1) Mục đích yêu cầu − Trọng tâm :
– Học sinh biết phân loại hợp chất hữu cơ theo sự biến đổi phân tử.
– Đặc điểm của phản ứng hóa học trong hóa học hữu cơ.
2) Đồ dùng dạy học :
Bộ lắp ráp mô hình phân tử chất hữu cơ
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2342 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 23 : phản ứng hữu cơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾT : .
BÀI 23 : PHẢN ỨNG HỮU CƠ.
Mục đích yêu cầu − Trọng tâm :
Học sinh biết phân loại hợp chất hữu cơ theo sự biến đổi phân tử.
Đặc điểm của phản ứng hóa học trong hóa học hữu cơ.
Đồ dùng dạy học :
Bộ lắp ráp mô hình phân tử chất hữu cơ.
Tiến trình – Bài giảng :
Phương pháp
Nội dung
I. PHÂN LOẠI HỢP CHẤT HỮU CƠ :
Dựa vào sự biến đổi phân tử hợp chất hữu cơ ® phân ra các loại phản ứng hữu cơ sau:
1. Phản ứng thế : là phản ứng hóa học trong đó 1 hoặc 1 nhóm nguyên tử ở phân tử hữu cơ bị thế bởi 1 hoặc 1 nhóm nguyên tử khác.
TD1: Phản ứng của Metan với clo :
.
TD2: Thay thế nhóm OH của axit bằng nhóm bằng nhóm của ancol etylic.
TD3: Phản ứng của ancol etylic với axit HBr tạo thành Etyl bromua.
.
2. Phản ứng cộng : là phản ứng trong đó phân tử hợp chất hữu cơ kết hợp với phân tử khác tạo thành phân tử hợp chất mới.
TD1: Phản ứng của etilen với brom (trong dd) :
.
TD2: Phản ứng của axetilen với hidro clorua.
.
3. Phản ứng tách : là phản ứng trong đó 2 hay nhiều nguyên tử bị tách ra khỏi phân tử hợp chất hữu cơ.
TD1: Tách nước (đehidrat hóa) ancol etylic để điều chế etilen trong PTN :
TD2: Tách hidro (đehidro hóa) ankan điều chế anken.
· Ngoài ra còn có : PƯ phân hủy, PƯ đồng phân hóa, PƯ oxi hóa, …
II. ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẢN ỨNG HÓA HỌC TRONG HÓA HỌC HỮU CƠ :
1. Phản ứng của các chất hữu cơ thường chậm, do các liên kết trong phân tử các chất hữu cơ ít phân cực nên khó bị phân cắt. TD: PƯ ester hóa của C2H5OH với CH3COOH. (còn PƯ vô cơ nhanh – TD : NaOH+HCl).
2. Phản ứng hữu cơ thường sinh ra hỗn hợp sản phẩm (Do các LK trong PT chất HC có độ bền khác nhau không nhiều, trong cùng ĐK ® có nhiều LK khác nhau bị phân cắt ® tạo nhiều SP khác nhau). TD: Cl2 + CH4 với ánh sáng khuếch tán ® cho hỗn hợp : CH3Cl, CH2Cl2, CHCl3, …
CỦNG CỐ :
Thế nào là phản ứng thế, phản ứng cộng, phản ứng tách. Ví dụ ?
BÀI TẬP : 1 , 2 , 3, 4 (Sách Giáo Khoa 11− Trang 105) + Đề cương Hóa 11.
File đính kèm:
- Chuong4-Bai23(PhanUngHuuCo).DOC