A.Mục tiêu
a.Kiến thức:
* Học sinh nắm được tính chất vật lí , hoá học của oxi
* Viết được PTHH của oxi với S , P , Fe
b.Kĩ năng:
*Nhận biết được khí oxi , biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi.
c.Thái độ :
59 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 24:tính chất của oxi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 37 + 38 Ngày soạn : Tuần : Ngày dạy:
Chương 4 : Oxi - Không khí
Bài 24:tính chất của oxi
A.Mục tiêu
a.Kiến thức:
* Học sinh nắm được tính chất vật lí , hoá học của oxi
* Viết được PTHH của oxi với S , P , Fe
b.Kĩ năng:
*Nhận biết được khí oxi , biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi.
c.Thái độ :
* Học sinh thấy được vai trò ,ý nghĩa khí Oxi ,có ý thức bảo vệ môi trưòng không khí trong lành.
B. Chuẩn bị
+Khí oxi , P , S , Fe
+Đèn cồn , ống nghiệm
C . Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV - HS
GV .Yêu cầu học sinh quan sát lọ đựng khí oxi được đậy nút :
H.Hãy nhận xét trạng thái, màu sắc,mùi của khí oxi ?
HS. Chất khí ,không màu ,không mùi
H.Tính tan của oxi trong nước ?
HS. ít tan trong nước.
H.Tỉ khối của oxi với không khí ?
HS. Nặng hơn không khí
H. Tóm lại khí Oxi có tính chất vật lí như thế nào ?
GV. Yêu cầu học sinh đọc hướng dẫn thí nghiệm sgk .
GV.Gọi một học sinh lên bảng làm thí nghiệm sau đó nhận xét hiện tượng thí nghiệm .
H.Viết PTHH xảy ra trong thí nghiệm nếu sản phẩm là SO2 ?
GV. Một số đơn chất phi kim khác cũng có pư với Oxi .
GV.- Yêu cầu học sinh đọc hướng dẫn thí nghiệm sgk .
-Gọi một học sinh lên bảng làm thí nghiệm sau đó nhận xét hiện tượng thí nghiệm .
H. Viết PTHH xảy ra ? ( khói trắng là P2O5).
GV. Biểu diễn thí nghiệm đốt sắt trong khí Oxi .
H.Nhận xét hiện tượng sắt cháy trong khí O xi?
HS. Sắt cháy trong khí Oxi khá mãnh liệt,tạo các hạt sáng.
GV.Hạt sáng đó là Fe3O4 ( FeO.Fe2O3 )
GV. Yêu cầu HS viết phương trình hoá học xảy ra .
GV. -Oxi tác dụng với khá nhiều hợp chất ( CH4, C2H5OH... )
- Giới thiệu các sản phẩm khi đốt một số hợp chất với Oxi.
H. Cho kết luận chung về tính chất hoá học của khí Oxi ? Điều kiện để cócác tính chất đó?
HS. Tác dụng được với các đơn chất và hợp chất ở điều kiện nhiệt độ .
Nội dung kiến thức
1. Tính chất vật lý .
+ Là chất khí không màu ,không mùi không, vị.Tan ít trong nước nặng hơn không khí và hoá lỏng ở – 1830c.
2. Tính chất hoá học
* Tác dụng với các đơn chất.
a. Tác dụng với lưu huỳnh
- Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt , còn cháy trong oxi mãnh liệt hơn
t0
PTHH: S + O2 -> SO2
b. Tác dụng với phốt pho
- Phốt pho cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt , còn cháy trong oxi mãnh liệt hơn
t0
PTHH: 4P + 5O2 -> 2P2O5
c. Tác dụng với kim loại :
t0
3 Fe + 2O2 -> Fe3O4
2 Mg + O2 -> 2MgO
* Tác dụng với hợp chất .
t0
CH4 + 2O2 -> CO2+ 2H2O
C2H5OH + 3O2 -> 2CO2 + 3H2O
D. Củng cố :
* Nêu các tính chất vật lí của khí Oxi?
* Hoàn thành sơ đồ phản ứng sau bằng cách viết các pt phản ứng phù hợp .
CO2
#
P2O5! O2 " Fe3O4
$
SO2
E.Về nhà : * Làm các bài tập trong SGK.
Tiết 39 Ngày soạn :
Tuần Ngày dạy :
Bài 25:sự oxi hoá - phản ứng hoá hợp
ứng dụng của oxi
A.Mục tiêu
a.Kiến thức:
* Hiểu được sự tác dụng của một chất với oxi là sự oxi hoá .
