Bài giảng Bài 29. khái quát về nhóm halogen

1. Về kiến thức : HS hiểu được:

- Vị trí nhóm halogen trong bảng HTTH .

- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử ,năng lượng ion hóa thứ nhất và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm .

- Cấu hình electron nguyên tử và cấu tạo phân tử của những nguyên tố trong nhóm halogen. Tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hóa mạnh.

 

doc36 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 4475 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Bài 29. khái quát về nhóm halogen, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 16 Tiết PPCT: 47 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 29. KHÁI QUÁT VỀ NHÓM HALOGEN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức : HS hiểu được: - Vị trí nhóm halogen trong bảng HTTH . - Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử ,năng lượng ion hóa thứ nhất và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm . - Cấu hình electron nguyên tử và cấu tạo phân tử của những nguyên tố trong nhóm halogen. Tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hóa mạnh. 2. Kĩ năng - Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ô lượng tử của các nguyên tố F, Cl, Br, I ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích. - Dự đoán t/c hóa học co bản của đơn chất halogen là tính oh mạnh dựa vào cấu hình e lớp ngoài cùng và một số tính chất khác . - Viết được phương trình hóa học chứng minh tính chất oxi hóa mạnh của các nguyên tố halogen ,quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm . - Giải được bài tập :Tính thành phần trăm thể tích hoặc khối lượng của halogen hoặc hợp chất của chúng trong hỗn hợp, bài tập khác có nội dung liên quan. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, bảng vẽ ttheo bảng 5.1 SGK. Học sinh: Ôn lại các kiến thức cũ về cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oh. Kỹ năng viết cấu hình e. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU Phương pháp diễn giảng , đàm thoại gợi mở kết hợp với sử dụng các đồ dùng dạy học trực quan. IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ 3. Vào bài mới : Chúng ta đã tìm hiểu những kiến thức cơ bản nhất nhất về cấu tạo nguyên tử và bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. Hôm nay, chúng ta sẽ vận dụng những kiến thức đó vào việc tìm hiểu một nhóm nguyên tố trong bảng tuần hoàn đó là nhóm VIIA hay còn gọi là nhóm các halogen. Hoạt Động Của GV Hoạt Động Của HS NỘI DUNG Hoạt động 1: (5 phút) - GV cho học sinh biết các nguyên tố halogen là các nguyên tố nhóm VIIA. - Cho học sinh quan sát BTH . Sau đó cho biết vị trí của chúng trong BTH . - GV cho học sinh đọc tên và kí hiệu các nguyên tố halogen - Trong số các halogen thì atatin là nguyên tố phóng xạ nhân tạo nên không nghiên cứu Hoạt động 2: (20 phút) - Cho học sinh căn cứ vào số hiệu n.tử của các halogen để viết cấu hình e của các nguyên tố flo, clo, brôm, iot? - Gv gọi học sinh nhận xét về cấu tạo nguyên tử của các halogen : + Có bao nhiêu electron lớp ngoài cùng ? Trong đó có bao nhiêu electron độc thân ? + Nguyên tố nào không có phân lớp d ? + Số lớp electron như