I./ MỤC TIÊU
-Phương pháp điều chế, thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
-Phản ứng phân hủy là gì và lấy ví dụ minh họa.
-Củng cố khái niệm chất xúc tác, biết giải thích vì sao MnO2 được gọi là chất xúc tác trong phản ứng đun nóng hỗn hợp: KClO3 và MnO2
11 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2371 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 27 điều chế oxi phản ứng phân hủy tuần 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 21 Ngày soạn : 16.06.2008
Tiết: 41 Ngày dạy :
Bài 27 ĐIỀU CHẾ OXI
PHẢN ỨNG PHÂN HỦY
I./ MỤC TIÊU
-Phương pháp điều chế, thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
-Phản ứng phân hủy là gì và lấy ví dụ minh họa.
-Củng cố khái niệm chất xúc tác, biết giải thích vì sao MnO2 được gọi là chất xúc tác trong phản ứng đun nóng hỗn hợp: KClO3 và MnO2.
II./ CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
Hóa chất
Dụng cụ
-KMnO4, KClO3
-MnO2
- Bơng, diêm
-Ống nghiệm, ống dẫn khí, giá – kẹp ống nghiệm,
- Đèn cồn, chậu thuỷ tinh, muỗng lấy hóa chất.
- Bìn thu loại 125ml, nút cau su
2. Học sinh: Sọan bài theo các câu hỏi chuẩn bị bài.
III./ PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại gợi mở + trực quan
IV./ TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi:
(1) Bài tập 2 Sgk(91)
(2) bài tập 4 Sgk(91)
(3) Một loại oxit của lưu hùynh cĩ 60% về khối lượng là oxi. Tìm CTHH đơn giản củ oxit và gọi tên.
Đáp án:
(1) a) P2O5, b) Cr2O3
(2)
Oxit bazơ
Oxit axit
d, e, g
a, b, c
(3) SO3
3. Giới thiệu bài: Oxi rất cần thiết trong cuộc sống và sản xuấ, nhất là khí oxi tinh khiết. Phương pháp điều chế khí Oxi ?
4. Các hoạt động dạy học
Hoạt động 1. Tìm hiểu cách điều chế oxit trong phòng thí nghiệm
-Theo em những hợp chất nào có thể được dùng làm nguyên liệu để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm ?
-Hãy kể 1 số hợp chất mà trong thành phần cấu tạo có nguyên tố oxi ?
-Trong các hợp chất trên, hợp chất nào có nhiều nguyên tử oxi ?
-Trong các giàu oxi, chất nào kém bền và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao ?
-Những chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như : KMnO4, KClO3 à được chọn làm nguyên liệu để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
-GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm đun nóng KMnO4 trong ống nghiệm và thử chất khí bay ra bằng que đóm có tàn than hồng.
+Tại sao que đóm bùng cháy khi đưa vào miệng ống nghiệm đang đun nóng ?
+HD HS viết phương trình hóa học.
-Biểu diễn thí nghiệm đun nóng hỗn hợp KClO3 và MnO2 trong ống nghiệm.
+ MnO2 làm cho phản ứng xảy ra nhanh hơn à vậy MnO2 có vai trò gì ?
+ Viết phương trình hóa học?
- Yêu cầu HS nhắc lại tính chất vật lý của oxi.
à Vì vậy ta có thể thu oxi bằng 2 cách:
+Dời chỗ nước.
+ Dời chỗ không khí.
-Lắp ráp dụng cụ thí nghiệm à Biểu diễn thí nghiệm thu khí oxi.
- Theo em tại sao khi làm thí nghiệm phải hơ nóng đều ống nghiệm trước khi tập trung đun ở đáy ống nghiệm?
- Tại sao khi đun nóng KMnO4 ta phải đặt miếng bông ở đầu ống nghiệm ?
-Khi thu khí oxi bằng cách đẩy không khí, tại sao phải đặt miệng bình hướng lên trên và đầu ống dẫn khí phải để ở sát đáy bình ?
- Theo em làm cách nào để biết được ta đã thu đầy khí oxi vào bình ?
-Khi thu oxi bằng cách đẩy nước ta phải chú ý điều gì ?