* Phân biệt được đâu là phản ứng hoá hợp .
* Úngdụng của khí oxi .
b.Kĩ năng:
* Rèn kĩ năng viết CTHH của oxi và PTHH tạo oxit .
B. Chuẩn bị - Bảng phụ
C. Hoạt động dạy học
1-Kiểm tra
- Viết các PT để nêu ra tính chất của khí O2?
2-Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
H.Lấy 2 ví dụ về tác dụng của oxi với đơn chất và hợp chất ?
H. Đặc điểm chung của 3 pư này ?
HS. Đều là sự tác dụng của một chất với Oxi .
=> Những phản ứng có đặc điểm như trên gọi là sự oxi hoá.
H. Vậy sự oxi hoá của một chất là gì ?
HS. Là sự tác dụng của một chất đó với Oxi.
H.Hãy ghi số chất phản ứng và số chất sản phẩm trong các phản ứng sau ? Từ đó tìm điểm chung các pư?
4P + 5O2 -> 2P2O5
2Fe + O2 -> 2FeO
CaO + H2O -> Ca(OH)2
Fe(OH)2 + O2 + 2H2O-> Fe(OH)3
GV: Những phản ứng trên gọi là phản ứng hoá hợp.
H. Vậy phản ứng hoá hợp là gì ?
Lấy ví dụ ?
GV đưa ra một số phản ứng khác cho học sinh xác định phản ứng hoá hợp
GV yêu cầu học sinh dựa vào hình sgk nêu các ứng dụng của oxi
H.Ngoài ra oxi còn có ứng dụng nào khác ?
H. Những ứng dụng đó dựa trên tính chất nào của oxi ?
I. Sự oxi hoá
Ví dụ :
t0
4P + 5O2 -> 2P2O5
2Fe + O2 -> 2FeO
CH4 + 2O2 -> CO2+ 2H2O
ĐN (SGK)
II. Phản ứng hoá hợp
Ví dụ : t0
4P + 5O2 -> 2P2O5
2Fe + O2 -> 2FeO
CaO + H2O -> Ca(OH)2
ĐN (sgk)
III. ứng dụng của oxi
Sự hô hấp
Sự đốt nhiên liệu
D. Củng cố :
* Hoàn thành các phản ứng sau :
CO + O2 -> CO2
KMnO4 -> K2MnO4 + MnO2 + O2
H2 + S -> H2S
Cu + O2 + HCl -> CuCl2 + H2O
H. Phản ứng nào là pư hóa hợp ? pư nào diễn ra sự Oxi hoá ? Vì sao ?
E.Về nhà.
+ Học thuộc các định nghĩa và làm bài tập trong SGK.
----------------------------------------------------------------------
Tiết40 Ngày soạn:
Tuần Ngày dạy:
Bài 26:oxit
A.Mục tiêu
1-Kiến thức:
* Học sinh biết và hiểu định nghĩa oxít .Phân laọi được oxit bazơ và oxit axit.
* Biết và đọc tên công thức oxit theo đúng loại .
2-Kĩ năng:
* Rèn kĩ năng viết CTHH của oxit và PTHH tạo oxit .
B. Chuẩn bị
Bảng phụ
C. Hoạt động dạy học.
1-Kiểm tra .
-Thế nào là sự oxi hoá?Cho ví dụ?
- phản ứng hoá hợp là gì?Viết PT minh hoạ?
2-Bài mới :Oxi có thể hoá hợp với nhiều đơn chất khác nhau.Sản phẩm tạo thành từ các phản ứng đó là các oxit.Vậy oxit là gì,oxit được phân loại và đọc tên như thế nào chúng ta cùng xét bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
GV: Yêu cầu học sinh trả lời 2 câu hỏi sgk
Kể tên 3 oxit mà em biết
Nhận xét thành phần các nguyên tố
H. Vậy oxit là gì ?
H.Hãy lấy một số oxit khác?
HS. Đưa ra một số ví dụ .
H. Dựa vào khái niệm hãy viết công thức tổng quát của oxit?
- Vận dụng :
* Lập công thức hoá học của Crôm (III) oxit và Đi PhốtphopentaOxit.
HS. Vận dụng qui tắc hoá trị làm bài
GV. Hai Oxit Cr2O3 và P2O5 là 2 Oxit khác loại nhau .Vậy Oxit được phân koại như thế nào ?
H.Oxit axit thường là oxit của loại nguyên tố nào với oxi ?