thế nào khi đi từ F đến I ? Hoạt động 3 : - Gv cho học sinh phân bố electron vào các ô lượng tử và xác định số e độc thân ? - Gv diễn giảng cho học sinh biết các nguyên tố Cl , Br , I do có phân lớp d nên có thể kích thích electron lên . - Gv cho học sinh rút ra nhận xét về số electron độc thân có khả năng tham gia liên kết của các halogen ở trạng thái không kích thích và kích thích . - Gv cho học sinh viết CT electron , CTCT của phân tử X2 từ đó cho biết liên kết trong phân tử X2 là liên kết gì ? - Gv cho học sinh dựa vào giá trị NL liên kết X-X rút ra nhận xét khả năng tách ra dễ hay khó ? Hoạt động 5: ( 4 phút ) GV treo hình vẽ 5.1 trang 118 SGK. - Gv yêu cầu học sinh nhận xét các qui luật biến đổi tính chất khi đi từ F đến I : ( Trạng thái , màu , nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi ) - Yêu cầu học sinh về nhà vẽ bảng 5.1 vào tập. - GV bổ sung : Về độ tan của các halogen như thế nào? - flo không tan trong nước vì nó phân hủy nước rất mạnh, các halogen khác tan ít trong nước và tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. Hoạt động 5: (6 phút) - Yếu tố nào quyết định tính chất hoá học của một n.tố? - Các halogen có số e lớp ngoài cùng tương tự nhau vậy t/chất hoá học của chúng ntn? - Dựa vào bán kính n.tử và độ âm điện (Bảng 5.1 SGK) Hãy cho biết tính oh của các halogen ntn khi đi từ F đến I. - Cho biết độ âm điện của flo? Sau đó , tìm trong bảng tuần hoàn có nguyên tố nào có độ âm điện lớn hơn F không ? - Dựa vào số e độc thân ở trạng thái cơ bản và khích thích . Hãy cho biết : + SOH của F trong hợp chất ? + SOH của các halogen khác trong hợp chất ? - Các nguyên tố halogen đứng ở cuối các chu kì ngay trước các khí hiếm . - Halogen co nghĩa là sinh ra muối. - flo, clo, brôm, iôt và atatin. - 2s22p5 - 3s23p5 - 4s24p5 - 5s25p5 - Lớp ngoài cùng có 7e. Trong đó có 1 electron . - Nguyên tố F - Tăng dần - học sinh phân bố electron vào ô lượng tử và xác định số e độc thân - Không kích thích : 1 e độc thân tham gia liên kết. - Kích thích : 1, 3, 5, 7 e độc thân tham gia liên kết ( trừ F chỉ có 1 ) - học sinh viết và cho biết liên kết là liên kết cộng hóa trị không cực . - không lớn nên phân tử X2 dễ tách thành 2 nguyên tử . - Từ 151 đến 243kj/mol. - Học sinh quan sát bản vẽ. - Biến đổi có quy luật theo chiều tăng dần từ flo đến iot + Trạng thái tập hợp : Khí –lỏng –rắn + Màu sắc : Đậm dần + Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy tăng dần - Các e lớp ngoài cùng. - Tính chất hoá học của các halogen giống nhau nhiều điểm. - Nhận thêm 1e thể hiện tính oxi hoá - Tính oxi hoá của các halogen giảm dần từ flo đến iôt. - 3.98 , không - Học sinh làm việc theo nhóm để thảo luận các câu hỏi - Đó là giá trị độ âm điện lớn nhất nên trong các hợp chất flo luôn có số oxi hoá –1 còn các halogen khác có thể có các số oxi hoá: +1, +3, +5, +7. I. NHÓM HALOGEN TRONG BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ: - Nhóm VIIA trong bảng tuần hoàn gồm các nguyên tố Flo (F), clo (Cl), brôm (Br), iôt (I) và atatin (At). - Các nguyên tố halogen đứng cuối chu kỳ ngay trước khí hiếm. II. