Bài giảng Bài 3: bài thực hành 1 tính chất nóng chảy của chất tách chất từ hỗn hợp tiết 4

.Kiến thức: Biết được

- Nội qui , một số qui tắc an tòan trong phòng thí nghiệm hóa học, cách sự dụng một số dụng cụ hoa chất trong phòng thí nghiệm

- Mục đích , các bước tiến hành , kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:

+ Quan sát sự nóng chảy và so sánh nhiệt độ nóng chảy của paraphin và lưu hùynh

+ Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Bài 3: bài thực hành 1 tính chất nóng chảy của chất tách chất từ hỗn hợp tiết 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 2 Tiết : 4 Bài 3: BÀI THỰC HÀNH 1 TÍNH CHẤT NÓNG CHẢY CỦA CHẤT TÁCH CHẤT TỪ HỖN HỢP Ngày soạn: 06/09/2012 Ngày dạy : 08/09/2012 I.MỤC TIÊU BÀI HỌC: Qua bài học này, học sinh 1.Kiến thức: Biết được Nội qui , một số qui tắc an tòan trong phòng thí nghiệm hóa học, cách sự dụng một số dụng cụ hoa chất trong phòng thí nghiệm Mục đích , các bước tiến hành , kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể: + Quan sát sự nóng chảy và so sánh nhiệt độ nóng chảy của paraphin và lưu hùynh + Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát 2.Kĩ năng: Sử dụng một số dụng cụ hóa học , hóa chất để thực hiện một số thí nghiệm đơn giản ở trên Viết tường trình thí nghiệm 3.Thái độ: Yêu thích bộ môn, cẩn thận, an toàn trong lao động… II.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM Nội qui , qui tắc an tòan khi làm thí nghiệm Các thao tác sử dụng dụng cụ , hóa chất Cách quan sát hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm và rút ra nhận xét III. CHUẨN BỊ: 1.Đồ dùng dạy học : Giáo viên: Số dụng cụ thí nghiệm để HS làm quen. Tranh:1 số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm Hóa chất Dụng cụ -Bột lưu huỳnh. -2 nhiệt kế, 2 cốc thuỷ tinh chịu nhiệt. -Parafin. -3 ống nghiệm, 2 kẹp gỗ. -Phễu và đũa thuỷ tinh. -Đèn cồn và giấy lọc. Học sinh : Đọc bảng phụ lục 1 ( SGK/154,155) . Mỗi nhóm: + 2 chậu nước sạch. + Hỗn hợp muối ăn và cát. 2.Phương pháp : Thực hành thí nghiệm , quan sát , so sánh … IV.TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1.Oån định lớp :1’ 2.Kiểm tra bài cũ : 3.Bài giảng :2’ Các tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về chất . hôm nay các em sẽ thực hành về chất để theo dõi sự nóng chảy của một số chất. Qua đó thấy được sự khác nhau về tính chất này giữa các chất và biết cách tách riêng từng chất từ hỗn hợp hai chất ? HỌAT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC NỘI DUNG Giáo viên Học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra sự chuẩn bị của HS (2’) -Kiểm tra dụng cụ và hóa chất thí nghiệm. -Sắp xếp dụng cụ và hóa chất thí nghiệm lên bàn. Hoạt động 2: Hướng dẫn 1 số qui tắc an toàn và cách sử dụng dụng cụ hóa chất trong phòng thí nghiệm (15’) -Nêu mục tiêu của bài thực hành. -Nêu các bước làm trong bài thực hành: b1:GV hướng dẫn thí nghiệm. b2:HS tiến hành thí nghiệm. b3:HS báo cáo kết quả thí nghiệm và làm tường trình. b4:HS làm vệ sinh. -Giới thiệu 1 số dụng cụ đơn giản trong phòng thí nghiệm. -Yêu cầu HS đọc SGK/154 gRút ra nhận xét về cách sử dụng háo chất trong phòng thí nghiệm. * Nhắc nhở HS và yêu cầu HS thực hiện các thao tác - Khuấy chất lỏng trong ống nghiệm , trong cốc : nhẹ nhàng và theo chiều kim đồng hồ - Cách sử dụng đèn cồn -Dùng kẹp gỗ kẹp khoảng 2/5 ống nghiệm tính từ miệng ống nghiệm. -Đun