Bài giảng bài 29 - Bài khái quát về nhóm halogen

MỤC TIÊU:

- Biết được vị trí trong BTH các nguyên tố, đặc điểm chung về cấu tạo nguyên tử, cấu tạo phân tử, số oxi hoá của các nguyên tố trong nhóm halogen.

- Hiểu được tính chất hoá học đặc trưng của các nguyên tố trong nhóm halogen là tính oxi hoá mạn, vì sao tính chất lí, hoá học của các halogen biến đổi có quy luật.

 

doc19 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1458 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng bài 29 - Bài khái quát về nhóm halogen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 29 - Khái quát về nhóm HAlogen I - Mục tiêu: - Biết được vị trí trong BTH các nguyên tố, đặc điểm chung về cấu tạo nguyên tử, cấu tạo phân tử, số oxi hoá của các nguyên tố trong nhóm halogen. - Hiểu được tính chất hoá học đặc trưng của các nguyên tố trong nhóm halogen là tính oxi hoá mạn, vì sao tính chất lí, hoá học của các halogen biến đổi có quy luật. II - Chuẩn bị: - BTH các nguyên tố hoá học, bảng 5.1 SGK - Một số đặc điểm của các nguyên tố nhóm halogen. - GV giao cho HS chuẩn bị trước một số nội dung kiến thức về BTH các nguyên tố hoá học có liên quan để tăng cường tính chủ động của HS. Cụ thể là: Các nguyên tố trong cùng một nhóm A có những đặc điểm gì giống nhau? Về cấu tạo lớp electron ngoài cùng (trạng thái cơ bản, trạng thái kích thích). Số electron độc thân ở lớp ngoài cùng. Số oxi hoá. Tính chất hoá học của nguyên tố. Vận dụng đối với nhóm VIIA. F có gì khác với Cl, Br, I? Cấu tạo lớp electron ngoài cùng (ở trạng thái cơ bản, trạng thái kích thích), số electron độc thân có khả năng tham gia liên kết hoá học. Độ âm điện. Số oxi hoá. Quy luật biến đổi tuần hoàn cấu tạo (cấu hình electron lớp ngoài cùng, bán kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại - phi kim, tính oxi hóa), tính chất các nguyên tố, đơn chất. Vận dụng các quy luật đó đối với các nguyên tố nhóm VIIA? Có thể thiết kế bài giảng bằng phần mềm Powerpoin. III - Thiết kế hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập GV: - Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào? - Các quy luật biến đổi về cấu tạo và tính chất các chất thể hiện trong nhóm halogen như thế nào? HS nắm được mục tiêu và định hướng bài học. Hoạt động 2: Vị trí nhóm halogen trong BTH các nguyên tố GV treo BTH, giới thiệu cho HS nhóm halogen, yêu cầu HS nêu tên, viết các kí hiệu hoá học các nguyên tố trong nhóm. HS sử dụng BTH, xác định vị trí nhóm, đọc tên, viết kí hiệu các nguyên tố nhóm halogen. GV: Vị trí của các nguyên tố nhóm halogen trong chu kì có điểm gì đặc biệt? HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi. Hoạt động 3: Cấu hình electron nguyên tử và cấu tạo phân tử của các nguyên tố trong nhóm halogen GV: Từ vị trí trong BTH (chu kì, nhóm A) hãy cho biết cấu tạo lớp electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIA? HS trình bày bài chuẩn bị, thảo luận bổ sung kiến thức và rút ra: - Số lớp electron = số thứ tự chu kì = n. - Số e lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIA = nhau và = số thứ tự nhóm = 7. ị Lớp e ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIA là: ns2np5. Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 1 (a, b, c) và 2 đã cho chuẩn bị trước. Từ đó HS viết sự phân bố electron theo obital và xác định số electron độc thân ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích: - F: có 1 e độc thân. - Cl, Br, I: có 1, 3, 5, 7 e độc thân. GV: Hãy viết công thức phân tử, công thức electron, công thức cấu tạo, cho biết loại liên kết hoá học trong phân tử đơn chất halogen. HS vận dụng kiến thức phần liên kết hoá học trả lời câu hỏi. GV: Cho biết đặc điểm năng lượng liên kết trong các halogen? Đặc điểm đó cho thấy phân tử halogen bền hay kém bền? Dễ hay khó tham gia vào phản ứng hoá học? HS tham khảo bảng 5.1 SGK, nêu đặc điểm năng lượng liên kết của halogen từ đó suy ra phân tử X2 dễ tách thành 2 nguyên tử, có nghĩa là phân tử kém bền, dễ dàng tham gia vào phản ứng hoá học. Hoạt động 4: Khái quát về tính chất của các halogen GV: Những tính chất vật lí nào biến đổi có quy luật? Vì sao những tính chất đó lại biến đổi có quy luật? HS tham khảo SGK trả lời được: trạng thái tập hợp, màu sắc, t0nc, t0sôi biến đổi có quy luật. GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm chung về cấu tạo đơn chất các halogen (thành phần đều là X2, đều có liên kết cộng hoá trị ...) để trả lời câu hỏi. GV bổ sung thêm tính tan, tính độc. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1d (ở phần cho HS chuẩn bị). HS trả lời câu hỏi, thảo luận, rút ra: - Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử = 7 ị có tính phi kim, nguyên tử có khả năng thu thêm 1e ị đều có số oxi hoá = - 1. X + 1e → X - - Độ âm điện lớn ị là các phi kim điển hình, có tính oxi hoá mạnh. GV: Em hãy lấy ví dụ về các hợp chất của halogen trong đó số oxi hóa của halogen là -1. HS dẫn ra ví dụ minh hoạ như: HF, HCl, HBr, HI, NaCl, NaBr ... GV nhận xét và hướng dẫn HS rút ra kết luận. HS rút ra kết luận như SGK. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 3 ở phần chuẩn bị. HS trả lời câu hỏi, thảo luận, rút ra thứ tự tính phi kim của các nguyên tố nhóm halogen với các nguyên tố trong chu kì (F > O > N ..., Cl > S, ... ) Halogen là chất oxi hoá mạnh nhất so với các nguyên tố trong cùng chu kì. Tính phi kim, tính oxi hoá của các nguyên tố nhóm halogen theo trình tự: F > Cl > Br > I. GV: Vì sao trong tất cả các hợp chất F luôn có số oxi hoá -1 còn các halogen khác có các số oxi hoá: - 1, + 1, + 3, + 5, + 7. HS so sánh độ âm điện của F với các nguyên tố khác, đặc điểm cấu tạo electron ngoài cùng của các nguyên tố Cl, Br, I (trạng thái cơ bản, trạng thái kích thích) để giải thích và rút ra kết luận về số oxi hoá của halogen. Hoạt động 5: Tổng kết và vận dụng HS làm các bài tập trong SGK. Bài 30 - clo I - Mục tiêu: - Biết được: Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. - Hiểu được: Tính chất hoá học cơ bản của clo là phi kim điển hình, có tính oxi hoá mạnh. Clo còn có tính khử. II - Chuẩn bị: Tiết 1: Dừng ở phần kết thúc tính chất hoá học của clo. - Hoá chất: 2 bình đựng khí clo, 1 bình đựng nước clo, Na, dây Fe. - Thí nghiệm mô phỏng clo tác dụng với hiđro, dd KI, KBr, quỳ tím, thìa thuỷ tinh. Tiết 2: Phần còn lại cho đến hết bài. - Dụng cụ và hoá chất điều chế clo trong phòng thí nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, hoặc