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ VÀ CẤU TẠO PHÂN TỬ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG NHÓM HALOGEN: - Lớp ngoài cùng của các halogen có 7e. Cấu hình lớp ngoài cùng là ns2np5 (n số thứ tự chu kỳ). ­¯ ­¯ ­¯ ­ - Ở trạng thái cơ bản các halogen đều có 1 e độc thân. - Flo có hai lớp e nên không có phân lớp d, các halogen khác có phân lớp d còn trống, khi bị kích thích 1, 2, 3 sẽ chuyển lên phân lớp d này: ­¯ ¯­ ­ ­ ­ ­¯ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ ­ - Như vậy, ở trạng thái kích thích nguyên tử clo, brôm, hoặc iot có thể có 1, 3, 5, 7 e độc thân. - Ở dạng đơn chất xác halogen X kết hợp với nhau bằng liên kết cộng hoá trị tạo thành phân tử X2. - Năng lượng trong liên kết X2 kém bền nên các halogen dễ tách thành hai nguyên tử. III. KHÁI QUÁT VỀ TÍNH CHẤT CỦA CÁC HALOGEN: 1. Tính chất vật lý: - Trong nhóm halogen, các tinh chất vật lý như: trạng thái tập hợp, màu sắc, nhiệt độ sôi, nhiệt nóng chảy…biến đổi có quy luật.: + Trạng thái tập hợp : Khí –lỏng –rắn + Màu sắc : Đậm dần + Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy tăng dần - Bảng 5.1 trang 118 sách giáo khoa. - Flo không tan trong nước, các halogen khác tan một phần trong nước và tan tương đối nhiều trong các dung môi hữu cơ. 2. Tính chất hoá học:. - Do cấu hình lớp ngoài cùng tương tự nhau nên chúng có nhiều điểm giống nhau về tính chất hoá học của các đơn chất cũng như thành phần và tính chất của hợp chất. - Nguyên tử halogen có 7 e lớp ngoài cùng dể nhận thêm 1e. Þ Halogen là những phi kim điển hình, chúng là các chất oxi hoá mạnh. Khả năng oxi hoá giảm dần tử F đến I. - Do flo có độ âm điện lớn nhất nên số oxi hoá của nó luôn là –1 còn các halogen khác có thể có các số oxi hoá: +1, +3, +5, +7. Củng cố : (5 phút) Bài tập trắc nghiệm Câu 1 : Trong những câu sau đây, câu nào KHÔNG chính xác? A. Halogen là những phi kim điển hình, chúng là chất oxi hoá mạnh. B.Trong hợp chất, các halogen đều có thể có số oxi hoá –1, +1, +3, +5, +7. C. Khả năng oxi hoá của halgen giảm dần từ flo đến iôt. D. Các halogen khá giống nhau về tính chất hoá học. Câu 2 : Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau: Halgen là phi kim mạnh vì: A. Phân tử có 1 liên kết cộng hoá trị. B. Có độ âm điện lớn. C. Năng lượng liên kết trong phân tử không lớn. D. Bán kính nguyên tử nhỏ hơn so với các nguyên tố trong cùng chu kỳ Câu 3 :Tính chất hoá học cơ bản của các Halogen là tính: A. Oxi hoá mạnh B. Khử mạnh C. Vừa oxi hoá vừa khử D. Dễ tác dụng với các nguyên tố khác Câu 4:Số oxi hoá có thể có của các halogen là : A. Từ -1 đến +7. B. -1 ngoại trừ Clo có các số oxi hoá +1, +3, +5,+7. C. -1,+1,+3,+5,+7. D. -1,+1,+3,+5,+7 trừ Flo chỉ có số oxi hoá -1. Bài tập về nhà: 1,2,3,4,5,6 SGK Dặn dò : Về nhà làm các bài tập và trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài của bài clo. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Duyệt của tổ trưởng Tuần: 16 Tiết PPCT: 48 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 30. CLO I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức Hiểu được: Tính chất hóa học cơ bản của clo là tính oxi hóa mạnh (tác dụng với: kim loại, hidro, muối của các halogen khác, hợp chất có tính khử) ; clo còn có tính khử. Biết được: Tính chất vật lí,trạng thái tự nhiên,ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong trong công nghiệp. 