Bài giảng Bài 24. tính chất của oxi tiết 1 tuần 19

1. Kiến thức: Biết được:

 - Tính chất vật lí của oxi: Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí.

 - Tính chất hoá học của oxi : oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao: tác dụng với nhiều phi kim (S, P.).

 - Sự cần thiết của oxi trong đời sống

 

doc5 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 24. tính chất của oxi tiết 1 tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Ngày soạn: 05/01/2013 Tiết 37 Ngày dạy: 07/01/2013 Bài 24. TÍNH CHẤT CỦA OXI (T1) I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải: 1. Kiến thức: Biết được: - Tính chất vật lí của oxi: Trạng thái, màu sắc, mùi, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí. - Tính chất hoá học của oxi : oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao: tác dụng với nhiều phi kim (S, P...). - Sự cần thiết của oxi trong đời sống 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi S, P, C, rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của oxi. - Viết được các PTHH. - Tính được thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. 3. Thái độ: - Gây hứng thú học tập bộ môn, tính cẩn thận, khoa học, chính xác. 4. Trọng tâm: - Tính chất vật lí của oxi và một phần tính chất hóa học của oxi(tác dụng với phi kim). II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên: - Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, bình tam giác, quẹt, muôi đốt. - Hoá chất: Khí oxi, S, P. b. Học sinh: Tìm hiểu nội dung tiết học trước khi lên lớp. 2. Phương pháp: Trực quan, vấn đáp, làm việc nhóm, làm việc cá nhân. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 1. Ổn định lớp(1’): 8A1:…….............................................................................................…… 8A2:......................................................................................................…… 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Vào bài mới: * Giới thiệu bài:(1') Những người thợ lặn, phi công, bệnh nhân khó thở rất cần khí oxi ® con người rất cần khí oxi trong sự hô hấp, nếu không có khí ôxi trên trái đất sẽ không có sự sống. Vậy khí oxi là chất khí như thế nào? Có những tính chất gì? Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Tính chất vật lí (20’). biến nhất ( chiếm 49,4%) khối lượng vỏ trái đất. - GV: Cho HS quan sát lọ đựng khí oxi. Yêu cầu HS nhận xét màu sắt khí oxi? -GV: Hãy mở nút lọ đựng khí oxi, nhận xét mùi, vị của khí oxi? - GV: Yêu cầu HS nhận xét khả năng hoà tan của oxi trong nước. - GV: Cho HS so sánh tỉ khối của oxi với không khí? - GV: Hoá lỏng khí oxi ở – 183 0c, oxi lỏng có màu xanh nhạt. - GV: Yêu cầu HS rút ra kết luận về tính chất vật lí của oxi? -HS: KHHH: O; NTK: 16 CTHH: O2; PTK: 32 -HS: Ở trong không khí, nước, đất đá, cơ thể người, động vật và thực vật … -HS: Nghe giảng và ghi nhớ. -HS: Quan sát và nhận xét: không màu. -HS: Không mùi, không vị. - HS: Oxi tan ít trong nước . HS: -HS: Lắng nghe và ghi nhớ. -HS: Rút ra kết luận và ghi vở I- TÍNH CHẤT VậT LÍ: - Khí oxi là chất khí không màu , không mùi ,không vị. - Ít tan trong nước. - Nặng hơn không khí . - Oxi hoá lỏng ở – 183 oc, ôxi lỏng có màu xanh nhạt. Hoạt động 2. Tính chất hoá học(15’). - GV: Biểu diễn thí nghiệm: O2 + S. Cho HS nhận xét? - GV: S cháy trong oxi tạo ra khí lưu huỳnh đioxit ( khí sunfurơ) SO2. Yêu cầu HS viết PTHH xảy ra. -GV : Biểu diễn thí nghiệm: P + O2. Cho HS nhận xét? - GV: Khói trắng dạng bột tan được trong nước đó là điphotphopenta oxít P2O5. Yêu cầu HS lên bảng viết PTHH? -HS: Quan sát và nhận xét hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm. -HS: Viết PTHH sảy ra: -HS: P cháy trong oxi nhanh hơn, ngọn lửa sáng chói tạo ra khói trắng. -HS: Viết PTHH sảy ra: II- TÍNH CHÂT HOÁ HỌC: 1- Tác dụng với phi kim: a- Tác dụng với lưu huỳnh: b- Tác dụng với photpho: 4. Củng cố (7’): GV: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài học. GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 4, 6 SGK/84. 