Bài giảng Bài 25-Tiết 39: sự oxi hoá-phản ứng hoá hợp– ứng dụng của oxi

NHỮNG KIẾN THỨC CÓ LIÊN QUAN

 +Tính chất hoá học của oxi.

 + Bài toán tính theo phương trình hoá học.

 +Một số hiện tượng oxi hoá trong thực tế.

I. MỤC TIÊU:

 1.Kiến thức:

 +HS hiểu được sự oxi hoá một chất là sự tác dụng của oxi với chất đó.

 +Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu .

 

doc10 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 25-Tiết 39: sự oxi hoá-phản ứng hoá hợp– ứng dụng của oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kế hoạch bài học Môn hoá học lớp 8 Bài 25-Tiết 39: Sự oxi hoá-Phản ứng hoá hợp– ứng dụng của oxi Những kiến thức có liên quan +Tính chất hoá học của oxi. + Bài toán tính theo phương trình hoá học. +Một số hiện tượng oxi hoá trong thực tế. I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: +HS hiểu được sự oxi hoá một chất là sự tác dụng của oxi với chất đó. +Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu . 2. Kỹ năng + Xác định được có sự oxi hoá trong thực tế. +Nhận biết được một số phản ứng hoá học cụ thể thuộc loại phản ứng hoá hợp. + Rèn kỹ năng viết công thức hóa học và phương trình hoá học +Giải một số bài tập tính theo phương trình hoá học. 3) Thái độ +Yêu thích bộ môn. +Thấy được ý nghĩa của sự oxi hoá các chất trong cơ thể người, sinh vật. +Giáo dục ý thức tiết kiệm và bảo vệ môi trường. II) Chuẩn bị của giáo viên Soạn giáo án Máy chiếu PRODICTOR Máy soi vật thể Thí nghiệm CaO tác dụng với H2O. Phương pháp:đàm thoại, nêu giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm. Phiếu học tập. III) Chuẩn bị của học sinh +Ôn lại kiến thức tính chất hoá học của Oxi +Đọc trước bài : “ Sự oxi hoá - Phản ứng hoá hợp - ứng dụng của oxi” IV) Nội dung bài dạy : ổn định tổ chức. Giới thiệu: Rất vui mừng cho lớp chúng ta hôm nay thầy trân trọng giới thiệu có các thầy trong ban giám khảo cùng các thầy cô giáo trong toàn tỉnh về dự giờ đề nghị các em liệt nhiệt chào mừng. Kiểm tra bài cũ.(5’) GV: ở bài học trước các em đã tìm hiểu tính chất của oxi, các em hãy gấp sách vở lại thầy kiểm tra bài cũ. GV:Các em hãy làm bài tập sau. GV:Chiếu bài tập lên màn hình, gọi một bạn đọc đề bài. HS:Đọc đề bài. GV:Các em theo dõi câu hỏi trên màn hình. Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu sau: Kim loại, phi kim rất hoạt động, hợp chất, phi kim, hoá trị II Khí oxi là một đơn chất ………………………đặc biệt ở nhiệt độ cao,dễ dàng tham gia phản ứng với nhiều ………. , …………và…………. Trong các hợp chất hoá học, nguyên tố oxi có…………. GV: em nào đã làm được bài tập. GV:Cho HS lên bảng làm trên máy tính. GV:Các em nhận xét bài làm của bạn. HS:Nhận xét 4) Bài mới. GV: Nội dung bài tập chính là tính chất hoá học của oxi các em đã được học, hôm nay các em nghiên cứu tiếp nội dung của chương. Bài 25: Sự oxi hoá -Phản ứng hoá hợp - ứng dụng của oxi Các em mở sách giáo khoa trang 85 để nghiên cứu bài. Bài