HS. Thường là oxit của Phi kim
GV. Bổ xung thêm về trường hợp của một số Oxit Phi kim nhưng không có Axit tương ứng nên không coi là Oxit Axit. Từ đó hoàn thiện cho hs khái niệm về Oxit Axit.
H.Đọc tên các oxit vừa phân loại?
K2O ; SO2 ; SiO2 ; CO2 ; Fe2O3
Làm bài sgk + sbt
GV.Đưa ra cách đọc tên oxit bazơ.Và đưa tình huống của các oxit sắt là FeO và Fe2O3 từ đó yêu cầu học sinh lưu ý khi đọc tên oxit bazơ của kim loại có nhiều hoá trị.
GV.Oxit axit thường đó là các oxit của phi kim ngoại trừ một vài trường hợp ngoại lê.
HS.áp dụng công thức đọc tên các oxit axit từ ví dụ.
I . Định nghĩa :
Ví dụ : CaO , CuO , Na2O, SO2...
*Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi .
II . Công thức của oxit
CTTQ : MxnOyII
Theo quy tắc hoá trị : n . x = II . y
x = 2
n = y
Nếu : n = II
x = y = 1
( x,y tối giản )
Ví dụ : Crôm (III) oxit
CrxOy => III.x = II.y
-> = -> x = 2
y = 3
Vậy công thức hoá học là : Cr2O3
- PxOy -> CTHH là P2O5
III . Phân loại oxit
1. Oxit axit
VD: CO2 ; SO2 ; SO3 ; P2O5 ....
Là oxit của phi kim
Mỗi oxit tương ứng với một axit
VD: CO2 -> H2CO3 ( Axit cacbonic )
SO2 -> H2SO3 ( Axit sunfurơ )
SO3 -> H2SO4 ( Axit sunfuric )
P2O5 -> H3PO4 ( Axit photphoric )
2 . Oxit bazơ
VD : Na2O ; MgO ; CaO
Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ
VD : Na2O -> NaOH ( Natrihiđroxit )
MgO -> Mg(OH)2 ( Magiehiđroxit )
CaO -> Ca(OH)2 ( Canxihiđroxit )
IV . Cách gọi tên
1 . Tên Oxit bazơ
Tên oxit = Tên nguyên tố KL + oxit
+Nếu nguyên tố KL có nhiều hoá trị thì đọc kèm cả hoá trị của nó sau tên nguyên tố kim loại .
2. Tên oxit axit.
Tên Oxit axit = Tên Phi kim + sốnguyên tử O + Oxit.
1-Mono ; 2 - đi ; 3 – tri
4– tetra ; 5 – penta
Ví dụ :Đọc tên các oxit có CTHH sau:
CO2 .......... SO2 ......... N2O5 .........
P2O5 .......... SO3 .........
D.Củng cố :
Cho các oxit sau: SO3 ; CuO ; CaO ; FeO ; Fe2O3 ;P2O5.
+ Phân loại và gọi tên ?
* Các oxit sau ,oxit nào không đúng với hoá trị II,III của Fe:
* Đọc tên các oxit :CO,Al2O3,CO2,N2O5,MnO,Na2O.
E.Về nhà:
Làm bài sgk + sbt.
Tiết 41 Ngày soạn
Tuần Ngày dạy
Bài 27 -điều chế khí oxi - phản ứng phân huỷ
A.Mục tiêu
1-Kiến thức: * HS biết phương pháp điều chế cách thu khí oxi trong PTN và cách sản suất khí oxi trong công nghiệp .
* HS biết phản ứng phân huỷ là gì ? và lấy ví dụ minh hoạ .
2-Kĩ năng: * HS có khả năng thực hành điều chế khí oxi trong PTN.
B. Chuẩn bị
1-Hoá chất : KMnO4 ; KClO3 ;
2-Dụng cụ: Đèn cồn ; ống nghiệm ; chậu nước ; ...
C. Hoạt động dạy học
1-Kiểm tra .
2-Bài mới
Oxi là đơn chất rất quan trọng cho sự sống và trong các ngành sản xuất.Vậy trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm oxi được điều chế và sản xuất như thế nào chúng ta cùng xét bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
GV: Yêu cầu học sinh nghiên cứu phần 1 cho biết:
H.Nguyên liệu điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm là gì ?
HS.Các chất giàu Oxi KMnO4 KClO3
H.Tại sao lại đi từ những nguyên liệu đó ?
H.Nêu cách tiến hành thí nghiệm ?
GV: Gọi một học sinh lên tiến hành thí nghiệm .