2. Kĩ năng -Dự đoán kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của clo. -Quan sát thí nghiệm và hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét về tính chất ,điều chế clo. -Viết phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học và điều chế clo. -Giải được bài tập: Tính khối lượng nguyên liệu cần thiết để điều chế thể tích clo ổ đktc cần dùng. II. CHUẨN BỊ Giáo viên: phim về tính chất hoá học của clo, khí clo đã được điều chế sẳn. Học sinh: Các kiến thức về nhóm halogen. Phản ứng ôxi hoá – khử. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU Phương pháp diễn giảng , đàm thoại gợi mở kết hợp với sử dụng các đồ dùng dạy học trực quan. IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn Định và Tổ Chức Lớp Học:(1’) 2. Kiểm Tra Bài Cũ : (4’) Kể tên các nguyên tố thuộc nhóm halogen và cho biết tính chất hoá học cơ bản của chúng. Tính chất này biến đổi như thế nào trong cùng nhóm halogen. 3. Tiến trình dạy bài mới Hoạt đông của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: (5’) GV đưa ra bình chứa khí clo đẻ cho học sinh rút ra tính chất vật lí của clo ? ( + Trạng thái , màu , mùi + tính tỉ khối so với không khí , nhiệt độ hóa lỏng , hóa rắn ) - Độ tan của clo trong nước như thế nào? - Ở điều kiện thường clo là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, nặng hơn KK 2,5 lần. - Khí clo tan vừa phải trong nước tạo thành nước clo có màu vàng nhạt. Clo tan nhiều trong các dung môi hữu cơ, nhất là hexan và cacbontetraclorua. I. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CỦA CLO:: - Ở điều kiện thường clo là chất khí màu vàng lục, mùi xốc, nặng hơn KK 2,5 lần. - Khí clo tan vừa phải trong nước tạo thành nước clo có màu vàng nhạt. Clo tan nhiều trong các dung môi hữu cơ, nhất là hexan và cacbontetraclorua. - Khí clo rất độc, nó phá hoại niêm mạc đường hô hấp. Hoạt động 2: (30 phút) - Gv yêu cầu HS cho biết : cấu hình e , độ âm điện của n.tử clo và CT e, CTCT của p.tử clo. - Gv phân tích về cấu tạo n.tử, phân tử của clo và giá trị ĐAĐ: + Có 7 electron lớp ngoài cùng . + Độ âm điện 3,16 . Độ âm điện của clo chỉ đứng sau flo và oxi do đó khi tạo thành hợp chất số oxi hó của clo sẽ dương hay âm? + Phân tử dẽ tách thành 2 n.tử - Dựa trên cơ sở phân tích về cấu tạo nguyên tử , cấu tạo phân tử của clo và giá trị độ âm điện . Hãy cho biết tính chất hóa học của clo ? - GV bổ sung : Clo là một phi kim hoạt động khá mạnh, là chất oxi hoá mạnh. Trong một số phản ứng clo cũng thể hiện tính khử. - Để hiểu rỏ hơn về tính chất hoá học của clo chúng ta sẽ xét một số phản ứng minh hoạ. Trước tiên là p/ứ của clo với kim loại. - Clo t/d được với hầu hết các kim loại trừ vàng, bạc, bạch kim. Tạo thành s.phẩm thuộc loại gì? -Và đặc biệt lưu ý trong muối KL sẽ có số oxi hoá cao nhất. - Ví dụ viết phương trình phản ứng của clo với Na và Fe. - Vai trò của clo trong các phản ứng trên? - Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu phản ứng của clo với hidro. Viết phương trình phản ứng, xác định chất oxi hoá, chất khử? - Khi hoà tan clo vào nước thì một phần