học này chia làm hai tiết, trong giờ học này các em tìm hiểu phần I và II. GV:Ghi bảng mục I Nội dung Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh I) Sự oxi hoá 1)Thí dụ: 3Fe(r) + 2O2(k) Fe3O4 CH4(k)+2O2(k)CO2(k)+2H2O(h) 4P + 5O2 2P2O5 2)Định nghĩa:(SGK trang 85) II)Phản ứng hoá hợp. GV: Để tìm hiểu sự oxi hoá là gì các em hãy xem hình ảnh về một số phản ứng hoá học đã được học. GV: Chiếu một số hình ảnh về phản ứng hoá học của oxi với P, Fe, CH4. GV: Các em lên bảng viết phương trình hoá học minh hoạ cho mỗi phản ứng hoá học vừa đựơc quan sát. GV: Các em cho nhận xét. GV: Trong các phản ứng hoá học trên Fe, P, CH4 đã tác dụng với chất nào. GV: Các em nhận xét câu trả lời của bạn. GV: Giới thiệu: Những phản ứng hoá học của các chất trên với khí oxi được gọi là sự oxi hoá các chất đó. Vậy có thể định nghĩa sự oxi hoá một chất là gì? GV: em hãy nhận xét câu trả lời của bạn. GV: đồng ý với câu trả lời đúng. GV: Chiếu định nghĩa lên bảng. GV: Cho HS đọc kết luận SGK (chiếu trên máy chiếu). GV: em hãy cho biết trong các phản ứng hoá học trên oxi đã tác dụng với loại chất nào. GV: Vậy oxi có thể oxi hoá đơn chất hoặc hợp chất. GV: Dựa vào định nghĩa sự oxi hoá các em hãy vận dụng làm bài tập sau. GV: Chiếu đề bài. GV:Một em đọc yêu cầu của đề bài. Bài tập 1 Cho các phương trình phản ứng hoá học sau, phản ứng hoá học nào có sự oxi hoá? a,2Mg + O2 2MgO b,2H2 + O2 2H2O c,AgNO3+NaClAgCl+NaNO3 d,C2H5OH + 3O2 2CO2+3H2O GV:Bạn nào đã có câu trả lời. GV:Em nào có đáp án khác(em nào có kết quả giống bạn)? GV?:Vì sao phản ứng hoá học c không có sự oxi hoá? GV: Sự oxi hoá xảy ra thường xuyên trong đời sống hàng ngày, em hãy lấy một vài ví dụ về sự oxi hoá trong thực tế mà em biết. GV: Các em xem một đoạn phim sau. GV: Em hãy cho biết đoạn phim trên mô tả hiện tượng gì? GV? Vậy hiện tượng này có ảnh hưởng như thế nào tới môi trường? GV: Để khắc phục hiện tượng trên chúng ta nên dùng rơm rạ vào việc gì? GV: Đây là hiện tượng khá phổ biến, rất bức xúc đối với vùng đồng bàng nước ta. GV:Vậy có sự oxi hoá rất cần thiết, bên cạnh đó có sự oxi hoá không cần thiết thậm chí có hại, có sự oxi hoá xảy ra nhanh ( sự cháy ) có sự oxi hoá xảy ra rất từ từ. GV: Qua phần này các em biết được sự oxi hoá một chất là sự tác dụng của khí oxi với chất đó. Sự oxi hoá còn được mở rộng ở những bài học sau. GV:Sự tác dụng giữa Photpho với oxi, Sắt với oxi lá sự oxi hoá phản ứng hoá học này còn gọi là gì chúng ta tìm hiểu phần II (Chuyển sang phần II) GV: Để tìm hiểu phản ứng hoá hợp là gì các em hãy trả lời câu hỏi. GV: Chiếu bảng lên màn hình HS: theo dõi các phản ứng hoá học trên màn hình. HS: Lên bảng viết các phương trình hoá học 3Fe(r) + 2O2(k) Fe3O4(r) CH4(k)+2O2(k)CO2(k)+2H2O(h) 4P + 5O2 2P2O5 HS: Nhận xét,bổ sung (nếu có) HS: các phản ứng hoá học trên đều có chất khí oxi tham gia phản ứng. HS:Sự oxi hoá là sự tác dụng của oxi với một chất. HS: Đọc định