- Lớp nhận xét bổ xung
H.Từ thí nghiệm trên nêu hiện tượng phản ứng ?
H.Viết PTPƯ ?
H.Để kiểm tra có khí hiđro thoát ra không ta làm ntn ?
- Tương tự tiến hành thí nghiệm với KClO3 (nếu có)
H. Có mấy cách thu khí oxi ?
HS.Có 2 cách thu là cách đẩy nước và đẩy không khí.
Học sinh thực hiện các cách thu.
H.Khi thu cần chú ý những điều gì ?
GV : Cho học sinh đọc phần 2 sgk để nắm được cách sản xuất khí oxi trong công nghiệp
H. Từ những PTHH trên cho biết số chất tham gia và số chất sản phẩm ?
HS.Chỉ có một chất tham gia ,số chất sản phẩm có từ hai chất trở nên.
H.Chúng có đặc điểm chung là gì ?
H. Vậy phản ứng phân huỷ là gì ?
H.Cho ví dụ ?
H. Phản ứng phân huỷ khác với phản ứng hoá hợp ở chỗ nào ?
HS.Hai pư này trái ngược nhau.
H. Vậy dựa vào đâu để phân biệt 2 loại pư trên ?
I . Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm
1 . Thí nghiệm
a. Nguyên liệu : KMnO4 ; KClO3
b. Cách tiến hành
( SGK )
c. PTHH : to
2KMnO4 -> K2MnO4 + MnO2 + O2#
2. Cách thu khí oxi
- Đẩy không khí
- Đẩy nước
II . Sản xuất :
Sản xuất khí oxi từ không khí
Sản xuất từ nước
III . Phản ứng phân huỷ
ĐN ( SGK )
to
VD: CaCO3 -> CaO + CO2 ( quá trình nung vôi )
D . Củng cố :
*Chọn đáp án Đ
1.Chất khí nào sau đây không thể thu bằng cách đẩy không khí
A.CO2 B.SO3 C.CH4 D.O3
2.Phản ứng nào sau đây là pư phân huỷ
A.H2+O2->H2O B.H2O->H2+O2 C.HCl+NaOH->NaCl+H2O
3.Trong công nghiệp không chọn KMnO4 làm nguyên liệu để sản xuất O2 là vì
A.Khó tạo oxi B.Giá thành không thuận lợi C.Độc D.Tạo ít oxi
4.Chất nào dùng để làm nguyên liệu sản xuất oxi trong công nghiệp
A.KClO3 B.NaNO3 C.H2O D.KMnO4
E.Về nhà.
+Làm các bài tập còn lại trong SGK,xem trước cách tiến hành thí nghiệm bài 28.
---------------------------------------------
Tiết 42 - 43 Ngày soạn
Tuần Ngày dạy
Bài 28 - không khí - sự cháy
A.Mục tiêu tiết dạy.
1-Kiến thức:
* HS biết không khí là hỗn hợp của nhiều chất khí , thành phần của khôngkhí theo thể tích : 78% N2 ; 21% O2 ; 1% các khí khác .
* HS biết điều kiện của sự cháy , cách dập tắt sự cháy .
2-Kĩ năng:
* HS có khả năng thực hành thí nghiệm chứng minh thành phần của không khí.
B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
1-Hoá chất: KMnO4
2-Dụng cụ: Đèn cồn ; ống nghiệm ; chậu nước ; ...
C. Tổ chức dạy học.
1-Kiểm tra .
2-Bài mới
Trong không khí có nhiều khí khác nhauchúng có thể có hại,cũng có thể có lợi tuỳ thuộc vào thành phần của chúng.Vậy không khí có thành phần các khí như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
-GV biểu diễn thí nghiệm hình 4.7 sgk
Học sinh quan sát thí nghiệm và trả lời câu hỏi
H. Mực nước trong ống thuỷ tinh thay đổi như thế nào khi P không cháy nữa cháy?
HS.Mực nước trong ống dâng lên.
H. Chất nào ở trong ống đã tác dụng với P
H. Mực nước tăng lên 1/5 V giúp ta xác định được tỉ lệ của khí oxi trong không khí được không ?
HS.Thể tích nước dâng lên chính là thẻ tích của oxi đã cháy hết với P.
H.Chất khí còn lại trong ống nghiệm là gì ? Và chiếm 1 tỉ lệ là bao nhiêu ?
Vậy không khí là gì ?
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi ở phần này trong sgk
GV cho học sinh đọc mục I . 3 /96
H. Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành , tránh ô nhiễm ?