thí nghiệm mô phỏng điều chế clo trong phòng thí nghiệm. - Mô hình điều chế clo trong công nghiệp (thùng điện phân NaCl). - Giao cho HS tìm hiểu về ứng dụng và tác hại của clo và những vấn đề môi trường có liên quan đến clo. - Có thể soạn bài bằng phần mềm Powerpoin. Phiếu học tập Nội dung 1: Nghiên cứu tính chất vật lí của clo - Trạng thái? - Tính tan? - Độc hay không độc? - Màu sắc? - Nặng hay nhẹ hơn kk? - Các tính chất khác? Nội dung 2: Nghiên cứu tính chất hoá học. 1. Nhận xét về cấu tạo: - Cấu hình electron của clo ở trạng thái cơ bản, trạng thái kích thích? - Số electron độc thân? - So sánh độ âm điện của clo với các nguyên tố khác? 2. Từ cấu tạo, dự đoán tính chất hoá học của clo: - Clo có tính chất gì? Vì sao? - Clo tác dụng được với những hoá chất nào? 3. Các phản ứng chứng minh tính chất hoá học của clo: Tên thí nghiệm Hiện tượng Giải thích, PTHH Na + Cl2 Fe + Cl2 H2 (K) + Cl2 (K) Quỳ tím + Cl2 khô Quỳ tím + dd Cl2 Cl2 + dd NaBr Cl2 + dd NaI Vận dụng tính chất hoá học của clo làm các bài tập sau đây: Bài 1: Hãy viết các PTHH của Cl2 tác dụng với đơn chất, hợp chất để điều chế FeCl3. Bài 2: Clo tác dụng được với các hoá chất nào sau đây? Hãy chọn phương án đúng nhất: Cu, NaBr, KOH, CH4, FeSO4. Mg, C6H6, KF, KI, KOH. Fe, O2, H2, H2O, NaOH. Na, Na2O, NaOH, NaBr, NaI. 4. Kết luận về tính chất hoá học của clo. III - Thiết kế hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập GV: Clo là nguyên tố tiêu biểu và quan trọng nhất trong nhóm halogen. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, phát xít Đức đã dùng khí clo để giết người hàng loạt. Tuy nhiên những hợp chất của clo rất quen thuộc và vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta như muối ăn (NaCl, axit clohiđric có trong dịch vị dạ dày, một số thuốc trừ sâu, phân bón hoá học, dược phẩm, thuốc tẩy .... Vậy tại sao phát xít Đức lại sử dụng clo làm vũ khí hoá học? Clo có tính chất vật lí, tính chất hoá học gì? Clo có những ứng dụng gì và điều chế clo như thế nào? Hoạt động 2: Tính chất vật lí GV cho HS quan sát bình đựng khí clo, bình đựng nước clo và yêu cầu HS hoàn thành nội dung 1 trong phiếu học tập. HS quan sát bình đựng khí clo và bình đựng nước clo và trả lời câu hỏi về tính chất vật lí của clo ở nội dung 1 trong phiếu học tập. GV hướng dẫn cho HS nếu gặp trường hợp ngộ độc khí clo thì sơ cứu ban đầu là đưa ngay nạn nhân ra nơi thoáng khí và hô hấp nhân tạo. HS tham khảo SGK và trả lời: do clo rất độc, clo phá hoại niêm mạc đường hô hấp gây chết người. GV: Nếu nhà máy hoá chất thải trực tiếp khí clo ra không khí bằng những ống khói rất cao, thì việc làm đó có gây độc trực tiếp cho con người sống trong kgu vực đó không? Tại sao? HS giải thích dựa vào tỉ khối của clo so với không khí để trả lời câu hỏi và tham khảo SGK bổ sung thêm một số tính chất vật lí khác của clo như nhiệt độ hoá lỏng, hoá rắn. Hoạt động 3: Tính chất hoá học GV yêu cầu HS trả lời nội dung 2.1 trong phiếu học tập. HS trả lời câu hỏi, thảo luận, kết luận về: - Cấu hình electron của clo (trạng thái cơ bản, kích thích). - Số electron độc thân có khả năng tham gia LKHH. - Độ âm điện F > O > Cl > các nguyên tố khác. GV: Với đặc điểm về cấu