=> Qua các thí nghiệm trên em có thể rút ra được kết luận gì ?
- Những hợp chất làm nguyên liệu để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm là những hợp chất có nguyên tố oxi.
-SO2 , P2O5 , Fe3O4 , CaO , KClO3, KMnO4, …
-Những hợp chất có nhiều nguyên tử oxi: P2O5 , Fe3O4, KClO3, KMnO4, à hợp chất giàu oxi.
- Trong các giàu oxi, chất kém bền và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao: KClO3, KMnO4
-1-2 HS đọc thí nghiệm 1a SGK/ 92 à làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát và ghi lại hiện tượng vào giấy nháp.
+ Vì khí oxi duy trì sự sống và sự cháy nên làm cho que đóm còn tàn than hồng bùng cháy.
+Phương trình hóa học:
t0
KMnO4 à Chất rắn + O2
(K2MnO4 và MnO2)
-Quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV và nhận xét: khi đun nóng KClO3 à O2
+ MnO2 đóng vai trò là chất xúc tác.
+ Phương trình hóa học:
t0
2 KClO3 à 2 KCl + 3 O2
-Oxi là chất khí tan ít trong nước và nặng hơn không khí.
-Quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV để trả lời các câu hỏi:
- Khi làm thí nghiệm phải hơ nóng đều ống nghiệm trước khi tập trung đun ở đáy ống nghiệm để ống nghiệm nóng đều à không bị vỡ.
- Khi đun nóng KMnO4 ta phải đặt miếng bông ở đầu ống nghiệm để tránh thuốc tím theo ống dẫn khí thoát ra ngoài.
- Vì khí oxi nặng hơn không khí nên khi thu khí oxi bằng cách đẩy không khí phải đặt miệng bình hướng lên trên và đầu ống dẫn khí phải để ở sát đáy bình.
- Để biết được khí oxi trong bình đã đầy ta dùng que đóm đặt trên miệng ống nghiệm.
- Khi thu oxi bằng cách đẩy nước ta phải chú ý: rút ống dẫn khí ra khỏi chậu trước khi tắt đèn cồn.
-Kết luận
I. Điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm.
1. Thí nghiệm:
2. Kết luận:
-Trong phòng thí nghiệm, khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3.
2KMnO4K2MnO4MnO2+O2
2KClO32KCl+3O2
-Có 2 cách thu khí oxi:
+ Đẩy nước.
+ Đẩy không khí.
Hoạt động 2. Tìm hiểu cách sản xuất khí oxi trong công nghiệp
-Trong thiên nhiên nguồn nguyên liệu nào được dùng để sản xuất khí oxi ?
-Các nguyên liệu để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm có thể dùng để sản xuất khí oxi trong công nghiệp được không ? vì sao ?
- Theo em lượng oxi được điều chế trong phòng thí nghiệm như thế nào ?
- Thiết bị để điều chế khí oxi trong công nghiệp có giống với thiết bị để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm không ?
*Đối với việc sản xuất khí oxi từ không khí:
- Hỗn hợp trong không khí gồm chủ yếu những khí nào ?
à Vì vậy, ta sẽ hóa lỏng không khí và cho bay hơi để thu được khí O2.
*Sử dụng tranh:
-Ta có thể điện phân nước để thu được khí O2 và khí H2 riêng biệt.
_ Kết luận
- Trong thiên nhiên nguồn nguyên liệu được dùng để sản xuất khí oxi là nước và không khí.
- Các nguyên liệu để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm không thể dùng để sản xuất khí oxi trong công nghiệp được vì các nguyên liệu này hiếm và mắc tiền.
- Lượng oxi được điều chế trong phòng thí nghiệm ít, quy mô sản xuất nhỏ và rất đắt.
- Không thể dùng thiết bị để điều chế khí oxi trong phòng thí nghiệm để điều chế khí oxi trong công nghiệp vì những thiết bị đó quá quá phức tạp.
- Hỗn hợp trong không khí gồm chủ yếu những khí O2 và N2
-HS nghe và ghi nhớ cách thu khí O2:
-1960C
-1830C
00C
T0s của O2
T0s của N2
à Thu được khí N2 trước.