HS.Tự đưa ra các ý kiến giáo viên chốt lại
GV giới thiệu thêm về 1 số hình ảnh về ô nhiễm không khí
GV cho học sinh nhớ lại hiện tượng thí nghiệm đốt P , S trong oxi
H. Khi quan sát các thí nghiệm đó em nhận thấy hiện tượng gì
H.Vậy để nhận biết một chất cháy ta dựa vào dấu hiệu nào ?
Hs.Xem quá trình đó có tỏa nhiệt và phát sáng không.
H.Vậy sự cháy là gì ?
H.Sự cháy của một chất trong oxi và trong không khí có gì giống và khác nhau
H.Cho một số ví dụ về sự oxi hoá chậm trong tự nhiên?
Nếu học sinh không lấy được ví dụ giáo viên gợi ý từ thanh sắt bị han rỉ,viết pt.
H. Thế nào là sự oxi hoá chậm?
H. Sự oxi hoá chậm và sự cháy khác nhau ở chỗ nào ?
HS.Khác ở chỗ quá trình oxi hóa đó có hoặc không phát sáng.
H. Vậy sự oxi hoá chậm có thể chuyển thành sự cháy được không ?
H.Cách phòng tránh sự tự bốc cháy là gì ?
H.Hãy nêu các điều kiện phát sinh sự cháy ?
HS.Đủ nhiệt đến nhiệt độ cháy,đủ khí Oxi.
H.Muốn dập tắt sự cháy ta phải làm gì?
HS.Cắt đứt các điều kiện phát sinh sự cháy.
H. ởđịa phương em đã dùng những cách nào để dập tắt sự cháy ?
I . Thành phần của không khí
1. Thí nghiệm
a. Cách tiến hành
b. Nhận xét
- Mực nước trong ống thuỷ tinh dâng lên vạch thứ 2
- Chất khí còn lại không duy trì sự cháy
c. Kết luận : ( SGK )
VO2 = Vkk
2. Ngoài khí Oxi , Nitơ không khí còn chứa các chất khí khác , hơi nước …
3. Bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm
II. Sự cháy và sự oxi hoá chậm
1. Sự cháy
Là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng
2. Sự oxi hoá chậm
Là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng
3. Điều kiện phát sinh sự cháy và các biện pháp dập tắt sự cháy
a. Điều kiện phát sinh sự cháy
- Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy
- Phải có đủ khí oxi
b. Biện pháp dập tắt sự cháy
- Hạ nhiệt độ chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy
- Cách li chất cháy với oxi
D.Củng cố
*Giáo viên cho học sinh làm bài tập sau:
*Chọn kết luận đúng.
A.Trong không khí có 78%N2.21%O2,1% khí khác. Ê
B.Sự cháy và sự oxi hóa chậm có bản chất hóa học giống nhau.Ê
C.Muốn dập tắt sự cháy chỉ cần cách li đám cháy với oxi Ê
D.Sự cháy không ảnh hưởng gì đến không khí. Ê
E.Về nhà:
Làm các bài tập trong sgk,học nội dung ghi nhớ.
------------------------------------------
Tiết44 Ngày soạn
Tuần Ngày dạy
Bài 29 - luyện tập
A.Mục tiêu tiết dạy.
1-Kiến thức:
* Củng cố , hệ thống hoá các kiến thức và các khái niệm hoá học trong chương 4 về oxi , không khí , tính chất vật lí , hoá học của oxi , cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm , trong công nghiệp . Một số khái niệm hoá học mới ( oxit , sự oxi hoá , phản ứng hoá hợp , phản ứng phân huỷ ) . .
2-Kĩ năng:* Rèn kĩ năng tính toán .
B. Chuẩn bị.
Bảng phụ
C. Tổ chức dạy học.
1-Kiểm tra .
2-Bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
- GV cho học sinh nhắc lại mối liên hệ giữa các tính chất vật lí , hoá học , điều chế và ứng dụng của oxi , làm rõ thành phần của không khí , định nghĩa và phân loại oxit.
- Phân biệt các khái niệm : Phản ứng hoá hợp , phản ứng phân huỷ , sự cháy , sự oxi hoá , oxit axit , oxit bazơ .
