I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Giúp HS biết và hiểu được:
• Thế nào là dạng thù hình của một nguyên tố.
• Các dạng thù hình của cacbon.
• Tính chất hóa học của cacbon vô định hình .
2/ Kĩ năng:
• Dự đoán tính chất của cacbon .
• Biết nghiên cứu thí nghiêm để rút ra tính hấp phụ củ cacbon
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1786 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 27. cacbon tuần 33 tiết 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 33 Ngày soạn: 09.07.2008
Tuần: 17 Ngày dạy:
BÀI 27. CACBON
I/ MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Giúp HS biết và hiểu được:
Thế nào là dạng thù hình của một nguyên tố.
Các dạng thù hình của cacbon.
Tính chất hóa học của cacbon vô định hình .
2/ Kĩ năng:
Dự đoán tính chất của cacbon .
Biết nghiên cứu thí nghiêm để rút ra tính hấp phụ củ cacbon.
Biết nghiên ci71u thí nghiệm để rút ra tính chất dặc biệt của cacbon là tính khử.
II/ CHUẨN BỊ
Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ, giá ống nghiệm,giá thí nghiệm, khay, đèn cồn, lọ thủy tinh, nút cao su,bông y tế, cốc thủy tinh.
Hóa chất: Than hoạt tính( than gỗ), CuO, mực,khí oxi, nước vôi trong
Bảng phụ: Các dạng thù hình của cacbon.
III./ PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại gợi mở + trực quan
IV./ TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
- Nêu tính chất hóa học của clo, viết PTHH minh họa?
- Giải BT 6 Sgk(81)
Đáp án:
Bài tập 6 Sgk(81). Dùng quỳ tím ẩm
3. Giới thiệu bài : Người ta thường ví cứng như kim cương và mềm như than chì, nhưng có ai nghờ rằng chúng đều được tạo nên từ một nguyên tố hóa học đó là cacbon. Con người đã biết đế các bopn từ rất sớm, ngay khi con người tìm ra và sử dụng lủa.
4. Các họat động dạy học:
Hoạt động 1. Tìm hiểu các dạng thù hình của cacbon
- Nêu ví dụ về dạng thù hình của một số nguyên tố: Photpho( P đen, P đỏ, P trắng ), oxi ( khí oxi, khí ozon), cacbon ( Kim cương , than chì, cacbon vô định hình).
- Thế nào là dạng thù hình của một nguyên tố?
- Nêu tính chất vật lí các dạng thù hình của cacbon?
Mở rộng:
- Có thể điều chế KC nhân tạo(về phẩm chất kĩ thuật cao hơn KC tự nhiên, về mặt thẫm mỉ thì kém hơn).
Có thể điều chế than chì.
- Trả lời và ghi bài
Mở rộng:
- Có thể điều chế KC nhân tạo bằng cách nung nóng than chì ở nhiệt độ 1800oC- 3800oC, 60000-120000atm, xt là các kim loại chuyển tiếp như sắt, niken, crom..
- Có thể điều chế than chì: nung nóng than ăngtraxit hoặc than cốc ở 2500oC-3000oCtrong lò điện đặt biệt
I. Các dạng thù hình của cacbon.
1 Dạng thù hình: Là những đơn chất khác nhau do cùng một nguyên tố hóa học cấu tạo nên.
2. Các dạng thù hình của cacbon.
Kim cương
Than chì
Cacbon vô định hình
Hoạt động 3. Tìm hiểu tính chất của cacbon
- Biểu diễn thí nghiệm : Tính hấp phụ của cacbon.
- Nêu và giải thích hiện tuợng quan sát được?
- Tính hấp phụ là gì?
- Thế nào là than hoạt tính?
- Từ tính chất hóa học của phi kim hãy dự đoán tính chất hóa tính chất hóa học của cacbon?
- Giới thiệu: cacbon là phi kim hoạt động yếu.
- Viết PTHH biểu diễn phản ứng cháy của cacbon trong oxi? cho biết vai trò của cacbon trong phản ứng này?
- Biểu diễn thí nghiệm : Cacbon tác dụng với CuO
Bước 1:
+ Cho HS quan sát màu của CuO và C.
+ Lắp TN như H3.9Sgk(83).
Bước 2: Nung nóng hỗn hợp CuO và C.
- Hiện tượng nào chứng tỏ có phản ứng hóa học xảy ra?
- Sản phẩm tạo thành là những chất nào?
- Hiện tượng nào chứng tỏ sản phẩm tạo thành là Cu và CO2?
- Cho biết vai trò của cacbon trong phản ứng trên?
- Tính chất hóa học đặc trưng của cacbon là gì?
- Theo dõi thí nghiệm
Bước 1: Lắp ráp thí nghiệm như hình 3.7 sgk tr 82.
Bước 2: Cho mực chảy qua lớp bột than gỗ.
- Theo dõi thí nghiệm
+ Hiện tượng: DD nước vôi trong vẫn đục.