hình electron và độ âm điện hãy giải thích: Trong hợp chất với flo và oxi, clo có số oxi hoá dương (+ 1, + 3, + 5, + 7), còn trong các trường hợp khác clo chỉ co số oxi hoá - 1. HS tiến hành: - So sánh độ âm điện của clo với F, O ị trong hợp chất với F, O clo có số oxi hoá dương, trong hợp chất với các nguyên tố khác clo có số oxi hoá âm. - Clo có 1, 3, 5, 7 electron độc thân ở lớp ngoài cùng (trạng thái cơ bản, kích thích) ị clo có các số oxi hoá dương là + 1, + 3, + 5, + 7. - Clo có 7e ở lớp ngoài cùng nên số oxi hoá âm là - 1. GV: Từ những đặc điểm trên cho biết tính chất hoá học cơ bản của clo là gì? GV bổ sung: - Clo có các số oxi hoá: - 1 0 + 1, + 3, + 5, + 7 (hợp chất) (đơn chất) (hợp chất) Vì thế trong một số phản ứng số oxi hoá của clo có thể tăng lên, clo còn thể hiện tính khử. GV: Em cho biết clo có thể tác dụng với những chất nào? HS dự đoán tính chất hoá học của clo: - Clo có 7e ở lớp ngoài cùng ị clo là một phi kim, nguyên tử dễ thu thêm 1e để đạt cấu hình khí hiếm Ar: Cl0 + 1e → Cl - - Clo có độ âm điện lớn ị clo là một phi kim hoạt động, có tính chất đặc trưng là tính oxi hoá mạnh. Nêu các phản ứng hoá học của clo như: tác dụng với kim loại, hiđro, nước, dd kiềm v.v... GV: Sau đây chúng ta sẽ cùng xem xét bản chất và vai trò của clo trong các phản ứng hoá học đó. GV làm thí nghiệm Na, Fe + Cl2 hoặc chiếu cho HS xem 2 TN đó trên máy chiếu, yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong phiếu học tập. HS quan sát TN, nêu hiện tượng, giải thích, viết các PTHH và vai trò của clo trong phản ứng cuối cùng rút ra kết luận: - Clo tác dụng mạnh với kim loại tạo thành muối clorua là hợp chất ion, phản ứng xẩy ra nhanh, toả nhiều nhiệt kèm theo phát sáng. PTTQ: 2M + nCl2 → 2Mn+Cln- - Các phản ứng này đều là phản ứng oxi hoá - khử, clo đóng vai trò chất oxi hoá. HS trả lời câu hỏi vào phiếu học tập, thảo luận kết quả và rút ra nhận xét. GV cho HS quan sát TN mô phỏng Cl2 + H2. GV yêu cầu HS viết PTHH clo tác dụng với hiđro, xác định bản chất của phản ứng, vai trò của clo trong phản ứng. HS quan sát, nêu hiện tượng, giải thích, viết PTHH, xác định bản chất của phản ứng, vai trò của clo trong phản ứng. Tiến hành thảo luận chữa bài và kết luận. GV chữa bài của HS, tổ chức cho HS thảo luận. GV làm TN lần lượt cho một mẩu giấy quỳ khô vào lọ khí Cl2 và một mẩu giấy quỳ vào bình đựng dd Cl2. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong phiếu học tập, tổ chức cho HS thảo luận kết quả và rút ra kết luận. GV: Viết phương trình của Cl2 + NaOH? Xác định bản chất của phản ứng? Vai trò của Cl2 trong phản ứng? GV làm TN hoặc chiếu cho HS quan sát TN Cl2 + dd KBr và KI. GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong phiếu học tập, thảo luận kết quả. HS quan sát, nêu hiện tượng, giải thích, viết PTHH, xác định bản chất của phản ứng, vai trò của clo trong phản ứng và rút ra kết luận phản ứng của clo với dd kiềm cũng thuộc loại phản ứng tự oxi hoá, tự khử, clo vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử. HS quan sát, nêu hiện tượng, giải thích, viết PTHH vào phiếu học tập, thảo luận chữa bài và kết luận: Tính oxi hoá của Cl yếu hơn F; mạnh hơn Br, I. GV: Clo còn oxi hoá được nhiều