clo sẽ tác dụng với nước theo phản ứng thận nghịch. - Xác định số oxi hoá của các nguyên tử trong phản ứng trên? - Xác định chất oxi hoá, chất khử trong phản ứng trên? -Clo tác dụng dễ dàng tạo ra hỗn hợp muối của HCl và HClO. Viết PTPU? - Xác định chất oxi hoá và chất khử trong phản ứng trên? - Ngoài ra, clo là một halogen có tính oxi hoá mạnh nên nó có thể tác dụng được với muối của các halogen yếu hơn. Vd? - Hơn nữa clo là chất oxi hoá mạnh nên nó có thể tác dụng được với các chất khử khác như SO2, FeCl2. Viết ptpu? - 1s22s22p63s23p5 - 3.16 - Cl2 - Nhận thêm một e để đạt cơ cấu bền giống agon - Clo có tính oxi hóa mạnh . - clo đóng vai trò là chất oxi hoá. - - Trong phản ứng trên clo thể hiện tính oxi hoá. - Clo vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử. Đây là phản ứng tự oxi hoá khử. - Clo vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử. - Ví dụ muối của brôm và iôt. II. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC: NX: - Nguyên tử clo có 7 electron lớp ngoài cùng nên rất dể nhận 1 e để trở thành anion Cl- có cấu hình giống agon. - Clo có độ âm điện 3,16 chỉ sau flo và oxi, vì vật trong hợp chất với các nguyên tố này clo có số oxi hoá dương (+1,+3,+5,+7)còn trong hợp chất với các nguyên tố khác clo có số oxi hoá âm (-1). => Do vậy, clo là một phi kim hoạt động khá mạnh, là chất oxi hoá mạnh. Trong một số phản ứng clo cũng thể hiện tính khử. * Một số phản ứng minh hoạ thể hiện tính khử và tính oxi hóa mạnh của clo . 1. Tác dụng với kim loại: Clo oxi hóa với hầu hết các kim loại (trừ Au, Ag, Pt) tạo ra muối clorua trong đó kim loại có số oxi hoá cao nhất. Þ Trong các phản ứng trên clo thể hiện tính oxi hoá (số oxi hoá giảm) 2. Tác dụng với hidrô: Þ Trong phản ứng trên clo thể hiện tính oxi hoá. - Nếu ở nhiệt độ thường và bóng tối , clo oxi hóa chậm hidro . - Nếu được chiếu sáng hoặc hơ nóng , phản ứng xảy ra nhanh - Nếu tỉ lệ mol H2 : Cl2 = 1:1 thì hỗn hợp nổ mạnh . 3. Tác dụng với nước và dung dịch kiềm: a. Tác dụng với nước:Khi tan vào nước một phần clo tác dụng chậm với nước theo phản ứng thuận nghịch. axit clohidric axit hipoclorơ Axit hipoclorơ có tính oxi hóa rất mạnh , nó phá hủy các chất màu , vì thế clo ẩm có tính tẩy màu b. Tác dụng với dung dịch kiềm : tác dụng dễ dàng tạo ra hỗn hợp muối của HCl và HClO. Nước Javen Þ Trong phản ứng trên clo thể hiện tính oxi hoávừa thể hiện tính khử. 4. Tác dụng với muối của halogen khác: Phản ứng nàu chứng minh clo có tinh oxi hoá mạnh hơn brôm và iôt. 5. Tác dụng với chất khử khác: clo oxi hoá được nhiều chất khử. Vd: Hoạt động3: (5 phút) - Cho học sinh làm các câu hỏi trắc nghiệm. - Chon câu B. - Chọn câu A. - Bài tập 1 trang 125 SGK. - Một trong những đơn chất nào sau đây không tác dụng với clo? A. Cacbon B. Đồng C. Sắt D. Hidrô - Nêu phản ứng chứng minh rằng clo có tính oxi hoá mạnh? Tính khử? Bài tập trắc nghiệm: Câu1: Đốt cháy nhôm trong bình đựng khí Clo thu được 26,7 gam nhôm clorua .Thể tích khí clo cần dùng ở đkc là: A. 6,76 lít B. 4,48 lít C. 4,48 ml D. 6,72 ml Câu2: Phản ứng nào sau đây viết sai : A. H2 + Cl2 2HCl B. Fe + Cl2 FeCl2 C. Al + Cl2 AlCl3 D. Cl2 + H2O HCl + HClO Câu3: Cho 1,12 lít khí Clo (đkc) vào dung dịch NaOH 1M . Sau khi phản ứng kết thúc , thể tích dung dịch NaOH cần dùng là : A. 0,1lít B. 0,15lít C. 0,12lít D. 0,3lít Câu 4: Cho 1,95g Zn tác dụng hết với một phi kim ở nhóm VIIA , thu được 4,08g muối. Phi kim đó là: A. Flo B. Clo C. Brom D. Iot Dặn dò: Làm các bài tập, chuẩn bị cho tiết sau: Tại sao trong tự nhiên clo chỉ tồn tạo ở dạng hợp chất? Các phương pháp điều chế clo trong PTN và trong công nghiệp? Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Duyệt của tổ trưởng Tuần: 17 Tiết PPCT: 49 Ngày soạn: Ngày dạy: Bài 30. CLO (tt) I. MỤC TIÊU: Kiến thức: Học sinh biết: tính chất vật lý, ứng dụng, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp. Clo là chất khí độc hại. Học sinh hiểu: tính chất hoá học cơ bản của clo là tính oh mạnh: oxi hoá kim loại, phi kim và một số hợp chất. Clo có tính oxi hoá mạnh là do có độ âm điện lớn. Trong một số phản ứng, clo còn thể hiện tính khử. Kỹ năng: Vận dụng viết các pt minh hoạ cho tính chất hoá học của clo, pt điều chế clo trong phòng thí nghiệm. II. CHUẨN BỊ: GV: phim về t/chất hoá học của clo, khí clo đã được điều chế sẳn, bình điện phân, hình vẽ bình điện phân. HS: Các kiến thức về nhóm halogen. Phản ứng ôxi hoá – khử. III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHỦ YẾU Phương pháp diễn giảng , đàm thoại gợi mở kết hợp với sử dụng các đồ dùng dạy học trực quan. IV. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn Định lớp: (1’) 2. Kiểm Tra Bài Cũ (4’) Trình bày tính chất hoá học đặc trưng của clo? Viết pt p/ứ minh hoạ? 3. Vào Bài Mới : Khí clo có những ứng dụng nào trong cuộc sống và nó được điều chế như thế nào? HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ NỘI DUNG Hoạt động 1: (5’) - Cho biết clo có những ứng dụng nào trong cuộc sống và công nghiệp - Về trử lượng thì clo đứng hàng thứ mấy ? - Clo có mấy đồng vị trong tự nhiên? - Tính chất hoá học của clo tươgn đối mạnh, nên nó sẽ tồn tại ở dạng nào? - Học sinh dựa vào sách giáo khoa trả lời - thứ 11 về trử lượng. - gồm có hai đồng vị. - Clo chỉ tồn tại ở dạng hợp chất chủ yếu là muối clorua III. ỨNG DỤNG: - Clo dùng để sác trùng nước trong sinh hoạt, xử lí nước thải. là ng.liệu sx nhiều h.chất vô cơ và hữu cơ. Clo được xếp vào những sản phẩm quan trọng nhất do công nghiệp hoá chất sản xuất. IV. TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN: - Clo đứng thứ 11 về trữ lượng trong vỏ trái đất.và đứng nhất trong các halogen - Clo tồn tại gồm 2 đồng vị bền - Clo chỉ tồn tại trong tự nhiên ở dạng hợp chất , chủ yếu là muối clorua. Hoạt động 2: - Clo tồn tại trong tự nhiên dước dạng nào? - Vậy muốn điều chế clo ta phải làm như thế nào? - Để điều chế được clo ta dùng HCl cho tác dụng với các chất oxi hoá mạnh như: MnO2, KMnO4, KClO3… - Theo các pt phản ứng sau. - Xác định vai trò các chất trong pu trên? - Trong công nghiệp clo được điều chế từ phương pháp khác là điện phân dd NaCl trong bình điện phân có màng ngăn. - Dưới dạng các hợp chất muối clorua Cl-. - Oxi hoá ion Cl- thành Cl2 - MnO2, KMnO4, KClO3… là chất oxi hoá, HCl là chất khử. V. ĐIỀU CHẾ: Ng. tắc điêu chế là oxi hoá ion Cl- thành Cl2. 