+ Sản phẩm: Cu, CO2
+ Nguyên nhân Dd nước vôi trong bị đục:
CO2+Ca(OH)2CaCO3 +H2O
+ C có tính khử.
-Viết PTHH xảy ra khi cho C tác dụng với các oxit kim loại sau: CuO, Fe2O3, ZnO, PbO, MgO
C + 2CuO 2Cu + CO2
3C + Fe2O3 2Fe+3CO2
- Tính chất hóa học đặc trưng của C là tính khử.
II. Tính chất của cacbon.
1)Tính hấp phụ :
- Là khả năng giữ lại trên bề mặt của nó những chất khí, chất hơi, chất tan trong dung dịch.
- Than hoạt tính( Than gỗ, than xương) có tính hấp phụ cao.
Tính chất hóa học
Tác dụng với oxi:
C + O2 CO2
Tác dụng với oxit kim loại
C + 2CuO 2Cu + CO2
3C + Fe2O3 2Fe+3CO2
Hoạt động 4: Tìm hiểu những ứng dụng của cacbon.
- Nêu những ứng dụng của cacbon?
- Kết luận
- HS định ) lần lượt nêu một ứng dụng phù hợp với tính chất của cacbon).
- Liệt kê những ứng dụng của cacbon vào vở.
III. Ứng dụng (Sgk)
5. Tổng kết
a) Củng cố:
- HS dọc phần ghi nhớ Sgk(84)
- Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1. Cho các phản ứng:
CO + CuO 4 ? + ?
3CO + Fe2O3 4 ? + ?
4CO + Fe3O4 4 ? + ?
2CO + O2 4 ? + ?
CO2 + C 4 ? + ?
a) Lập PTHH cho các phản ứng.
b)Trong các phản ứng sau phản ứng nào là phản ứng oxi hóa- khử,xác định chất khử và chất oxi hóa trong các phản ứng đó.
+ Bài 5 sgk(84)
- Khối lượng C:
- Số mol C:
- Nhiệt lượng tỏa ra khi đốt 5kg than:
b) Chuẩn bị bài:
(1) Tính chất hóa học của CO?
(2) Tính chất hóa học của CO2?
(3) Các ứng dụng của CO & CO2
V./ KINH NGHIỆM BỔ SUNG
Tiết: 34 Ngày sọan: 11.07.2008
Tuần: 17 Ngày dạy:
BÀI 28. CÁC OXT CỦA CACBON
I/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức : Giúp HS biết và hiểu được
- Oxi tạo được 2 oxit tương ứng: lá CO, CO2
- Tính chất hóa học của CO ,CO2 và những ứng dụng của chúng.
2/ Kĩ năng: .
- Viết PTHH cho các thí nghiệm về tính chất của CO, CO2.
- Giải thích một số hiện tượng liên quan đến tính chất của CO2
II/ CHUẨN BỊ::
- Dụng cụ: Ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ, giá ống nghiệm,giá thí nghiệm, khay, lọ thủy tinh, cốc thủy tinh, ống dẫn khí+nút cao su, ống dẫn khí L,kiềng 3 chân, lưới chịu nhiệt,quẹt ga.
- Hóa chất: Nước vôi trong , dung dịch HCl.,CaCO3
III/ PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại gợi mở + trực quan
IV./ TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
- Cho biết những hóa trị của nguyên tố cacbon? viết CTHH oxit tương ứng với những hóa trị của nó?
- Giải Bài 2, 3 Sgk(84).
3. Giới thiệu bài: Từ phần kiểm tra bài cũ, Tìm hiể tính chất của cá oxit của cacbon.
4. Các họat động dạy học:
Hoạt động 2. Tìm hiểu vê khí cacbon oxit
- Nêu tính chất vật lí của khí cacbon oxit?
- Vì sao nói CO là oxit trung tính?
Quan sát hình 3.11 tr 85 cho biết:
Cách tiến hành TN ?
Hiện tượng xảy ra?
Sản phẩm tạo thành là những chất nào?
Hiện tượng nào chứng tỏ sản phẩm tạo thành là Cu và khí CO2?
Dựa trên kết quả của BT về nhà hãy cho biết tính chất hóa học đặc trưng của CO là gì?
Nêu những ứng dụng của khí CO?
-Thông báo : CO được làm nguyên liệu trong công nghiệp:
- Trong những đk thích hợp về nhiệt độ , áp xuất và chất xúc tác(Sắt,coban, niken, ruteni) CO có thể tạo etxăng tổng hợp.
Điều chế CO :
- Dùng H2SO4 đặc hút nước của axitfomic
- Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ
- Nêu CTHH, TPK của CO.
- Đọc thông tin từ sgk.
- Trả lời và ghi bài:
+ Nước vôi trong vẫn đục, kim loại màu đỏ sinh ra.
+ Màu đỏ, DD nước vôi trong bị vẫn đục.
- Tính khử.
- Đọc thông tin Sgk.
CO+3H2CH4+H2O
CO+3H2CH3OH
HCOOHCO+H2O
C + H2OCO + H2
I. Cacbon oxit:
CTHH:CO
PTK: 28
Tính chất vật lí:
- Là chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí.