-Nghe và ghi nhớ phương trình hóa học:
à
Chất tham gia: H2O
Chất sản phẩm: H2, O2
- Viết PTHH
Điện phân
2 H2O 2 H2 + O2
II. Sản xuất khí oxi trong công nghiệp.
1. Sản xuất khí oxi từ không khí:
2. Sản xuất khí oxi từ nước.
Điện phân
2H2O 2H2 + O2
Hoạt động 3. Tìm hiểu phản ứng phân hủy
-Yêu cầu HS hoàn thành bảng SGK/ 93.
- Yêu cầu HS trình bày kết quả và nhận xét: Các phản ứng trong bảng trên có đặc điểm gì giống nhau ?
à Những phản ứng như vậy gọi là phản ứng phân hủy. Vậy thế nào phản ứng phân huỷ
-Hãy cho ví dụ.
-Hãy so sánh phản ứng hóa hợp với phản ứng phân hủy àTìm đặc điểm khác nhau cơ bản giữa 2 loại phản ứng trên ?
-Trao đổi nhóm hoàn thành bảng SGK/ 93
-Các phản ứng trong bảng trên đều có 1 chất tham gia phản ứng.
-Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
2KMnO4K2MnO4MnO2+O2
2KClO32KCl+3O2
PƯHHợp
PƯPHủy
Chất t.gia
Nhiều
1
Sản phẩm
1
Nhiều
à Phản ứng hóa hợp và phản ứng phân hủy trái ngược nhau.
III. Phản ứng phân hủy.
- Phản ứng phân hủy là phản ứng hóa học trong một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
- Ví dụ:
2KMnO4K2MnO4MnO2+O2
2KClO32KCl+3O2
CaCO3 CaO + CO2
5. Tổng kết
a) Củng cố:
- Hướng dẫn HS giải bài tập SGK/ 94
+ Bài tập 1 Sgk( 94)
Đáp án: b, c.
Vì KClO3 và KMnO4 là những chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
+ Bài tập 5 Sgk(94)
a. CaCO3 CaO + CO2
b. Phản ứng trên là phản ứng phân hủy vì có một chất tham gia tạo thành 2 sản phẩm.
b) Chuẩn bị bài:
(1) Nêu và giải thích hiện tượng ở thí nghiệm hình 4.7 Sgk(95)
(2) Lấy các ví dụ chứng minh là trong khơng khí cĩ CO2 và hơi nước.
(3) Nêu cá biện pháp bảo vệ khơng khí tránh sự ơ nhiễm.
(4) Các diều kiện phát sinh và dập tắc sự cháy?
V./ KINH NGHIỆM BỔ SUNG
Tuần: 21 Ngày soạn : 17.06.2008
Tiết: 42+ 43 Ngày dạy :
Bài 28 KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY
I./ MỤC TIÊU
:
-Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích là: 78% N2, 21% O2 và 1% các chất khí khác.
-Sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
-Hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy.
II./ CHUẨN BỊ
1. Giáo viên :
- Hóa chất: P đỏ.
- Dụng cụ:
+ Chậu nước pha màu đỏ, diêm, đèn cồn, que đóm.
+ Ống đong có chia vạch, thìa đốt hóa chất.
2. Học sinh: Soạn bài theo các câu hỏi chuẩn bị bài
III./ PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại gợi mở + trực quan
IV./ TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Bài tập 1 Sgk( 94)
Đáp án: b, c.
Vì KClO3 và KMnO4 là những chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
+ Bài tập 5 Sgk(94)
a. CaCO3 CaO + CO2
b. Phản ứng trên là phản ứng phân hủy vì có một chất tham gia tạo thành 2 sản phẩm
-Bài tập 4 Sgk( 94)
2KClO3 à 2KCl + 3O2
a.à
b. à
3. Giới thiệu bài: Trong khơng khí bao gồm những chất khí gì? Thành phấn của các chất khí đĩ như thế nào?
4. Các họat động dạy học
Hoạt động 2. Xác định thành phần của không khí
-Trong không khí có những chất khí nào ? à Theo em khí nào chiếm nhiều nhất? Các khí này có thành phần như thế nào ?