- GV chốt lại kiến thức cần nhớ (SGK)
GV cho học sinh làm miệng các bài 2 , 4 , 5 (SGK)
- Cho học sinh làm bài 1 / 100
- Yêu cầu học sinh gọi tên các chất sản phẩm , Phân biệt đâu là oxit axit , oxit bazơ
Hoạt động 3. Bài 8 / 101
Hãy tóm tắt đề bài
Gv hướng dẫn học sinh
Khí oxi thu được hao hụt 10%
V oxi nguyên chất = 100 : 90
+ Tính số mol của oxi
+ Viết PT điều chế oxi từ KMnO4
+ Tính số mol KMnO4
+ Tính KL KMnO4
- Viết PTPƯ điều chế oxi từ KClO3
- Từ sỗ mol của oxi theo câu a
=> nKClO3 => mKClO3
I.Kiến thức cần nhớ ( SGK )
II.Bài tập
PT: C + O2 -> CO2
4P + 5O2 -> 2P2O5
2H2 + O2 -> 2H2O
4Al + 3O2 -> 2Al2O3
Bài 8 / 101
Đổi 100ml = 0,1 lit
20 lọ khí oxi có dung tích là :
0,1 x 20 = 2 lit
Khi điều chế oxi , oxi bị hao hụt 10%
=> Thể tích khí oxi nguyên chất cần dùng là : 2 . 100 : 90 = 2,222 lit
=> nO2 = 2,222 : 22,4 = 0,01 mol
PTHH :
to
2KMnO4 -> K2MnO4 + MnO2 + O2 #
2 1
x 0,099
=> x = 0,198
=> m KMnO4 = 0,198 x 158 = 31,284 g
b. PT:
to
2KClO3 -> 2KCl + 3O2#
2 3
x 0,099 mol
x = 0,066 mol
=> mKClO3 = 0,066 x 122,5 = 8,1 g
D.Củng cố
Hãy cho biết những phản ứng sau đây thuộc loại phản ứng hoá hợp hay phản ứng phân huỷ ?
to
2KMnO4 -> K2MnO4 + MnO2 + O2
CaO + CO2 -> CaCO3
to
2HgO -> 2Hg + O2
to
Cu(OH)2 -> CuO + H2O
E.Về nhà : Làm bài 7 / 101.
-------------------------------------------------
Tiết 45 Ngày soạn
Bài 30 - Bài thực hành 4
Tuần Ngày dạy
A.Mục tiêu tiết dạy.
1-Kiến thức:
* Học sinh nắm vững nguyên tắc điều chế oxi trong phàng thí nghiệm , tính chất vật lí , tính chất hoá học của oxi
2-Kĩ năng:
* Rèn kĩ năng thực hành .
+ Lắp dụng cụ
+ Quan sát
B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
1-Hoá chất: KMnO4 , KClO3 , S , P , que đóm
2-Dụng cụ: Đèn cồn ; ống nghiệm ; chậu nước ; ...
C. Tổ chức dạy học.
1-Kiểm tra .
2-Bài mới
Hoạt động 1. Điều chế oxi từ KMnO4
Y/C học sinh trình bày cách lắp dụng cụ điều chế oxi
Các nhóm tiến hành lắp
Trình bày cách thu khí oxi
Các nhóm làm thí nghiệm
Ghi kết quả
Giải thích hiện tượng
KL:
Viết PTHH
Hoạt động 2: Đốt cháy S trong không khí và trtong khí oxi
Cách làm ( học sinh trình bày cách làm )
Quan sát hiện tượng
Cho biết mùi của chất khí tạo ra
Viết PTHH
Hoạt động 3. Viết bản tường trình thực hành
Trình bày kết quả của thí nghiệm điều chế oxi , thu khí oxi , thử khí oxi , đốt S trong oxi
Thu dọn đồ thí nghiệm
GV nhắc nhở một số lỗi học sinh còn mắc trong giờ thực hành
Hoạt động 4. VN:
Hoàn thành bản tường trình
Ôn tập chương 4 => KT 45 ph
---------------------------------------------------------------
Tiết46 Ngày soạn
Tuần Ngày dạy
Kiểm tra 45 phút
A.Mục tiêu
1-Kiến thức:
* Củng cố hệ thống hoá các kiến thức của chương oxi : Tính chất vật lí , tính chất hoá học , oxi axit , oxit bazơ , phân biệt các loại phản ứng hoá học
2-Kĩ năng:
* Rèn kĩ năng tính toán theo PTHH
Phần 1. Trắc nghiệm
( khoanh tròn vào ý trả lời đúng trong các câu sau )
Câu 1. Phát biểu nào sau đây là đúng
Oxit là hợp chất trong phân tử có nguyên tố oxi
Oxit là hợp chất do 2 nguyên tố tạo nên trong đó có nguyên tố oxi
Oxit là hợp chất do đơn chất oxi tạo nên
Oxit là hợp chất do oxi phản ứng với chất khác tạo thành
Câu 2. Người ta thu khí oxi bằng cách đẩy nước là nhờ dựa vào tính chất
Khí oxi tan trong nước
Khí oxi ít tan trong nước
Khí oxi khó hoá lỏng
Khí oxi nhẹ hơn nước
Câu 3. Cho các oxit sau : MgO ; Na2O ; SO2 ; CaO ; P2O5 ; CO2 ; K2O dãy các oxit nào sau thuộc loại oxit bazơ
MgO ; SO2 , CaO
CaO ; K2O ; SO3 ; CO2
MgO ; Na2O ; CaO ; K2O
MgO ; Na2O ; CaO ; K2O ; P2O
Phần 2. Tự luận
Câu 1. Hãy lập PTHH của các phản ứng sau
Fe + Cl2 - -> FeCl3
Fe2O3 + CO - -> Fe + CO2
P + O2 - - > P2O5
KClO3 - - > KCl + O2
Cho biết phản ứng nào thuộc loại phản ứng hoá hợp , phản ứng nào thuộc loại phản ứng phân huỷ.
