Bài giảng Bài 23: thực hành tính chất hoá học của nhôm và sắt tiết 29

1. Kiến thức: Biết được:

Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

- Nhôm tác dụng với oxi.

- Sắt tác dụng với lưu huỳnh.

- Nhận biết kim loại nhôm và sắt

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2651 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 23: thực hành tính chất hoá học của nhôm và sắt tiết 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 Ngày soạn : 22/11/2013 Tiết 29 Ngày dạy: 25/11/2013 Bài 23: THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT I. MỤC TIÊU: Sau bài này HS phải: 1. Kiến thức: Biết được: Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: - Nhôm tác dụng với oxi. - Sắt tác dụng với lưu huỳnh. - Nhận biết kim loại nhôm và sắt. 2. Kĩ năng: - Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên. - Quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng thí nghiệm và viết được các phương trình hoá học. - Viết tường trình thí nghiệm. 3. Thái độ: - Rèn tính cẩn thận khi làm thí nghiệm. 4. Trọng tâm: - Phản ứng của nhôm với oxi. - Phản ứng của sắt với lưu huỳnh. - Nhận biết nhôm và sắt. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy - học: a. GV: - Hoá chất: bột nhôm, Fe bột, S, dung dịch NaOH - Dụng cụ: Bìa cứng, ống nghiệm, đèn cồn. b. HS: - Chuẩn bị mẫu bài thu hoạch. 2. Phương pháp: Đàm thoại – Thảo luận nhóm – Trực quan. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng 9A1 …………….. …………………………………… 9A2 …………….. …………………………………… 9A3 …………….. …………………………………… 9A4 …………….. …………………………………… 9A6 …………….. …………………………………… 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: GV cho học sinh nhắc lại tính chất hóa học của nhôm và sắt. Vậy để nắm các em nắm được các hiện tượng tính chất hóa học của nhôm và sắt rõ hơn. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay: b. Các hoạt động chính: Hoạt động của GV Hoạt đông của HS Hoạt động 1. Kiểm tra sự chuẩn bị của HS(3’). -GV: Kiểm tra sự chuẩn bị bảng tường trình của học sinh ở nhà. - GV: Nhận xét sự chuẩn bị của học sinh. - HS: Lấy bảng tường trình cho GV kiểm tra. - HS: Lắng nghe. Hoạt động 2. Hướng dẫn thực hành(10’). - GV: Hướng dẫn tiến hành TN: Lấy khoảng ½ thìa con bột nhôm vào tờ giấy cứng, khẽ khum tờ giấy chứa bột nhôm. Gõ nhẹ tờ giấy để bột nhôm rơi xuống ngọn đèn cồn. - GV lưu ý: Khum tờ giấy chứa bột nhôm, gõ nhẹ để bột nhôm rơi đều và từ từ trên ngọn lửa đèn cồn. Và sấy khô bột nhôm trước khi làm thí nghiệm. - GV: Hướng dẫn thí nghiệm: Lấy một thìa nhỏ hỗn hợp bột lưu huỳnh vào bột sắt ( đã trộn đều theo tỉ lệ 1:3 về thể tích trên bìa cứng). Cho hỗn hợp vào ống nghiệm khô, sạch, kẹp thẳng đứng ống nghiệm trên giá thí nghiệm. Hơ nóng đều ống nghiệm, sau đó đưa tập trung vào đáy, đến khi có đốm sáng đỏ xuất hiện thì bỏ đèn cồn - GV: Hướng dẫn thí nghiệm: Cho một ít bột mỗi KL vào từng ống nghiệm, cho tiếp khoảng 2- 3ml dd NaOH vào từng ống nghiệm, dùng đũa thuỷ tinh khuấy nhẹ, để ống nghiệm trên giá ống nghiệm. -HS: Quan sát các thao tác thí nghiệm của GV, ghi nhớ các thao tác chuẩn bị thực hành. -HS: Nghe và ghi nhớ những lưu ý của GV. - HS: Quan sát các thao tác thí nghiệm của GV, ghi nhớ các thao tác chuẩn bị thực hành. - GV: Quan sát các thao tác thí nghiệm của GV, ghi nhớ các thao tác chuẩn bị thực hành. Hoạt động 3. Thực hành của HS (25’). -GV: Cho HS các nhóm lấy dụng cụ thực hành. - GV: Yêu cầu các nhóm thực hành từng thí nghiệm và sau đó báo cáo kết quả từng thí nghiệm. - GV: Theo dõi học sinh làm thí nghiệm và uốn nắn những thao tác sai. Luu ý cho Hs phải đảm bảo thí nghiệm thành công. -HS: Lấy dụng cụ thực hành. - HS: Làm thí nghiệm và báo cáo kết quả thí nghiệm. - HS: Lắng nghe và sửa sai( nếu có) 3. Nhận xét – dặn dò(6’) : - Hướng dẫn HS thu dọn hoá chất, dụng cụ sau buổi thực hành. - Nhận xét buổi thực hành, nhận xét tinh thần làm việc của các nhóm trong buổi thực hành. - Dặn các em chuẩn bị bài mới tính chất của phi kim. IV. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTiet 29 Thuc hanh TCHH cua nhom va sat.doc
Giáo án liên quan