I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
• Học sinh ôn lại
- Sự giống và khác nhau về cấu hình electron nguyên tử, tính chất cơ bản của cacbon và silic
- Sự giống và khác nhau về thành phần phân tử, cấu tạo phân tử, tính chất cơ bản giữa các hợp chất CO2 và SiO2, H2SiO3, muối CO32-
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 5195 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 24: luyện tập các tính chất của cacbon, silic và hợp chất của chúng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh viên Đặng Thị Hoài Linh
Lớp K60A
Bài 24: LUYỆN TẬP
TÍNH CHẤT CỦA CACBON, SILIC VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
Mục tiêu bài học
Về kiến thức
Học sinh ôn lại
Sự giống và khác nhau về cấu hình electron nguyên tử, tính chất cơ bản của cacbon và silic
Sự giống và khác nhau về thành phần phân tử, cấu tạo phân tử, tính chất cơ bản giữa các hợp chất CO2 và SiO2, H2SiO3, muối CO32-
Về kĩ năng
- So sánh cấu hình electron, tính chất cơ bản của C và Si; giữa các hợp chất tương ứng.
- Viết các phương trình minh họa cho những kết luận về sự giống nhau và khác nhau giữa các đơn chất và các hợp chất.
- Giải bài tập: các chất có trong hỗn hợp
3. Thái độ : Nghiêm túc, tích cực
Chuẩn bị
Chuẩn bị của giáo viên :
Giáo án
Máy tính, máy chiếu, bảng phụ
Hệ thống câu hỏi và bài tập (SGK)
Một số bài tập tổng hợp
Chuẩn bị của học sinh
Tổng kết kiến thức theo bảng
Chuẩn bị các bài tập theo SGK
Phương pháp dạy học chính :
Đàm thoại
Tổ chức hoạt động dạy học
Ổn định tổ chức lớp và kiểm tra sĩ số
Nội dung bài học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần nắm
Hoạt động 1:
Ôn tập về lí thuyết
- Nội dung bài luyện tập HS đã chuẩn bị ở nhà nên GV tổ chức trò chơi
GV: Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm cử một đại diện lên bốc thăm phần công việc của nhóm :
hoàn thành bảng so sánh vào tờ bảng phụ GV đã chuẩn bị sẵn
HS: Lập theo bảng đã chuẩn bị trước
GV: Các em đã có nội dung chuẩn bị ở nhà nên mỗi nhóm có 5 phút hoàn thành bảng
HS:
-Nhóm 1: bảng 1 Nhóm 2 : bảng 2 Nhóm 3 : bảng 3 Nhóm 4 : bảng 4
GV : sau khi các nhóm hoàn thành xong HS đối chiếu với bài chuẩn bị của mình ở nhà nhận xét và bổ sung cho nhóm khác . Nhóm nào hoàn thành nhanh và chính xác, có nhiều đóng góp hay cho nhóm bạn sẽ được cộng điểm.
Nhóm hoạt động tích cực và hiệu quả nhất được cộng 2 điểm vào bài kiểm tra 15 phút , nhóm nhì cộng 1,5 ; nhóm 3 cộng 1 điểm; nhóm 4 bị phạt hát 1 bài hát tập thể, hát tốt cộng 0,5.
HS : nhận xét và nêu ý kiến của mình
GV đưa đáp án chính xác lên máy chiếu. Nhận xét.Đánh giá và cho điểm từng nhóm
Hoạt động 2:
Bài tập vận dụng
GV : các em làm 1 số bài tập trong SGK
HS : trả lời bài lí thuyết (bài 2-câu a, bài 3 )
- cùng làm các bài tập còn lại ra vở, một vài em lên bảng mỗi em 1 bài
_HS khác nhận xét đánh giá nêu các phương án giải khác
GV Giao bài tập về nhà
HS ghi bài tập và nghe hướng dẫn làm bài tập
GV Nhắc lại vấn đề trọng tâm để các em chuẩn bị cho bài kiểm tra sắp tới
A. KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG:
1. So sánh tính chất của cacbon và silic
Các tính chất
Cacbon
Silic
Cấu hình e nguyên tử
1s22s22p2
1s22s22p23s23p2
Các số oxi hóa có thể có
-4, 0, +2, +4
-4, 0, +2, +4
Các dạng thù hình
Kim cương, than chì, fuleren, cacbon vô định hình
Silic tinh thể và
Silic vô định hình
Tính khử
khi đốt nóng
C + O2 → CO2
Không phản ứng
ở nhiệt độ cao
Si + O2 → SiO2
Si + 2F2 → SiF4
Tính oxi hóa
Khi đốt nóng
Tạo muối cacbua
Không phản ứng
Tạo muối silixua
2. So sánh tính chất oxit:
Tính chất
CO
CO2
SiO2
Số oxi hóa
+ 2
+4
+4
Trạng thái
Khí, rất độc
Chất khí
Tinh thể
Tính chất hóa học
-Oxit trung tính
-Có tính khử mạnh
-Oxit axit.