chất khử khác. Hãy hoàn thành các PTHH sau đây: Cl2 + SO2 + H2O → ? Cl2 + FeCl2 → ? HS hoàn thành PTHH (xác định số oxi hoá, dự đoán sản phẩm, cân bằng PTHH) từ đó rút ra các phản ứng đều có bản chất là oxi hoá khử, clo là chất oxi hoá. Hoạt động 4: Tổng kết và vận dụng (kết thúc tiết 1) Sau khi HS hoàn thành bài tập củng cố GV nhận xét, hướng dẫn HS rút ra kết luận. GV giao bài tập về nhà cho HS và việc chuẩn bị chi tiết học sau. HS làm các bài tập trong phiếu học tập. HS chữa bài, cuối cùng rút ra kết luận về tính chất hoá học của clo vào phiếu học tập: - Clo là một phi kim hoạt động. - Tính chất hoá học đặc trưng của clo là tính oxi hoá mạnh: Cl2 + 2e → 2Cl -, clo oxi hoá nhiều đơn chất, hợp chất. - Trong một số phản ứng hoá học clo còn thể hiện tính khử. Hoạt động 5: Tổ chức tình huống học tập (tiết 2) GV: Tiết học trước chúng ta đã biết độc tính của clo và những tính chất hoá học của clo, clo có những ứng dụng gì? được diều chế như thế nào? HS định hướng được nội dung cần nắm được. Hoạt động 6: GV: Hãy cho biết các ứng dụng của clo? HS tam khảo SGK trình bày các ứng dụng của clo: là một trong những hoá chất quan trọng nhất của nền công nghiệp hoá chất. GV: Clo là một hoá chất có tính độc tuy nhiên nếu hiểu biết đầy đủ về clo, sử dụng clo đúng mục đích thì clo là chất có lợi cho con người, ngược lại sẽ có hại không nhỏ. GV bổ sung các thông tin về tác hại của clo và hợp chất. HS rút ra kết luận: Khi sử dụng hoá chất chúng ta phải tìm hiểu đầy đủ về tính chất lí, hoá học của chúng để sử dụng sao có lợi cho chúng ta và không gây hại cho môi trường. Hoạt động 7: Trạng thái tự nhiên GV: Clo có 2 đồng vị bền là (75,77%) và (24,23%). Hãy tính nguyên tử khối trung bình của clo. HS xác định nguyên tử khối trung bình của clo. GV: Trong tự nhiên clo tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất nào? Cho ví dụ. Tại sao clo không tồn tại ở dạng đơn chất? HS tham khảo SGK, liên hệ thực tế: - Nêu được trạng thái tự nhiên của clo. - Liên hệ với kiến thức học ở tiết học trước trả lời câu hỏi. Hoạt động 8: Điều chế GV: Nguyên tắc điều chế clo là gì? Dùng hoá chất nào để điều chế khí clo trong PTN? Viết các PTHH dùng để điều chế clo? HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi. GV: Quan sát hình 5.3 và cho biết tại sao lọc khí clo bằng dd NaCl, dd H2SO4 đặc? Tại sao lại thu khí clo bằng phương pháp rời không khí? HS thảo luận và trả lời câu hỏi. GV: Để sản xuất clo trong công nghiệp với lượng lớn, giá thành rẻ ta cần lấy nguyên liệu nào để điều chế clo? HS phải thấy ngay được nguồn nguyên liệu phải sẵn có trong tự nhiên, đó là muối NaCl. GV: Nêu phương pháp điều chế clo từ NaCl trong công nghiệp và viết PTHH xảy ra. HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi. Hoạt động 9: Tổng kết và vận dụng GV chữa bài tập và nhận xét kết quả. GV giao bài tập về nhà. HS làm bài tập 3 trang 125 trong SGK. Bài 31 - hiđro clorua - axit clohiđric I - Mục tiêu: - Biết cấu tạo phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học của hiđro clorua và axit clohiđric, nguyên tắc điều chế HCl trong PTN, trong công nghiệp. Tính chất và ứng dụng của một số muối clorua, nhận biết ion clorua. - Hiểu tính chất hoá học