1.Kiến thức
- HS biết : Axit cacbonic là axit yếu không bền, muối cacbonat có những tính chất của muối như tác dụng với axit, kiềm, muối, bị nhiệt phân huỷ, ứng dụng của muối cacbonat trong đời sống sản xuất.
2.Kĩ năng :
- Viết các PTHH biểu diễn tính chất hoá học .
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2159 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 29 : axit cacbonic và muối cacbonat tuần 18, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Tiết 37
Ngày Soạn : 05/01/2008
Bài 29 : AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
I Mục tiêu
1.Kiến thức
- HS biết : Axit cacbonic là axit yếu không bền, muối cacbonat có những tính chất của muối như tác dụng với axit, kiềm, muối, bị nhiệt phân huỷ, ứng dụng của muối cacbonat trong đời sống sản xuất.
2.Kĩ năng :
- Viết các PTHH biểu diễn tính chất hoá học .
3.Thái độ : hs thêm yêu thích môn học và biết áp dụng khoa học kĩ thuật vào đời sống sản xuất.
II/ Phương pháp : Trực quan ,thảo luận nhóm.
II/ Chuẩn bị
1.Giáo viên :
Dụng cụ : lọ thuỷ tinh ống nghiệm ,giá ống nghiệm ,đèn cồn ,muôi sắt .
Hoá chất : lọ HCl, Na2CO3, NaHCO3
2. Học sinh:
- Đọc và nghiên cứu trước bài mới
IV /Tiến trình bài dạy
1.Ổn định tổ chức : (1’)
2.Bài cũ :(10’)
-HS 1 : trình bày tính chất hoá học của CO?.
-HS 2 : trình bày tính chất hoá học của CO2?
-HS 3 : Làm BT 2 sgk trang 87
-HS 2 : Làm BT 3sgk trang 87
3.Bài mới :
Giới thiệu bài : axit cacbonic và muối cacbonat có tính chất và ứng dụng như thế nào ta vào bài học hôm nay.
Tg
Nội dung cơ bản
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10’
Hoạt động 1: tìm hiểu Axit cacbonic
I/ Axit cacbonic
1, Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lí:
-CO2 có trong nước mưa và trong khí quyển.
-khí cacbondioxit tan một ít trong nước tạo axit cacbonic.
2,Tính chất hoá học:
H2CO3 là một axít yếu làm quỳ quỳ tím chuyển sang màu đỏ nhạt và là một axit không bền dễ phân huỷ thành CO2 và H2O.
H2CO3 CO2 + H2O
GV cho hs đọc sgk và cho biết về trạng thái thiên nhiên và tính chất vật lí của cacbonic.
Gv yêu cầu hs thảo luận nhóm cho biết tính chất hoá học của axit cacboníc
Gv nhân xét à kiến thức
HS đọc sgk và trả lời
Hs thảo luận nhóm theo bàn
Trình bày và nhận xét.
16’
Hoạt động 2:Tìm hiểu cacbonat
II/ Muối cacbonat:
1,Phân loại:
-muối cacbonat trung hoà : CaCO3, Na2CO3
-muối cacbonat axit : KHCO3, Ca(HCO3)…
2,Tính chất :
a/Tính tan : đa số muối cacbonat không tan trong nước trừ Na2CO3, K2CO3... Hầu hết các muối hidrocacbonat đều tan.
b/Tính chất hoá học:
* phản ứng với axít tạo muối và khí H2
NaHCO3 + HCl NaCl+H2O+ CO2
Na2CO3 +2HCl 2NaCl+H2O+ CO2
* phản ứng với bazo
Na2CO3+Ca(OH)2 2NaOH+ CaCO3
* phản ứng với muối :
Na2CO3 +CaCl2 2NaCl + CaCO3
* Muối cacbonat bị nhiệt phân huỷ
CaCO3 t0 CaO + CO2
2NaHCO3 Na2CO3 + H2O + CO2
c,Ứng dụng:
-Lamø nguyên liệu sản xuất vôi ximăng, thuốc chữa bệnh , bình cứu hoả...
Gv cho các ví dụ yêu cầu hs dựa vào thành phần nguyên tố phân lọai muối cacbonat ?
Gv cho hs quan sát bảng tính tan của muối cho biết tính tan của muối cacbonat
Gv yêu cầu hs thaỏ luận tính chất hoá học của muối cácbonat viết phương trình phản ứng minh hoạ.
Hs trình bày gv tổng kết à kiến thức.
Gv yêu cầu hs tìm hiểu ứng dụng của muối cacbonat trong sgk
HS tìm điểm khác nhau và phân loại muối
Hs quan sát trả lời
Hs thảo luận theo nhóm tổ viết phương trình ra bảng phụ trình bảy trên bảng các nhóm nhận xét lẩn nhau
5’
Hoạt động 3: củng cố bài học
Gv cho hs làm bài tập 3/91
Gv nhận xét cho điểm Hs
Hs làm việc cá nhân
C+ O2 t0 CO2
CaO+CO2 CaCO3
CaCO3 t0 CaO+ CO2
3’
4, Nhận xét và dặn dò:
Nhận xét :Giáo viên nhận xét đánh giá giờ học,rút kinh nghiệm cho giờ sau
Dặn dò : về nhà học bài ,làm bài tập 2,3,4,5,6 sgk trang 91.Đọc trước bài 30” Silic công nghiệp silicat”
V/ Rút kinh nghiệm giờ dạy:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- bai 23 axit cacbonic va muoi cacbonat.doc