nghĩa HS: Trả lời HS: Nhận xét HS: Đọc yêu cầu của đề bài. HS: chọn đáp án đúng. HS:Lấy ví dụ +Nến cháy, rơm, rạ cháy, Củi cháy, than cháy. +Sắt bị gỉ. +Sự oxi hoá chất dinh dưỡng trong cơ thể người và sinh vật. HS: Đây là quá trình đốt rơm rạ sau ngày mùa. HS: Gây khói bụi, ô nhiễm môi trường….. HS:Trả lời +Làm thức ăn cho trâu, bò. +ủ làm phân bón. +Trồng nấm rơm. Hãy nhận xét, ghi số chất phản ứng và số chất sản phẩm trong các phản ứng hoá học sau đây: Phản ứng hoá học Số chất phản ứng Số chất sản phẩm 4P + 5O2 2P2O5 3Fe + 2O2 Fe3O4 BaO + H2O Ba(OH)2 4Fe(OH)2 + 2H2O +O2 4Fe(OH)3 ……………….. ………………. ……………… ……………… ………………. ……………….. ……………… ……………… Nhận xét:…………………………………………… Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 2.Định nghĩa(SGK trang 85) Bài tập 3. a,Phương trình hoá học C(r) + O2(k) CO2(k) b,Tính thể tích khí cacbonic(đktc) nc===2(mol) Theo PTHH n= nc =2(mol) V=nx22,4=0,2x22,4=44,8(l) c,Tính khối lượng oxi đã phản ứng *Cách1 Theo PTHH n= nc =2(mol) m= nxM =2x32=64(g) *Cách 2 mco=n x M =44x2 =88(g) mc + m= mco m=mco- mc=88-24=64(g) GV: Một em đọc yêu cầu của đề bài. GV: Các em trả lời bằng phiếu học tập, thời giân làm bài là 2 phút. GV: Phát phiếu học tập GV: Thu phiếu, chiếu bài làm của một vài HS. GV: Chiếu phiếu học tập của một vài học sinh, Yêu cầu HS đọc nhận xét trong phiếu GV: Các em nhận xét bài làm của bạn. GV: Em nào có kết quả khác? GV: Thầy xem một số phiếu học tập các bạn đều có nhận xét chung có 2 hay nhiều chất tham gia chỉ có một sản phẩm. GV: Các em ạ những phản ứng hoá học mà có hai hay nhiều chất tham gia phản ứng và chỉ có duy nhất một sản phẩm được tạo thành được gọi là phản ứng hoá hợp . Vậy có thể định nghĩa phản ứng hoá hợp là gì? GV: Chiếu định nghĩa. GV: gọi HS đọc định nghĩa GV:Viết bảng Định nghĩa( SGK trang 85 ) GV? Dựa vào dấu hiệu nào em xác định được một phản ứng hoá học là phản ứng hoá hợp? GV: ấn chuyển màu cụm từ “một chất mới (sản phẩm)” “hai hay nhiều chất ban đầu” GV?: Phản ứng hoá học ở phần I phản ứng hoá học nào là phản ứng hoá hợp? GV:các phản ứng hoá học của oxi với đơn chất đều là phản ứng hoá hợp. GV:Các em hãy vận dụng kiến thức vừa được học làm bài tập sau. GV:Chiếu đề bài bài tập 2 Bài tập 2 Hoàn thành các phương trình hoá học sau và cho biết phản ứng hoá học nào là phản ứng hoá hợp? a, CaO + H2O--->Ca(OH)2 b, Al(OH)3--->Al2O3 + H2O c, Fe + Cl2 ----> FeCl3 d, K2O + H2O ----> KOH e, Zn + O2-----> ZnO GV: Để hoàn thành bài tập này thảo luận theo nhóm hai em cạnh nhau một nhóm thời gian thảo luận làm bài 3 phút. GV: Phát phiếu, thời gian thảo luận bắt đầu. GV:Hai nhóm trong một bàn trao đổi bài cho nhau kiểm tra và cho điểm nhóm bạn theo đáp án sau. GV: Chiếu đáp án đúng. GV: Các em chấm bài trong một phút. GV: Gọi đại diện nhóm giải thích vì sao phản ứng b, không phải là phản ứng hoá hợp. GV: Làm thí nghiệm CaO tác dụng với H2O +GV:Dưa cốc nước cho HS chạm tay vào, nhận xét +GV: làm thí nghiệm sau khi làm thí nghiệm xong GV. đưa học sinh chạm tay vào, cho nhận xét. GV:Khi CaO tác dụng với H2O em chạm vào thành cốc tháy nóng chứng tỏ phản ứng có toả nhiệt. GV: ở điều kiện nhiệt độ thường S, Fe, CH4 hầu như không tác dụng với oxi nhưng khi nung nóng khơi mào thì phản ứng xẩy ra và toả nhiệt các phản ứng hoá học có nhiệt toả ra gọi là phản ứng toả nhiệt. GV: Bạn nào có thể lấy ví dụ về phản ứng toả nhiệt. GV:Để củng cố bài học các em hãy làm bài tập sau. GV: Chiếu đề bài bài tập Bài tập 3: Đốt cháy hoàn toàn 24 gam Cacbon trong không khí sinh ra khí cacbonic. a,Viết phương trình hoá học. b,Tính thể tích khí Cacbonic (đktc) sinh ra. c,Tính khối lượng khí oxi đã tham gia phản ứng. GV:Yêu cầu HS đọc đề bài. GV: Goị HS tóm tắt đề bài. GV:Em hãy nêu cách tính thể tích khí cacbonic GV:gọi HS lên bảng giải bài tập phần b GV gọi hs nhận xét GV:Các em giải phần c ra giấy theo nhóm, mỗi bàn là một nhóm. GV:Chiếu lời giải của một vài nhóm, đại diện nhóm trình bày lời giải, nêu cách giải, nhóm khác nhận xét, bổ sung. (Nếu các nhóm chỉ có một cách giải gv yêu cầu hs suy nghĩ tìm cách giải khác) GV? Qua nội dung bài học hôm nay em có nhận xét gì về phản ứng giữa cacbon và oxi. GV: Các em thấy chỉ có 24 g cácbon đã tạo ra 44,8 lít khí cacbonic hàng ngày con người sử dụng hàng nghìn tấn than thì lượng cacbonic thải ra ngoài môi trường là rất lớn và than không phải là nguồn tài nguyên vô tận vì vậy chúng ta cần khai thác và sử dụng hợp lí và trong tương lai con người cần tìm ra nguyên liệu sạch thân thiện với môi trường.Tương lai là gì tương lai chính là các em. HS: Quan sát và suy nghĩ để hoàn thành bảng. HS:Ghi số chất tham gia, số chất sản phẩm Ghi nhận xét các phản ứng trên có: 2 hay nhiều chất tham gia và chỉ có sản phẩm (hoặc có nhận xét khác) HS: Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu HS: Em dựa vào số lượng chất tham gia và sản phẩm. (Hoặc có trả lời sô chất tham gia là 2 trở lên, chỉ có một sản phẩm) HS:Thảo luận theo nhóm làm bài (khoảng 3 phút) HS:Giải thích HS: Em thấy nóng HS :lấy ví dụ +Đốt than +Đốt củi…. HS: Đọc đề bài. HS: Viết PTHH HS: Nêu cách giải mcncncoVco HS lên bảng làm bài tập, HS khác làm bài ra vở HS:Nhận xét, bổ sung (nếu có) ( Suy nghĩ cách giải khác) HS:Trả lời +Sự oxi hoá chất oxi +Phản ứng hoá hợp (có thể HS trả lời được là phản ứng toả nhiệt) 5. Hướng dẫn học ở nhà Bài tập:1a,b; 2; 3; 4(SGK trang 87) GV: Hướng dẫn bài tập 3 +HS đọc đề bài +Các em làm quen với đơn vị là lít bài tập cho là m2 các em phải đổi ra đơn vị là lít. +Dựa vào thành phần phần trăm tạp chất tìm lượng nguyên chất +Thể tích khí oxi phải tính theo lượng metan. Qua những kiến thức đã được học về oxi và những hiểu biết thực tế các em hãy tìm hiểu những ứng dụng của oxi trong thực tế và đời sống để chúng ta cùng nghiên cứu trong tiết học sau.

File đính kèm:

  • docGiao an hoa hoc hoi giang tinh 20082009.doc