- Độc và ít tan trong nước.
Tính chất hóa học:
CO là oxit trung tính
CO là chất khử
CO + CuO Cu + CO2
3CO+ Fe2O3 2Fe + 3CO2
4CO + Fe3O4 3Fe + 4CO2
2CO + O2 2CO2
Ứng dụng:
Khí CO được làm chất khử, chất đốt và nguyên liệu trong công nghiệp.
Hoạt động 2. Tìm hiểu về cacbon đioxit
- Có thể rót CO2 từ cốc này sang cốc khác được không? vì sao?
- Thành phần chính của nước đá khô là gì?
- Quan sát hình 3.12 tr 86 sgk, hãy rút ra kết luận về tính chất vật lí của CO2?
- Vì sao nhốt một con dế mèn trong lọ kín sau một thời gian con dế sẽ chết mặc dù có đủ thức ăn và nước uống ?
-Biểu diễn thí nghiệm: CO2 tác dụng với nước
Bước 1: Điều chế CO2 bằng cách nhỏ dung dịch HCl vào CaCO3 .
Bước 2: Sục CO2 vào cốc thủy tinh đựng nước cất và một miếng giấy quì.
Bước 3: Đun nhẹ dung dịch trên.
- Vì sao nước cất để lâu ngày sẽ làm quì tím hóa đỏ? Muốn cho nước cất đó trung tính ta phải làm thế nào?
- Thuyết trình: Về phản ứng giữa CO2 với dung dịch NaOH.
+ TH1: Tạo muối axit.
+ TH2: Tạo muối TH.
- Có thể thayCO2bằng SO2,NaOH bằng KOH.
- Nêu ứng dụng của CO2.
- Giới thiệu: Ở 60 atm, nhiệt độ thường CO2 chuyển thành thể lỏng không màu, khi làm lạnh đột ngột biến thành khối rắn gọi là tuyết cacbonic.
Trả lời và ghi bài:
+ Khí CO2 nặng hơn KK.
+ Thành phần chính là CO2.
- Kết luận
- Không cò KK( khí O2 ) để thở.
- Đọc thông tin từ sgk và cho biết Khí CO và CO2 có những tính chất vật lí nào giống và khác nhau?
-Theo dõi thí nghiệm
- Nêu và giải thích hiện tượng quan sát được:
+ Quỳ tím hóa đỏ.
+ DD có tính axit.
Viết PTHH
nNaOH:nCO2
Sản phẩm
1
1 muối axit
1>a>2
2 muối( 1 muối TH, muối axit)
2
1 Muối TH
- Nêu các ứng dụng:
+ Nhà máy phân đạm Bắc giang, sản xuất phân ure từ CO2 và các khí đồng hành.
+ Sản xuất tuyết cacbonic.
- Tuyết cacbonic sau khi bị nén lại bay hơi tương đối chậm làm không gian xung quanh lạnh xuống rất nhiều nên được gọi là nước đá khô.dùng bảo quản và chuyên chở những đồ chóng hỏng.
II.Cacbon đioxit
CTHH:CO2
PTK: 44
1. Tính chất vật lí:
- Là chất khí không màu, không mùi.
- Nặng hơn không khí.
2.Tính chất hóa học:
a) Tác dụng với nước
CO2 + H2O H2CO3
b)Tác dụng với dung dịch bazơ
CO2 + NaOH NaHCO3
CO2 + 2NaOH Na2CO3+ H2O
c)Tác dụng với oxit bazơ.
CO2 + K2O K2CO3
ð Kết luận: CO2 là oxit axít
Ứng dụng:
Khí CO2 được sử dụng để chữa cháy, bảo quản thực phẩm, sản xuất nước giải khát có ga,sôđa, phân đạm, urê…
5. Tổng kết
a) củng cố:
- HS đọc mục ghi nhớ Sgk(87).
- Hướng dẫn HS đọc mục Em có biết Sgk(87).
- Hướng dẫn HS làm bài tập Sgk:
+ Bài 2 Sgk(87).
a) CO2 + NaOH NaHCO3
b) 2CO2 + Ca(OH)2 Ca(HCO3)2
+ Bài 3 Sgk(87): Dẫn hỗn hợp khí lội chậm qua DD nước vôi trong, nước vôi trong bị vẫn đục. Xảy ra phản ứng:
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3
- Dẫn chất khí thóat ra di qua một ống thủy tinh có chứa một lớp bột CuO được đun nóng; saumột thời gian có một lớp bột Cu màu đỏ xuất hiện trên bề mặt:
CO + CuO Cu + CO2
b) Chuẩn bị bài:
(1) Tính chất hóa học của axit cacbonic?
(2) Phân loại muối cacbonat? Tính chất hóa học của từng loại?
(3) Mô tả bằng lời chu trình cacbon trong tự nhiên?
V./ KINH NGHIỆM BỔ SUNG: Ôn tập, chẩn bị thi HKI.
File đính kèm:
- Hoa 93334(1).doc