của dd HCl là tính chất axit mạnh và tính khử. - Phân biệt được dd HCl, muối clorua với dd axit và muối khác. II - Chuẩn bị: - Dụng cụ, hoá chất để điều chế khí HCl như: dd H2SO4 đặc, tinh thể NaCl, ống nghiệm, đèn cồn, giá sắt, 1 bình đựng khí HCl, quỳ tím, chậu hoặc cốc thuỷ tinh đựng nước, nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua, dd NaCl, dd HCl, dd AgNO3. - Tranh hoặc sơ đồ thiết bị sản xuất axit clohiđric trong công nghiệp, hoặc phần mềm mô tả sơ đồ thiết bị sản xuất axit clohiđric trong công nghiệp. - Một số hình ảnh về ứng dụng của axit clohiđric, muối clorua (nếu có). Giới thiệu một số hợp chất có chứa ion clorua quen thuộc và quan trọng trong cuộc sống. Phiếu học tập Nội dung 1: Nghiên cứu tính chất vật lí a) Khí HCl - Trạng thái? - Độc hay không? - Tỉ khối. nặng hay nhẹ hơn kk? - Màu sắc? - Mùi? - Thí nghiệm thử tính tan của HCl. Tên TN Cách tiến hành Hiện tượng Giải thích và kết luận Tính tan của khí HCl Một bình thuỷ tinh đậy bằng nút cao su có ống thuỷ tinh vuốt nhọn, nhúng đầu ống thuỷ tinh vào nước có pha vài giọt dd quỳ tím. b) dd HCl: - Trạng thái? - Mùi? - Các tính chất khác - Màu sắc? - Nồng độ dd đậm đặc nhất (200C)? Nội dung 2: Nghiên cứu tính chất hoá học. - Axit clohiđric có tính chất hoá học gì? - Kết luận về tính chất hoá học của axit clohiđric? - Nguyên nhân gây ra tính chất hoá học đó? Nội dung 3: Điều chế HCl - Viết PTHH dùng để điều chế HCl. Nội dung 4: Nhận biết ion clorua Tên TN Cách làm Hiện tượng Giải thích, PTHH NaCl + AgNO3 Nhỏ từ từ từng giọt dd AgNO3 vào 1 ml dd NaCl HCl + AgNO3 Nhỏ từ từ từng giọt dd AgNO3 vào 1 ml dd HCl Thuốc thử nhận ra ion clorua là gì? Nội dung 5: Bài tập củng cố Trình bày phương pháp hoá học nhận biết 4 bình không nhãn sau đây chứa các dd HCl, NaCl, HNO3, NaNO3. - Bước 1: Chọn thuốc thử, nêu cách làm. - Bước 2: Tiến hành thí nghiệm nhận biết, viết tường trình. - Bước 3: Kết luận, viết báo cáo hoàn chỉnh bài nhận biết. III - Thiết kế hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập GV: Trong dạ dày của chúng ta có một lượng axit clohiđric nhất định giúp tiêu hoá thức ăn, trong công nghiệp axit clohiđric dùng để điều chế nhiều hoá chất quan trọng khác. Vậy hiđro clorua và dd trong nước của nó - axit clohiđric có những tính chất lí, hoá học gì? Được điều chế như thế nào? Làm thế nào để nhận ra nó và muối của nó? Đó là nội dung bài học của chúng ta hôm nay. Hoạt động 2: Tính chất vật lí GV cho HS quan sát bình đựng khí HCl, thông báo hiđro clorua có mùi xốc, độc (có thể làm ngạt thở, khi làm thí nghiệm phải cẩn thận, khi có dấu hiệu có khí hiđro clorua cần mở cửa, khẩn trương thực hiện các biện pháp phòng độc, ...). HS quan sát bình đựng khí HCl và nhận xét: trạng thái, màu sắc và hoàn thành các câu hỏi 1.a trong phiếu học tập. GV làm TN hoặc chiếu cho HS quan sát TN thử tính tan của hiđro clorua trong nước. HS quan sát TN, nêu hiện tượng, tham khảo SGK, thảo luận từ đó giải thích và kết luận về tính tan của khí HCl trong nước. GV cho HS quan sát dd HCl đặc. GV: Tại sao dd HCl đậm đặc lại bốc khói trong không khí ẩm? HS quan sát dd HCl đặc, trả lời câu hỏi nội dung 1.b trong phiếu học tập. Hoạt động 3: Tính chất hoá học GV: 1. Dd