-Giới thiệu dụng cụ và hóa chất để tiến hành thí nghiệm.
- Quan sát ống đong à theo em ống đong có bao nhiêu vạch ?
-Đặt ống đong vào chậu nước, đến vạch thứ nhất (số 0), đậy nút kín à không khí trong ống đong lúc này chiếm bao nhiêu phần ?
-Biểu diễn thí nghiệm:
+Khi P cháy mực nước trong ống đong thay đổi như thế nào ?
+ Chất khí nào trong ống đong đã tác dụng với P đỏ
-Từ sự thay đổi mực nước trong ống đong em có thể rút ra tỉ lệ về thể tích của khí oxi trong không khí.
-Bằng thực nghiệm ngưới ta xác định được khí O2 chiếm 21% thành phần của không khí. Vậy chất khí còn lại trong ống đong chiếm mấy phần ?
- Phần lớn khí còn lại trong ống đong không duy trì sự sống, sự cháy, không làm đục nước vôi trong à Đó là khí N2 chiếm khoảng 78% thành phần của không khí.
-Ngoài 2 chất khí là O2 và N2, trong không khí còn chứa những chất gì khác ?
+ Các khí còn lại chiếm khoảng 1% thành phần của không khí.
+ Em có kết luận gì về thành phần của không khí ?
- trong không khí có những chất khí : O2 , N2 , …
-Không khí trong ống đong lúc này chiếm 5 phần hay
+Khi P cháy mực nước trong ống đong dâng lên đến vạch số 2 (số 1).
+ Khí O2 trong ống đong đã tác dụng với P đỏ để tạo thành khói trắng (P2O5).
à Thể tích của khí oxi trong không khí chiếm 1 phần.
Hay
- Chất khí còn lại trong ống đong chiếm 4 phần.
+ 21% khí O2 .
+78% khí N2 .
- Ngoài 2 chất khí là O2 và N2, trong không khí còn chứa: hơi H2O, CO2, khí hiếm, …
- Ví dụ:
+ CO2: Thở,đốt cháy nhiên liệu àĐục nước vơi trong.
+ Hơi nước: sương, mưa,…
-Kết luận: Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, có thành phần:
+ 21% khí O2 .
+78% khí N2 .
+1% các khí khác.
I. Thành phần của không khí.
1. Thí nghiệm:
2. Kết luận:
- Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí.
- Thành phần theo thẩ tích của không khí là:
+ 21% khí O2 .
+78% khí N2 .
+1% các khí khác.
Hoạt động 3. Tìm hiểu cách bảo vệ không khí trong lành tránh ô nhiễm.
-Theo em nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí à nêu tác hại ?
-Chúng ta phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm ?
-Đọc Sgk( 96) à nêu được:
+Tác hại: Sức khỏe của con nưuời, động thực vật, các cơng trình xây dựng, thiên tai, ….
+ Biện pháp :
*Trồng rừng.
*Xử lí khí thải của nhà máy, …
3. Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm.
- Hạn chế và xử lí khí thải của các nhà máy.
- Tồng nhiều cây xanh.
Hoạt động 4. Tìm hiểu sự cháy và sự oxi hóa chậm.
-Khi đốt cháy P, S, Fe trong oxi (trong không khí), ta thấy có hiện tượng gì ?
-Những hiện tượng như vậy, người ta gọi đó là sự cháy.
-Vậy thế nào là sự cháy?
-Sự cháy trong không khí và trong oxi có gì giống và khác nhau ?
-Tại sao các chất cháy trong oxi lại tạo ra nhiệt độ cao hơn khi cháy trong không khí?
- Các đồ vật bằng gang, sắt, … dùng lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng gì ?
-Đồ vật bằng gang, sắt, … khi dùng lâu bị gỉ là do các đồ vật này đã hóa hợp từ từ với oxi trong không khí à gọi là sự oxi hóa chậm.
-Sự oxi hóa chậm cĩ phát sáng và tỏa nhiệt ?
-Trong cơ thể con người có sự oxi hóa chậm không ?
