Bài giảng Bài 21: sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

- Khái niệm về sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.

- Cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.

2. Kĩ năng:

- Quan sát một số thí nghiệm và rút ra nhận xét về một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.

- Nhận biệt được hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2749 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 21: sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 14 Ngày soạn: 15/11/2013 Tiết : 27 Ngày dạy: 19/11/2013 Bài 21: SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI VÀ BẢO VỆ KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: Biết được: - Khái niệm về sự ăn mòn kim loại và một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại. - Cách bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. 2. Kĩ năng: - Quan sát một số thí nghiệm và rút ra nhận xét về một số yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại. - Nhận biệt được hiện tượng ăn mòn kim loại trong thực tế. - Vận dụng kiến thức để bảo vệ một số đồ vật bằng kim loại trong gia đình. 3. Thái độ: - Giúp HS yêu thích bộ môn hóa học. Rèn luyện tính quan sát, cẩn thận, khéo léo. Hiểu được mối quan hệ giữa các chất trong tự nhiên.Giáo dục tính tiết kiệm .. trong học tập và thực hành hoá học . 4. Trọng tâm: - Khái niệm ăn mòn kim loại và các yếu tố ảnh hưởng . - Biện pháp chống ăn mòn kim loại . II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy – học : a.Giáo viên: Đinh sắt bị gỉ hoặc miếng sắt bị rỉ. Các thí nghiệm như hình 2.19. b. Học sinh: Xem trước nội dung bài học trước khi lên lớp. 2. Phương pháp: Trực quan – Thảo luận nhóm – đàm thoại. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1.Ổn định lớp(1’): 9A5 .................................................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ (6’): - HS1: Nêu khái niệm gang thép? So sánh thành phần, tính chất và ứng dụng của gang và thép? - HS2: Nêu nguyên liệu và nguyên tắc sản xuất thép? Viết các phương trình phản ứng xảy ra? 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Qua các phương tiện thông tin đại chúng và qua cả thực tế thì các em đã biết rằng hàng năm thế giới mất đi khoảng 15% lượng gang thép luyện được do kim loại bị ăn mòn. Vậy,sự ăn mòn kim loại là gì? Tại sao kim loại lại bị ăn mòn? Có những biện pháp nào để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn? Để giải quyết được vấn đề này thì chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay. b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1:Tìm hiểu thế nào là sự ăn mòn kim loại?(10’) -GV: Yêu cầu HS từ sự quan sát các đồ vật xung quanh, hãy kể ra các đồ vật bị gỉ . -GV: Yêu cầu HS nhận xét. -GV: Yêu cầu HS dùng tay bẻ miếng sắt gỉ, quan sát màu sắc của nó và nhận xét. -GV:Thông báo hiện tượng kim loại bị gỉ như trên được gọi là sự ăn mòn.Vậy sự ăn mòn là gì?Nguyên nhân của sự ăn mòn đó? Giải thích nguyên nhân gây ra sự ăn mòn đó? -GV: Bổ sung và kết luận. -HS: Trả lời( các chi tiết của xe đạp, chấn song cửa sổ) -HS: Nhiều đồ vật làm bằng kim loại thường bị gỉ. -HS:Làm theo yêu cầu của GV và nhận xét(gỉ sắt có màu nâu,giòn xốp, dễ bị gẫy, vỡ vụn, không còn có vẻ sáng ánh kim nữa à không còn tính kim loại. -HS : Nghe giảng và trả lời. - HS: Ghi bài. I. THẾ NÀO LÀ SỰ ĂN MÒN KIM LOẠI - Sự phá huỷ kim loại, hợp kim do tác dụng hoá học trong môi trường được gọi là sự ăn mòn kim loại . Hoạt động 2: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại(10’). -GV: Chuẩn bị sẵn thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát hiện tượng,nhận xét và giải thích? -GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận từ các hiện tượng trên? -GV: Bổ sung và kết luận. -GV: Thông báo: Thực nghiệm cho thấy: ở nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn. - GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ. - HS: Quan sát hiện tượng thí nghiệm và nhận xét và giải thích các hiện tượng xảy ra. -HS: Sự ăn mòn kim loại phụ thuộc vào các thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc. -HS: Ghi bài. -HS: Nghe giảng và ghi nhớ. - HS: Liên hệ thực tế. II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG 1. Ảnh hưởng của các chất trong môi trường. 2. Anh hưởng của nhiệt độ: - Ở nhiệt độ cao sẽ làm cho sự ăn mòn kim loại xảy ra nhanh hơn. Hoạt động 3: Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng kim loại không bị ăn mòn?(10’) -GV : Tổ chức thảo luận nhóm trong 5’ trả lời câu hỏi sau:Từ nội dung đã nghiên cứu ở trên và thực tế đời sống mà các em đã biết. Hãy nêu một số biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn và giải thích ? -GV: Bổ sung và kết luận. -HS thảo luận nhóm trong 5’ và cử đại diện nhóm để trả lời (ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường, chế tạo hợp kim không bị ăn mòn...) - HS: Ghi bài. III. LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẢO VỆ CÁC ĐỒ VẬT BẲNG KIM LOẠI KHÔNG BỊ ĂN MÒN: - Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường như sơn mạ, bôi dầu mỡ lên trên bề mặt kim loại. - Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn ví dụ như cho thêm vào thép một số kim loại như crom, niken… 4. Củng cố - dặn dò (8’) a. Củng cố (7’): - Yêu cầu HS đọc mục “Em có biết?’’ SGK/66. - GV hướng dẫn HS làm các bài tập SGK/66. b. Dặn dò (1’): - Bài tập về nhà:2,3,4,5SGK/67. - Chuẩn bị trước nội dung: “ Bài luyện tập chương 2”. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • doctiet 27 hoa 9.doc