = 60% Từ đó HS rút ra cách tính thành phần % khối lượng của các nguyên tố GV: nhắc lại HS: đọc ghí nhớ, ghi vào tập. Hoạt động 3: Luyện tập: BT 1: GV phát phiếu học tập Tính thành phần % các nguyên tố trong các chất: Fe2O3 Mg(OH)2 NaOH Fe2(SO)3 Các nhóm thảo luận thực hiện phép tính vào bảng nhóm HS: a) Trong Fe2O3: %Fe = 70% ; %O = 30% b) Trong Mg(OH)2 %Mg = 41,38%; %O = 55,17%; %H = 3,45% c) Trong NaOH: %Na = 57,5% ; %O = 40%; %H = 2,5% d) Trong Fe2(SO)3: %Fe = 28% ; %S = 24% ; %O = 48% HS lên bảng thực hiện. -Gv cho hs nhân xét -Gv sữa chữa I. Biết công thức hợp chất, hãy Tính thành phần phần trăm nguyên tố trong hợp chất. VD: M SO3 = 80 (g ) mO = 16 x 3 = 48 g mS = 32x1 =32g %O = . 100% = 60% %S = 100%-60% = 40% (hay (32:80)x100% =40%) Các bước tiến hành: Tìm khối lượng mol (M) của hợp chất Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất Tìm thành phần theo khối lượng của mỗi nguyên tố @Bài tập áp dụng BT1: Giải a) Trong Fe2O3: %Fe = 70% ; %O = 30% b) Trong Mg(OH)2 %Mg = 41,38%; %O = 55,17%; %H = 3,45% c) Trong NaOH: %Na =57,5% ;%O= 40%; %H = 2,5% d) Trong Fe2(SO)3: %Fe = 28% ; %S = 24% ; %O = 48% 4.Câu hỏi , bài tập củng cố: Trong các quặng sắt có chứa: Fe2O3; Fe3O4; FeS2; Hỏi chất nào chứa nhiều sắt hơn? Đáp án: %Fe trong Fe2O3 : %Fe = = 70% %Fe trong Fe3O4 : %Fe = = 72,41% %Fe trong FeS2 : %Fe = = 46,67% Vậy trong 4 loại trên Fe3O4 có chứ hàm lượng Fe cao nhất -Có mấy bước tính thành phần% của nguyên tố có trong hợp chất? 5. Hướng dẫn HS tự học: *Đối với bài học hôm nay: -Học bài, làm BT 1, 3/ 71 sgk Hướng dẫn bài tập 3/71 - Chỉ số cho ta biết số ng.tử (số mol) trong hợp chất * Đối với bài học sau: -Xem lai cách giải các dạng toán và lí thuyết để ôn tập hkI V.Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • doctiet 2930 hoa 8.doc