-Giới thiệu: ự oxi hóa chậm khi có điều kiện nhất định sẽ chuyển thành sự cháy gọi là sự tự bốc cháy.
à Vì vậy trong nhà máy, người ta thường cấm không được chất giẻ lau có dính dầu mỡ thành đống để đề phòng sự tự bóc cháy.
-Hãy so sánh sự cháy và sự oxi hóa chậm ?
-Khi đốt cháy P, S, Fe trong oxi (trong không khí), ta thấy có hiện tượng:
+Toả nhiệt.
+Phát sáng.
-Sự cháy là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng.
- Khi ga, củi, … cháy gọi là sự cháy.
-Sự cháy trong không khí và trong oxi đều là sự oxi hóa. Nhưng sự cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn.
- Các chất cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn khi cháy trong không khí vì trong không khí có lẫn 1 số chất khí khác đặc biệt là khí N2 nên tốn nhiệt độ để làm nĩng các khí này,..
- Các đồ vật bằng gang, sắt, … dùng lâu ngày trong không khí thường bị gỉ.
- chất dinh dưỡng cho cơ thể bị oxi hĩầ năng lượng .
-Sự oxi hĩa chậm :
+ P trắng
+ Đĩa than bùn/ rừng
Sự cháy
Sự oxi hóa chậm
Giống
-là sự oxi hóa và có toả nhiệt
Khác
-phát sáng
-không phát sáng
-xảy ra nhanh
-xảy ra chậm
II. Sự cháy và sự oxi hóa.
1. Sự cháy:
là sự oxi hóa có toả nhiệt và phát sáng.
Ví dụ:
2. Sự oxi hóa chậm:
là sự oxi hóa có toả nhiệt nhưng không phát sáng.
Ví dụ :
Hoạt động 2: Tìm hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và dập tắt sự cháy (17’)
-S, P, Fe muốn cháy được cần phải có điều kiện nào ?
à Vậy điều kiện phát sinh sự cháy là gì ?
- Theo em muốn dập tắt sự cháy ta phải làm gì ?
- Ta phải hạ thấp nhiệt độ cháy bằng cách nào ?
-Em hãy tìm 1 số biện pháp để cách li chất cháy với oxi ?
- Theo em muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy ta phải làm gì ? Vì sao ?
- Theo em khi muốn dập tắt sự cháy ta có cần phải áp dụng đồng thời cả 2 biện pháp đó không ?
-Trong thực tế khi muốn dập tắt sự cháy ta chỉ cần vận dụng 1 trong 2 biện pháp trên là đủ để dập tắt sự cháy.
-S, P, Fe muốn cháy được cần phải được đốt nóng và có đủ oxi.
- Muốn dập tắt sự cháy ta phải:
+ Hạ thấp nhiệt độ cháy.
+ Cách li chất cháy với O2.
-Phải hạ thấp tO cháy bằng cách phun nước.
- Để cách li chất cháy với oxi ta có thể:
+Dùng bao dày tẩm nước.
+ Dùng cát, đất.
+ Phun khí CO2.
-Muốn dập tắt ngọn lửa do xăng dầu cháy ta phải cách li chất cháy với O2, không được dùng nước để dập tắt đám cháy vì xăng dầu không tan trong nước, nhẹ hơn nước, nổi lên trên làm đám cháy lan rộng hơn.
3. Điều kiện phát sinh và dập tắc sự cháy
a. Các điều kiện phát sinh sự cháy:
-Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy.
-Phải có đủ oxi cho sự cháy.
b. Các biện pháp để dập tắt sự cháy:
-Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy.
-Cách li chất cháy với oxi.
5.Tổng kết
a) Củng cố:
- Hướng dẫn HS đọc phầ ghi nhớ Sgk(98)
- Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 7 SGK/ 99:
a. Thể tích không khì mỗi người cần trong 1 ngày:0,5 . 24 = 12 (m3)
b. Thể tích oxi mỗi người cần trong 1 ngày:
b) Chẩn bị bài:
- Soạn nội dung cần nhớ vào tập bài học.
- Làm bài tập Sgk
V./ KINH NGHIỆM BỔ SUNG
File đính kèm:
- Hoa94143.doc