nóng dung dịch đựng nước lọc: lúc đầu hơ dọc ống nghiệm đẻ ống nghiệm nóng đều, sau đó tập trung đun ở đáy cốc, vừa đun vừa lắc nhẹ; Hướng miệng ống nghiệm về phía không có người. - Gạn chất lỏng ra khỏi ống nghiệm bằng phểu - Cô cạn dung dịch đựng nước lọc: lúc đầu hơ dọc ống nghiệm đẻ ống nghiệm nóng đều, sau đó tập trung đun ở đáy cốc, vừa đun vừa lắc nhẹ; Hướng miệng ống nghiệm về phía không có người. -Nghe và ghi vào vở: * Các bước làm trong bài thực hành: b1:GV hướng dẫn thí nghiệm. b2:HS tiến hành thí nghiệm. b3:HS báo cáo kết quả thí nghiệm và làm tường trình. b4:HS làm vệ sinh. -Đọc SGK gNắm được các qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm và cách sử dụng các hóa chất. - HS nắm các thao tác và tiến hành hoạt động theo nhóm trong vòng 5 phút Hoạt động 3:Tiến hành thí nghiệm (15’) -Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1 SGK/12. -Hướng dẫn HS làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng để trả lời các câu hỏi sau: ?Parafin nóng chảy khi nào, nhiệt độ nóng chảy của parafin là bao nhiêu. ?Khi nước sôi, lưu huỳnh đã nóng chảy chưa. ?So sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh . -Qua thí nghiệm em có nhận xét gì về nhiệt độ nóng chảy của các chất? -Yêu cầu HS: Đọc thí nghiệm 2 SGK/13 gLàm thí nghiệm gTrả lời các câu hỏi sau: ?Dung dịch trước khi lọc và sau khi lọc có hiện tượng gì. ?Chất nào còn lại trên giấy lọc. ?Khi làm bay hơi hết nước thu được chất gì. - Qua thí nghiệm người ta đã dựa vào sự khác nhau nào về tính chất của muối và cát để tách cát và muối ra khỏi hỗn hợp . II. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM 1: Theo dõi sự nóng chảy của paraphin và lưu huỳnh -HS đọc thí nghiệm 1 ghi nhớ cách làm. -Tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm nhỏ,quan sát và ghi lại hiện tượng vào giấy nháp. -Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi: + Nhiệt độ nóng chảy của parafin là: 420C. + Ở t0 = 1000C nước sôi, lưu huỳnh chưa nóng chảy. + Nhiệt độ nóng chảy của S = 1130C lớn hơn nhiệt độ nóng chảy của parafin. Nhận xét: Lưu hùynh và para phin khác nhau về tính chất vật lí là nhiệt độ nóng chảy 2. Thí nghiệm 2 : Tách từng chất ra khỏi hỗn hợp mối và cát -Hoạt động theo nhóm: ( 5’) +Dung dịch trước khi lọc bị vẩn đục còn sau khi lọctrong suốt. + Chất nào còn lại trên giấy lọc là cát. + Khi làm bay hơi hết nước thu được: muối ăn tinh khiết. Nhận xét : Muối và cát khác nhau về tính chất vật lí là “tính tan” nên ta tách muối an ra khỏi cát bằng cách hòa tan và cô cạn Hoạt động 4: Làm bản tường trình ( 7’) -Hướng dẫn HS làm bản tường trình theo mẫu ( đã kẻ sẵn ) -Yêu cầu HS rửa dụng cụ thí nghiệm và dọn vệ sinh lớp học. -Cá nhân nhớ lại thí nghiệm tự hoàn thành bản tường trình vào vở. V.CỦNG CỐ – DẶN DÒ 1.Củng cố 2’ :Giáo viên yêu cầu Hs nhắc lại : ? Cách sử dụng đèn cồn như thế nào ? ? Vị trí kẹp ống nghiệm như thế nào ? khoảng cách là bao nhiêu ? ? Cách đun hóa chất và ở vị trí nào nhiệt độ ngọn lửa là cao nhất ? Nhận xét đánh giá tiết thực hành và cho điểm thực hành của từng nhóm. 2.Dặn dò :1’ Hòan thành bài tường trình và nộp vào ngày hôm sau Oân lại kiến thức đã học ở các tiết trước. Chuẩn bị bài tiếp theo : Nguyên tử ? Nguyên tử là gì? ? Nguyên tử được cấu tạo bởi những loại hạt nào ?kí hiệu , khối lượng và điện tích của từng laọi hạt ? Phần phụ lục :

File đính kèm:

  • docTIET 4.doc