-Có tính oxi hóa
-Tác dụng kiềm nóng chảy
-Tác dụng với dd HF:
SiO2 + 4HF →
SiF4 + H2O
3; So sánh tính chất của H2CO3 và H2SiO3
H2CO3
H2SiO3
Độ bền
Không bền, phân hủy thành CO2 và H2O
Là dạng axit rắn, ít tan trong nước
Tính axit
Là axit yếu trong dung dịch phân li hai nấc
Là axit rất yếu, yếu hơn cả axit cacbonic
4 : So sánh tính chất của muối cacbonat và muối silicat
Muối cacbonat
Muối silicat
Tính tan trong nước
Muối cacbonat của kim loại kiềm dễ tan trong nước và bền với nhiệt. Muối của các kim loại khác dễ tan
Muối silicat cảu kim loại kiềm dễ tan trong nước
Tác dụng với axit
Tác dụng hầu hết các axit giải phóng CO2
HCO3- +H+→
CO2 +H2O
Hầu hết axit
Na2SiO3+CO2+H2O→ Na2CO3 +H2SiO3
Tác dụng với nhiệt
Kém bền nhiệt
CaCO3t→ CaO+ CO2
Ca(HCO3)2→CaCO3
+CO2 +H2O
Bền, nhiệt phân ở nhiệt độ rất cao
-Na2SiO3, K2SiO3 là thủy tinh lỏng
B. BÀI TẬP
I. Trắc nghiệm
Câu 1 :Nguyên tử của hai nguyên tố cacbob và silic đều có
Cấu hình electron giống nhau
Cùng điện tích hạt nhân và số electron gần bằng nhau
Bán kính nguyên tử và độ âm điện tương tự nhau
Cấu hình electron lớp ngoài cùng tương tự nhau và đều có độ âm điện nhỏ hơn nitơ
Đáp án D
Câu 2 Cacbon và silic cùng phản ứng với tất cả các chất trong nhóm sau đây
HNO3(đặc, nóng), HCl, NaOH
O2, HNO3(loãng), H2SO4(đặc, nóng )
NaOH, Al, Cl2
Al2O3, CaO, H2
Đáp án C
Câu 3 Cho 115g hỗn hợp ACO3, B2CO3 và R3CO3 tan hoàn toàn trong dung dịch HCL, thấy thoát ra 0.448l khí CO2(đktc). Cô cạn dung dịch sẽ thu được một lượng muối khan có khối lượng:
a.118 b.115,11 c.115,22 d. 117,22
Câu 4 : Để khắc chữ hay vẽ hình lên thủy tinh người ta dùng dung dịch HF là do
HF là axit rất mạnh, hòa tan được thủy tinh
HF tạo chất phức khi hòa tan với thủy tinh
HF tạo được liên kết hidro khác với axit khác
HF tạo với Si howph chất tan
II.Tự luận
Câu 1 :Trình bày phương pháp tách Fe2O3 ra khỏi hỗn hợp Fe2O3, Al2O3,SiO2 ở dạng bột.
Cho hỗn hợp tác dụng với NaOH đặc nóng. Fe2O3 không tan, phải lọc tách được Fe2O3. Al2O3 và SiO2 do phản ứng:
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
SiO2 + 2NaOH → Na2SiO3 + H2O
Bài 2 ( trang 100 – SGK)
Đs: a,CO cháy được trong khí quyển do CO là chất khử mạnh dễ tác dụng với chất oxi hóa mạnh O2 theo phương trình CO +O2 →CO2
-CO2 không cháy được do CO2 là chất oxi hóa
Bài 6 ( trang 100 – SGK)
Đs:
CO2 ® Ca2CO3 ® Ca(HCO3)2 ® CO2® C→CO→CO2
: CaO, Ca(OH)2
HCl vừa đủ, hay axit khác
Nhiệt phân hay dùng axit mạnh
Mg
O2 thiếu
O2 dư
Bài 7 ( trang 100 – SGK)(hướng dẫn )
Các phản ứng Mg với SiO2 tạo Si và Mg, Si sinh ra tác dụng với NaOH tạo khí H2
Bài mở rộng (về nhà )
Câu 1 :Khi cho axit clohidric tác dụng vừa đủ với 3,8g hỗn hợp hai muối Na2CO3 và NaHCO3, thu được 0,896 lít khí (ở điều kiện tiêu chuẩn)
a.Xác định thành phần phần trăm hỗn hợp muối ban đầu
b.tính thể tích dung dịch axit clohidric 20%(D=1,1 g/cm3) đã phản ứng
Dạng 1 CO2 tác dụng với kiềm
Cho 6,72 lít khí CO2 (đktc) tác dụng với V(lít ) dung dịch Ca(OH)22M thu đươc 10 gam kết tủa, và dung dịch X. Đun nóng dung dịch X thu được 10 gam kết tủa nữa. Tìm V
Dạng 2 CO khử hỗn hợp oxit kim loại đứng sau Al
Dùng V(lít )khí CO khử hoàn toàn 2,4 gam (CuO, Fe2O3) thu được hỗn hợp khí Y có dY/H2 =1.407. Hỗn hợp khí Y phản ứng vừa hết với 200 ml NaOH 0,2M . tìm V( biết chỉ tạo ra muối cacbonat )
File đính kèm:
- bai 24 cac bon.doc