HCl phản ứng với các chất trong dãy nào dưới đây? Chọn phương án đúng, viết các PTHH xảy ra, cho biết phản ứng nào là phản ứng oxi hoá - khử? A. Cu(OH)2, CuO, CuSO4, Mg, KOH. B. Fe, Fe(OH)2, CaCO3, Fe3O4, AgNO3. C. Al, S, Al(OH)3, Na2O, Na2CO3 D. Fe(OH)3, CaO, NaOH, NaNO3, Na. HS làm bài, chữa bài, thảo luận và rút ra nhận xét sau: - Dd axit clohiđric là một dd axit mạnh mang đầy đủ tính chất của một axit. - Phản ứng của HCl với kim loại là phản ứng oxi hoá - khử trong đó chất oxi hoá làH + trong HCl. PTTQ: 2R + 2nH +Cl → 2R n+Cln + nH2‹ 2. Dd HCl tác dụng được với chất nào sau đây? Viết PTHH? A. KMnO4. B. K2Cr2O7. C. MnO2. D. HClO. E. Cả A, B, C, D. HS trả lời câu hỏi,viết PTHH, xác định vai trò của Cl - (HCl) trong phản ứng, thảo luận chung và rút ra kết luận: - HCl có tính khử khi tác dụngvới chất oxi hoá mạnh do: Cl - → Cl 0 + 1e GV: Khí HCl, dd HCl trong dung môi benzen có tính chất hoá học như dd HCl không? HS tham khảo SGK trả lời câu hỏi. Cuối cùng GV hướng dẫn HS chốt lại tính chất hoá học của HCl. HS nhắc lại và tổng kết về tính chất hoá học của HCl theo sơ đồ: H + Cl - Tính axit, tính oxi hoá (dd HCl) Tính khử (khí, dd HCl) Hoạt động 4: Điều chế GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi về điều chế HCl trong phiếu học tập. HS hoàn thành nội dung 3 trong phiếu học tập, đây là một câu hỏi mở HS có thể viết được nhiều PTHH tạo thành HCl. GV: yêu cầu HS quan sát hình 5.5 SGK và cho biết trong PTN HCl được điều chế từ những hoá chất nào? Viết PTHH. HS quan sát tranh, tham khảo SGK trả lời câu hỏi vào phiếu học tập. GV: Hãy cho biết: a) Nếu thay NaCl khan bằng dd NaCl, H2SO4 đặc bằng H2SO4 loãng thì phản ứng xảy ra như thế nào? b) Tại sao không dùng axit khác mà phải dùng dd H2SO4 đặc? HS trả lời câu hỏi. GV: Để sản xuất HCl trong công nghiệp với lượng lớn, giá thành rẻ ta cần lấy nguyên liệu nào? HS nêu được nguồn nguyên liệu phải sẵn có trong tự nhiên đó là muối NaCl. GV giới thiệu phương pháp sunfat cho HS. GV cho HS quan sát sơ đồ thiết bị (hoặc mô hình) sản xuất axit HCl trong công nghiệp. GV viết PTHH điều chế HCl bằng phương pháp tổng hợp. GV: Tại sao dẫn khí HCl từ phía dưới lên, H2O được tưới từ trên xuống? HS ghi phương pháp sunfat, hoá chất để điều chế HCl trong công nghiệp vào vở. HS quan sát sơ đồ ở hình 5.6 và trả lời câu hỏi. GV nhận xét phần trả lời của HS và hướng dẫn HS rút ra nguyên tắc ngược dòng áp dụng trong quá trình sản xuất hoá chất. GV: Giới thiệu biện pháp thu hồi hoá chất trong quá trình sản xuất các hợp chất hữu cơ có chứa clo, tránh thải khí HCl vào không khí gây ô nhiễm môi trường. HS rút ra phương pháp tổng hợp dd HCl đặc theo nguyên tắc ngược dòng. Hoạt động 5: Muối clorua và nhận biết ion clorua GV: Cho biết tính tan của các muối clorua? ứng dụng của một số muối clorua quan trọng? HS sử dụng bảng tính tan, tham khảo SGK nêu tính tan, tính dễ bay hơi của một số muối clorua, liên hệ thực tế nêu một số muối clorua quan trọng và những ứng dụng của chúng. GV làm (hoặc chiếu cho HS) xem 2 TN: dd NaCl tác dụng với dd AgNO3 và dd HCl tác dụng với dd AgNO3. HS quan sát, nêu hiện tượng, giải thích, viết PTHH vào phiếu học tập. GV: Có thể dùng hoá chất nào làm thuôc thử để