5. Nhận xét – dặn dò: (1’) a. Nhận xét: - Nhận xét khả năng tiếp thu bài của học sinh. - Đánh giá khả năng vận dụng kiến thưc vào bài tập b. Dặn dò: Làm bài tập 3, 5 SGK/ 84 . Chuẩn bị tiếp bài tính chất của oxi. IV. RÚT KINH NGHIỆM: …………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………….... Tuần 19 Ngày soạn: 10/01/2013 Tiết 38 Ngày dạy: 12/01/2013 BÀI 24: TÍNH CHẤT CỦA OXI (TT) I. MỤC TIÊU: Sau tiết này HS phải: 1. Kiến thức: - Tính chất hoá học của oxi : oxi là phi kim hoạt động hóa học mạnh đặc biệt ở nhiệt độ cao: tác dụng với hầu hết kim loại (Fe, Cu...) và hợp chất (CH4...). Hoá trị của oxi trong các hợp chất thường bằng II. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh phản ứng của oxi với Fe rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của oxi. - Viết được các PTHH. - Tính được thể tích khí oxi (đktc) tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng. 3. Thái độ: - Hình thành được tính cẩn thận , chính xác và ham thích bộ môn hoá học . 4. Trọng tâm: Tính chất hóa học của oxi II. CHUẨN BỊ 1. Đồ dùng dạy học: a. Giáo viên: Thí nghiệm Fe +O2 b. Học sinh: Đọc trước bài mới. 2. Phương pháp: - Trực quan, làm việc nhóm, làm việc cá nhân, thí nghiệm nghiên cứu. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp(1’) : 8A1:.......................................................................................................... 8A2:......................................................................................................... 2. Kiểm tra bài cũ(5’): Hãy mô tả lại thí nghiệm đốt phôtpho trong khí oxi và viết PTHH của lưư huỳnh và phôtpho cháy trong oxi ? 3. Vào bài mới: * Giới thiệu bài: (1') Ở tiết trước chúng ta đã biết oxi tác dụng được với phi kim. Vậy ngoài phi kim oxi còn có tính chất hóa học gì? Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Oxi tác dụng với kim loại (12’) - GV: Lấy một doạn dây sắt đưa vào lọ đựng oxi cho HS quan sát, nhận xét ? - GV: Dùng giấy quấn quanh dây sắt , đốt dây sắt cho đỏ và dưa vào lọ đựng oxi thì hiện tượng gì xảy ra ? - GV giải thích như vậy các hạt tia lửa được tạo thành từ phản ứng trên có màu nâu là sắt (II, III) oxit , có công thức hoá học là Fe3O4 (oxit sắt từ ) - GV: Cho HS lên bảng viết PTHH - HS: Không có hiện tượng gì xảy ra - HS: Dây sắt cháy mạnh , sáng chói và bắn ra xung quanh những hạt nhỏ. - HS: Nghe giảng. - HS: Viết PTHH 3Fe + 2O2 Fe3O4 2. Tác dụng với kim loại: 3Fe + 2O2 Fe3O4 Hoạt động 2. Tác dụng với hợp chất (15’) - GV: Giới thiệu ngoài tác dụng với đơn chất, oxi còn tác dụng với hợp chất ví dụ như khí mêtan. - GV : Cho HS thảo luận về các hiện tượng trong cuộc sống ( khí oxi tác dụng với khí mêtan ). - GV yêu cầu HS viết PTHH. -HS: Nghe giảng - HS: Thảo luận theo nhóm về các hiện tượng thường gặp trong cuộc sống. - Đại diện các nhóm trình bày. - Các nhóm khác có ý kiến nhận xét , bổ sung ( Chất khí đuợc hoá lỏng trong bình ga , trong bật lữa , chất khí trong túi bioga … cháy trong không khí tạo ra khí CO2 và H2O. -HS: Viết PTHH CH4 + 2O2 CO2 + 2 H2O 3. Tác dụng với hợp chất : Khí mêtan cháy trong không khí do tác dụng của oxi , toả nhiều nhiệt : CH4+2O2 CO2 + 2H2O Hoạt động 3: Luyện tập: (8') GV: Hướng dẫn HS làm bài tập 4: - Tính số mol P - Viết PTHH Xác định số mol O2 theo PTHH => số mol dư - Xác định số mol P => số mol P2O5 - Khối lượng P2O5 được tạo thành. - HS: Thực hiện theo các bước hướng dẫn của GV Bài 4/84 Số mol O2 12,4/31 = 0,4(mol) 4P + 5O2 2P2O5 a. 4mol 5mol 0,4mol 0,4.5/4mol Lượng Oxi có trong bình: 17/32 = 0,53(mol) Chất còn dư là O2, lượng dư là 0,53 - 0,5=0,03(mol) b. Chất được tạo thành là P2O5 Theo PTPƯ nP2O5 = 1/2nP = 0,4/2 = 0,2(mol) Khối lượng O2O5 được tạo thành: mP2O5 = 0,2 . 142 = 28,4 (gam) 4. Củng cố (2’): Hãy viết các PTHH thể hiện tính chất hoá học của oxi. GV hướng dẫn cho HS làm bài tập 5 SGK/84. 5. Nhận xét và dặn dò:(1') a. Nhận xét: - Nhận xét tinh thần thái độ học tập của các em. - Đánh giá khả năng vận dụng kiến thức vào bài tập. b. Dặn dò: Dặn các em làm bài tập 1, 2, 3, 5 SGK/84 . IV. RÚT KINH NGHIỆM: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docTuan 19 Hoa 8 tiet 37 38.doc