1. Trong phòng thí nghiệm: HCl đặc + chất oxi hóa Clo được đ.chế từ axit HCl đặc, để oxi hoá Cl- cần chất oh mạnh như MnO2, KMnO4, KClO3,… KClO3 + 6HCl ® KCl + 3H2O + 3Cl2­ 2. Trong công nghiệp: - Clo được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn. cực âm cực dương (catod) (anod) Hoạt động 3: - Cho học sinh làm việc theo nhóm để trả lời các câu hỏi - Gọi nhóm khác Nhận xét câu trả lời của nhóm bạn. - Gọi nhóm khác Nhận xét câu trả lời của nhóm bạn. - Giải thích? - Gọi học sinh lên sửa bài tập 6 - HS tiến hành làm bài tập - Câu 1: Bài tập 1 trang 125 sách giáo khoa. - Câu 2: Dẫn khí clo đi vào dung dịch FeCl2, nhận thấy dd từ màu lục nhạt chuyển sang màu nâu. Phản ứng này thuộc: A. Phản ứng thế. B. Phản ứng phân huỷ. C. Phản ứng trung hoà. D. Phản ứng oxi hoá khử. - Câu 3: Câu nào diễn tả đúng bản chất của phản ứng điều chế clo bằng pp điện phân dd NaCl? A. Ở cực dương xảy ra sự khử iôn Cl- thành khí clo, ở cực âm xảy ra sự oxi hoá các phân tử nước sinh ra khí H2 B. Ở cực âm xảy ra sự oxi hoá iôn Cl- thành khí clo, ở cực dương xảy ra sự oxi hoá các phân tử nước sinh ra khí H2 C. Ở cực âm xảy ra sự khử oxi hoá ion Cl- thành khí clo, ở cực dương xảy ra sự khử các phân tử nước sinh ra khí H2 D. Ở cực dương xảy ra sự oxi hoá iôn Cl- thành khí clo, ở cực dương xảy ra sự khử các phân tử nước thành - Câu 4: Điều chế khí clo trong phòng thínghiệm bằng cách cho dung dịch X tác dụng với chất oxi hoá Y ở nhiệt độ phòng thí nghiệm. X và Y là những chất nào trong nhóm các chất sau: X Y A. NaCl E. MnO2 B. HNO3 F. Br2 C. HCl G. KMnO4 D. AgNO3 H. H2S - Câu 5: Điền vào ô trống trong bảng những chất thích hợp của hai thínghiệm điện phân: Điều chế Chất bị điện phân Sản phẩm ở cực dương Sản phẩm ở cực âm Oxi và hidrô Clo và hidrô A. Oxi E. Clo B. Hidrô C. Nước (pha thêm dd H2SO4). D. Dung dịch NaCl trong nước. - Câu 6: A, B, C, D là những n.tố hh (không sắp xếp theo trật tự nhất định), chúng có tính chất: Chung: có cấu hình e lớp ngoài cùng là ns2np5. Riêng: A. có độ âm điện và năng lượng ion hoá I1 thấp nhất, bán kính nguyên tử lớn nhất. B. có độ âm điện và năng lượng ion hoá I1 cao nhất, bán kính nguyên tử nhỏ nhất. C. có tính oh mạnh hơn A, nhưng yếu hơn B. D. có tính oh mạnh hơn A, nhưng yếu hơn C. Vây A, B, C, D lần lượt là: A. F, Cl, Br, I B. Cl, F, Br, I C. I, F, Cl, Br D. F, I, Cl, Br Bài tập trắc nghiệm: Câu 1: Trong phòng thí nghiệm , Khí Clo được điều chế bằng cách oxi hoá hợp chất nào sau đây : A. NaCl B. HCl C. KClO3 D. KMnO4 Câu 2:Một dung dịch chứa : KI, KBr, và KF Cho tác dụng với Clo .Sản phẩm tạo thành có: A. Flo B. Brôm C. Brôm và Iốt D. Flo và Iốt Câu 3:Cho một lượng dư KMnO4 vào 25ml dung dịch HCl 8M . Thể tích khí Clo sinh ra là: A. 1,34 lít B. 1,45 lít C. 1,44 lít D. 1,4 lít Câu 4:Ñeå taïo thaønh khí Clo thì phaûi troän : ( Choïn caâu ñuùng ) a) KCl vôùi H2O vaø H2SO4 ñaëc b) CaCl2 vôùi H2O vaø H2SO4 ñaëc c) KCl hoaëc CaCl2 vôùi MnO2 vaøH2SO4 ñaëc d) CaCl2 vôùi MnO2 vaØ H2O Bài tập về nhà: Dặn dò: Làm các bài tập trong sách giáo khoa và trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài của bài 31. Rút kinh nghiệm: …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docGA chuong 5 Hoa 10NC 4 cot.doc
Giáo án liên quan