nhận ra ion clorua? GV lưu ý: AgCl là chất kết tủa màu trắng, không tan trong axit mạnh như HNO3, bị xám đen ngoài ánh sáng do: 2AgCl 2Ag + Cl2 Trắng Bột đen HS nêu được thuốc thử nhận ra ion clorua là dd muối AgNO3. HS có thể nêu cách nhận biết ion clorua bằng các chất oxi hoá mạnh sinh ra khí Cl2 màu vàng lục thoát ra khỏi dd. HS bổ sung kiến thức về AgCl và đi đến kết luận như SGK. Hoạt động 6: Tổng kết và vận dụng GV yêu cầu HS trao đổi bài cho nhau, cho đáp án mẫu và hướng dẫn chấm điểm cụ thể rồi yêu cầu HS chấm điểm cho nhau. Nếu có điều kiện, GV chuẩn bị hoá chất cho các nhóm HS làm bài tập nhận biết các chất HCl, NaCl, HNO3, NaNO3. - HS làm bài tập nhận biết hoá chất vào phiếu học tập. - HS tự đánh giá và chữa bài cho nhau. Sau khi các nhóm HS tiến hành xong TN, mỗi nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả. GV kiểm tra, đánh giá kết quả và giao bài tập về nhà cho HS. Bài 32 - hợp chất chứa oxi của clo I - Mục tiêu: - Biết công thức, tên gọi một số oxit và axit có oxi của clo, quy luật biến đỏi tính oxi hoá và độ bền các hợp chất chứa oxi của clo. - ứng dụng, cách điều chế nước Gia-ven, muối clorat, clorua vôi. - Hiểu được tại sao clo có các số oxi hoá dương, tính chất chung của các hợp chất chứa oxi của clo là tính oxi hoá. II - Chuẩn bị: Hoá chất: Nước clo, nước Gia-ven, muối clorat, clorua vôi. Câu hỏi: 1. Thành phần, tác dụng của nước Gia-ven, nước Gia-ven được dùng để làm gì? Sử dụng nước Gia-ven như thế nào để tiết kiệm và có hiệu quả cao nhất? 2. Thành phần, tác dụng của clorua vôi? Dùng clorua vôi làm những việc gì? 3. Thành phần của diêm? Tại sao que diêm cháy được? III - Thiết kế hoạt động dạy học: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Tổ chức tình huống học tập GV: Các em đã biết về đơn chất clo, hợp chất của clo với hiđro, muối clorua và hiểu được tầm quan trọng của những hoá chất đó đối với cuộc sống của chúng ta, hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu về những hợp chất chứa oxi của clo. Chúng là những hoá chất nào? Có cấu tạo và tính chất ra sao? Có ứng dụng gì và làm thế nào để điều chế được chúng? Hoạt động 2: Sơ lược về các oxit và các axit có oxi của clo GV: Em hãy nêu tên, viết công thức các oxit, axit có oxi của clo. HS tham khảo tài liệu viết được CTPT, tên các oxit, axit có oxi của clo. GV: Hãy xác định số oxi hoá của clo trong các hợp chất đó. Tại sao clo lại có các số oxi hoá đó? HS sẽ xác định được số oxi hoá, giải thích được clo có các số oxi hoá dương là do độ âm điện của O > Cl. Đối với HS khá, giỏi GV có thể yêu cầu HS viết CTCT của các oxit, axit có oxi của clo. GV yêu cầu HS tìm hiểu quy luật biến đổi tính oxi hoá, độ bền, tính axit của các hợp chất axit có oxi của clo. HS tham khảo SGK rút ra quy luật biến đổi tính oxi hoá, độ bền, tính axit của các hợp chất có oxi của clo. Hoạt động 3: Nước Gia-ven GV cho HS quan sát dd nước Gia-ven, giới thiệu cho HS thành phần của dd. - Viết PTHH điều chế nước Gia-ven? - Trong công nghiệp điều chế nước Gia-ven như thế nào? HS đã học tính chất của clo nên viết được PTHH điều chế được nước Gia-ven từ clo và d

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa NC chuan.doc
Giáo án liên quan