Câu 2 .Đốt 9,2 g Na trong bình chứa oxi thu được hợp chất Na2O
Viết PTHH
Tính thể tích oxi cần dùng ở đktc để đốt cháy hết lượng Na trên
Tính khối lượng Na2O tạo thành
Sơ lược đáp án và biểu điểm
I. Trắc nghiệm ( 3 đ)
Câu
1
2
3
Đáp án
B
B
C
II. Tự Luận
Câu 1 ( 2 đ )
+ Lập đúng PTHH 0,5 đ
+ Xác định đúng loại phản ứng 0,5 đ
Câu 2. ( 5 đ )
+ Viết đúng PTHH (1đ)
+ Tính được số mol của Na (0,5đ)
+ Tính theo PTHH được số mol của Oxi ( 1 đ)
+ Tính được thể tích Oxi ( 1đ)
+ Tính theo PTHH được số mol của Na2O ( 1đ)
+ Tính được khối lượng của Na2O ( 1đ )
(Lưu ý : Nếu viết sai PTHH thì chỉ chấm số mol Na Nếu đúng .)
--------------------------------------------------------------------
Tiết 47 Ngày soạn
Tuần Ngày dạy
Chương 5 : Hiđro - Nước
Bài 31 -tính chất ứng dụng của Hiđrô
**********************
A.Mục tiêu tiết dạy
1-Kiến thức:
* Học sinh biết được các tính chất vật lí , hoá học của hiđro .
2-Kĩ năng:
* Rèn khả năng viết PTPƯ .
+ Làm bài tập tính theo PTHH .
B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
1-Hoá chất Zn , HCl , hỗn hợp H2 và O2
2-Dụng cụ: Đèn cồn , ống nghiệm , chậu nước , nước xà phòng .
C. Tổ chức dạy học.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
- Trước hết học sinh nêu lại KHHH , NTK , CTHH , PTH của hiđro .
- Các em quan sát lọ đựng khí hiđro và nhận xét trạng thái , màu sắc .
- Tạo bong bóng xà phòng
H. Bóng xà phòng bay lên được chứng tỏ điều gì ?
HS.Hiđrô là khí rất nhẹ
H. Tính tỉ khối của hiđro so với không khí ?
GV: Khí hiđro là chất khí nhẹ nhất trong các chất khí .
GV: Khí hiđro là chất khí ít tan trong nước .
H.Vậy khí oxi và hiđro có nhưỡng tính chất vật lí giống và khác nhau NTN ?
HS.H2 là chất khí không màu nhẹ nhất trong các khí ,tan ít trong nước.
- GV giới thiệu dụng cụ điều chế hiđro . Cách thử độ tinh khiết của hiđro .
H.Hãy quan sát ngọn lửa đốt hiđro trong không khí ?
- GV: Đưa nhọn lửa hiđro đang cháy vào trong lọ đựng khí oxi .Các em quan sát và nhận xét
H. Hãy rút ra kết luận từ thí nghiệm trên và viết TPHH ?
HS. - Hiđro cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt . cháy trong oxi mãnh liệt hơn .
- GV: Đốt hỗn hợp giữa hiđro và oxi
H.Tại sao khi đốt hỗn hợp lại nổ ?
GV: Tổng hợp .
H.Để có một hỗn hợp nổ mạnh nhất ta trộn tỉ lệ hiđro và oxi là bao nhiêu ?
HS.Tỉ lệ thể tích là VH2 = 2VO2
I. Tính chất vật lí
( SGK)
II. Tính chất hoá học
1. Hiđro tác dụng với oxi
- Hiđro cháy trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt . cháy trong oxi mãnh liệt hơn .
Nếu VH2 = 2VO2 => hỗn hợp nổ mạnh
C.Củng cố
Nêu tính chất vật lí của H2?Tại sao khi đốt cháy khí H2 lại phải chờ cho dòng khí thoát ra một thời gian rồi mới đốt?
E.Về nhà
GV: Hướng dẫn học sinh
- Đây là bài tập chất dư. vì vậy ta phải tìm ra chất dư trước .
- Sau đó tính các chất còn lại theo chất phản ứng hết .
Ta có : nH2= 8,4 : 22,4 = 0,375 mol
nO2 = 2,8 : 22,4 = 0,125 mol
TPHH : 2H2 + O2 -> 2H2O
Lập tỉ lệ :
nH2 theo đề bài / nH2 theo pt so với nO2 theo đề bài / nO2 theo pt
= 0,375 / 2 > 0,125 / 1
->H2 dư sau pư . Vậy tính m H2Otheo oxi
Theo PTHH có : nH2O = 2nO2 = 0,25 mol .
-> mH2O = 0,25 x 18 = 4,5 g .
-------------------------------------------------------------------
Tiết48 Ngày soạn
Tuần Ngày dạy
Bài 31 -tính chất ứng dụng của Hiđro (tiếp)
A.Mục tiêu.
1-Kiến thức:
* Học sinh biết và hiểu hiđro có tính khử . Hiđro không những tác dụng với đơn chất oxi mà còn tác dụng được với oxi ở dạng hợp chất .
* Hiểu và giải thích được ứng dụng của hiđro .
2-Kĩ năng:
* Rèn khả năng quan sát thí nghiệm và viết PTPƯ .
+ Làm bài tập tính theo PTHH .
B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
1-Hoá chất :Zn , HCl , và CuO
2-Dụng cụ: Đèn cồn , ống nghiệm , chậu nước , ống dẫn cao su , ống nghiệm thủng 2 đầu ....
C. Tổ chức dạy học.
1-Kiểm tra
- Nêu các tính chất vật lí của khí Hiđrô?
2.Bài mới
Hiđrô là chất khí nhẹ nhất trong các khí,ngoài pư với khí oxi tạo thành hỗn hợp nổ mạnh Hiđrô còn có tính chất và ứng dung nào khác chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
- GV hướng dẫn các dụng cụ thí nghiệm cần làm cho thí nghiệm này , và hướng dẫn lắp dụng cụ .
- Y/C học sinh quan sát màu sắc của CuO trong ống nghiệm
- Cho luồng khí hiđro qua CuO ở to thường .
H.Có hiện tượng gì xảy ra không ?
HS.Không có hiện tượng gì?
Cho luồng khí hiđro đi qua CuO ở to cao 4000C .
H. Có hiện tượng gì xảy ra không ?
HS.xuất hiện chất rắn màu đỏ gạch và nước .
H. Vậy sau pư ta thu được sản phẩm gì ?
HS.Thu được H2 và nước.
- Viết PTPƯ .
- Cho học sinh vận dụng làm bài tập viết PTHH của hiđro với FeO , Fe2O3 , ZnO , HgO .....
- GV: Trong các pư trên hiđro đã chiếm oxi của các hợp chất ta nói hiđro có tính khử .(chất khử)
H.Qua 2 tính chất hoá học của hiđro em có nhận xét gì ?
- GV: treo tranh ứng dụng chảu hiđro
H. Hiđro có những ứng dụng gì .
H. Những ứng dụng đó dựa trên tính nào ?
2. Tác dụng với CuO
- ở nhiệt độ thường không có hiện tượng gì
- ở 400oC xuất hiện
+ Chất rắn màu đỏ
+ Nước
PTPƯ :
to
H2 + CuO -> H2O + Cu
-Khí hiđro đã chiếm nguyên tố oxi trong hợp chất CuO => Hiđro có tính khử .
*KL : ( sgk)
III. ứng dụng của hiđro
( SGK )
D.Củng cố.
*Hãy chọn nh
File đính kèm:
- Hoa 8 Tron bo ki II.doc